Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em sẽ gọi người lớn đến để nhanh chóng đưa người đó đến bệnh viện
– Ép người gặp nạn nôn hết thức ăn: bằng những cách đơn giản như uống nước muối, ngoáy họng bằng lông gà, cạp mùn thớt rồi pha nước uống, móc họng (cần cẩn thận để tránh gây rách, trầy xước họng).
– Tiến hành trung hòa nồng độ các chất trong dạ dày: ngộ độc vì kiềm thì bổ sung nhanh những thực phẩm có tính axit nhẹ như nước chanh, cà chua, dấm, các loại quả chua. Bị ngộ độc vì những chất có tình axit thì cho người bệnh uống magie oxit 4% hay nước xà phòng 1%. Cách 5 phút dùng 15ml. Tuyệt đối không cho người gặp nạn uống thuốc muối vì có thể gây thủng dạ dày.
– Tiến hành bảo vệ niêm mạc: để hạn chế thành dạ dày hấp thụ nhiều chất độc hơn cần cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ăn những món như nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng,…
– Với trường hợp bị ngộ độc kim loại độc như thủy ngân, chì thì cho dùng sữa, lòng trắng trứng.
– Ngộ độc axit, kim loại nặng thì dùng magie oxit, than bột.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
Làm gì khi ngộ độc thức ăn? Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.
Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.
Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.
Khi có các biểu hiện của ngộ độc cấp tính, các bạn cần áp dụng các biện pháp đẩy chất độc ra ngoài.
Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:
- Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
- Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
- Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.
Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.
Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Các biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là cơ thể mất nước và các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn phải những món ăn có chứa chất độc hại. Ảnh minh họa
Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần
Đối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể ra máu, đặc biệt nếu ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng.
Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.
Buồn nôn và nôn
Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Người bệnh nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.
Sốt và đau khắp người
Ngoài những triệu chứng đau bụng, nôn mửa... nêu trên, theo Theo Bs. Cẩm Tú chia sẻ trên báo Sức Khỏe & Đời Sống, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt đột tăng đến 40 độ, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không gây những biến chứng nguy hiểm.
Thức ăn vỉa hè không đảm bảo ATVSTP - một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Sức khỏe & đời sống
Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ.
Ngoài ra, nhức đầu có thể xảy ra là do mất nước do tiêu chảy nặng. Triệu chứng đau người không phổ biến ở hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm, nhưng đặc trưng của bệnh listeriosis - một chứng bệnh do ăn thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes.
Mùa hè, tiết trời oi bức, nhiệt độ cao khiến cho rất nhiều vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự điều trị tại nhà mà không cần điều trị đặc hiệu trong khoảng từ 1 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, một số người có triệu chứng nặng hoặc biến chứng. Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người ghép tạng và những người điều trị ung thư hoặc dùng steroid đường uống thì cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, nếu bạn phát hiện dấu hiệu mất nước hoặc các dấu hiệu cảnh báo như đau bụng trầm trọng; sốt cao - nôn ra máu; giảm lượng nước tiểu; đau, ngứa ran hoặc tê ở chân; mệt mỏi, lơ mơ... thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để đươc hỗ trợ kịp thời.
Minh Triết phú yên std
ngo doc thuc an do:
nhiem vi sinh vat hoac doc to cua vi sinh vat.
thuc an bi bien chat
nhiem chat doc san trong no:VD:mam khoai tay,nam doc,...
nhiem chat doc hoa hoc :VD:nhiem chat hoa hoc ,chat bao quan,...
em nen bao voi bo hoac me hoac nguoi than de di kham
-Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển.
-Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc. Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo.
bạn cho mình hỏi là làm sao để hô hấp nhân tạo. được vậy???
Nêu nguyên nhân ngộ độc thức ăn. Cần chú ý điều gì khi mua thực phẩm để
phòng tránh ngộ độc thức ăn?
nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn:
- ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
- ngộ độc do thức ăn bị biến chất
- ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc
- ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm chất độc hóa học, hóa chất phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực phẩm,. ..
khi mua thực phẩm cần chú ý
- các loại thực phẩm dễ hư thối mua trước hoặc bảo quản lanhk
- những loại thực phẩm có bao bì : chú ý hạn sử dụng
- 0 để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín
tk mk na, thanks nhiều !
a) Nguyên nhân:Ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chứa chất gây độc. Đồ ăn ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
b) Biểu hiện: Các triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....
c) Những việc cần làm:
- Vệ sinh, chế biến thức phẩm sạch sẽ.
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa rau sống thật kĩ.
- Rửa tay trước khi ăn.
- Không ăn cơm ôi, thiu.
- Nên chỉ nấu ăn trong ngày.
phòng chống:
lựa chon, mua và sử dung thực phẩm thật tươi.
Thực phẩm có nhãn mác ở cửa hàng cố định
đặc biệt là lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.
đảm bảo vệ sinh tay; vệ sinh dụng cụ ăn uống; dụng cụ chế biến thực phẩm
bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh
nên ăn ngay thức ăn khi còn chín; đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn
không nên ăn thức ăn còn sống,
+biểu hiên:
-nôn mửa thường xuyên hơn 2 ngày
tiêu chảy nặng hơn 3 ngày
máu trong phân
sốt cao
mất nước nặng
đau bụng
chán ăn
đau dạ dầy
mệt mỏi
đau hoặc chuột rút bụng dữ dội
de thoi! khong an cai gi khong biet
con ngo doc thuc pham thi bi dau bung , non oe
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn phải:
Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bạn nên bù đủ dịch sớm (nhất là người già và trẻ em) bằng cách uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, phải nhanh chóng đến các cơ cở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Thời gian ngộ độc thực phẩm ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể xảy ra trong vài phút, vài giờ, thậm chí là 1 ngày sau khi ăn.
Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 24 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh còn tỉnh táo, cần kích thích cho người bệnh nôn ói càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài. Có thể kích thích bằng cách kích thích vòm họng hay uống nước muối loãng.
Lưu ý: Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc.
Nếu có các biểu hiện bệnh lý như trên, có nghĩa bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng có những cách xử trí kịp thời để tránh các trường hợp đáng tiếc.
Đối với người bệnh có các triệu chứng nôn mửa sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc, cần ngay lập tức khiến người bị ngộ độc nôn hết thức ăn trong bụng ra. Có thể pha nước muối (2 thìa canh muối hòa tan trong 1 ly nước ấm) hoặc uống nhiều nước lọc, rồi dùng ngón tay trỏ ép vào gốc lưỡi, kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt.
Cần lưu ý khi thực hiện biện pháp này với trẻ nhỏ, tránh gây xây xước họng trẻ. Phải để trẻ gối đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi, dễ dẫn đến tử vong.
Đối với người bệnh tiêu chảy, có thể sử dụng dung dịch oresol hòa tan để tránh tình trạng đi ngoài nhiều gây mất nước trong cơ thể. Trường hợp không có sẵn oresol, có thể thay thế bằng dung dinh nước muối loãng (pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước lọc). Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau.
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác lạ, như co giật, rối loạn ý thức hay suy hô hấp thì không sử dụng biện pháp gây nôn nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Cần nhanh chóng chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Khi người bị ngộ độc rơi vào tình trạng suy hô hấp, thở yếu cần liên tục hộ trợ hô hấp bằng cách bóp bóng hoặc thổi ngạt. Đặc biệt khi có dấu hiệu ngừng tim phổi thì cần được hồi sinh tim phổi bằng thổi ngạt và ép tim. Cần lưu ý đặt người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng về một bên trong quá trình di chuyển tới bệnh viện đề phòng chất nôn sặc vào phổi, dẫn tới tử vong.