Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Hỏi mượn điện thoại người đi đường để gọi cho bố mẹ. Đến chỗ có bảo vê, phường để báo cáo mình đi lạc.
b. Nói họ tên, nhà ở, cháu bị lạc vì, số điện thoại mẹ cháu là...
c. Vì sẽ tốt hơn nếu như mình có được sự trợ giúp từ mọi người để dễ tìm được bố mẹ.
- Em đồng tình với ý kiến A. Vì khi em nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự thì sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác hơn vì họ cảm nhận được sự tôn trọng, sự mong muốn thực lòng được giúp đỡ mà em dành cho người ấy.
- Em đồng tình với ý kiến B. Vì khi em nói địa chỉ nơi ở với người giúp đỡ đáng tin cậy thì sẽ giúp cho việc giúp đỡ đó dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì nếu như em không thể bình tĩnh, không ngừng khóc lóc thì sẽ khiến cho việc giúp đỡ trở nên khó khăn hơn, mất thời gian hơn bởi những người muốn giúp em họ không có một thông tin cụ thể nào. Việc khóc lúc này không giải quyết được việc gì và khiến cho mọi việc thêm căng thẳng.
- Em đồng tình với ý kiến D. Vì khi nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân sẽ khiến cho việc giúp đỡ dễ dàng và nhanh chóng hơn, người thân cũng sẽ biết được nơi để tìm và em đang được an toàn.
- Em không đồng tình với ý kiến E. Vì nếu như em cứ im lặng không nói gì thì không ai có thể giúp đỡ được em bởi họ không có thông tin nào cả và việc giúp đỡ cũng sẽ trở nên khó khăn, mất thời gian hơn.
- Em đồng tình với ý kiến G. Vì việc làm cảm ơn người đã giúp đỡ mình thể hiện sự tôn trọng, biết ơn mà em dành cho họ và họ xứng đáng được như vậy. Đồng thời, cũng thể hiện em là một người ngoan ngoãn, biết tôn trọng và nhớ ơn người đã giúp đỡ mình.
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát và tìm các cô chú nhân viên (những người mặc đồng phục) để nhờ giúp đỡ hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ. Vì đây là những người đáng tin cậy.
- Khi nhờ giúp đỡ, bạn nhỏ cần nói rõ rằng bạn đang bị lạc người thân, nói rõ cho họ biết tên, đặc điểm nhận dạng, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Khi đã tìm được người thân, bạn nhỏ nên lịch sự nói lời cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ trốn vào một góc kín hay tự ý đi lung tung để tìm kiếm người thân vì điều này có thể khiến bạn nhỏ đi lạc thêm và gây khó khăn cho người thân khi tìm bạn.
- Bạn nhỏ cần quan sát xung quanh và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như các chú nhân viên, bảo vệ, người lớn đi cùng em nhỏ. Sau đó nói lời đề nghị một cách lịch sự với người giúp đỡ, cần nói rõ cho họ biết rằng mình đang bị lạc người thân, tên, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Vì bến xe là địa điểm tập trung rất đông người nên bạn nhỏ tuyệt đối không được đi theo những người lạ mặt nguy hiểm như người say, người có hành vi dụ dỗ, ...
- Sau khi tìm được người thân thì nói lời cảm ơn chân thành đến người đã giúp đỡ mình.
* Bày tỏ sự đồng tình với các ý kiến:
- Ý kiến A. Vì khi bị lạc, việc bình tĩnh rất quan trọng, giúp em có những suy nghĩ và quyết định sáng suốt. Việc đứng yên tại chỗ sẽ giúp người thân dễ dàng khoanh vùng và tìm ra được em hơn.
- Ý kiến D. Vì các chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên, ... (những người mặc đồng phục) thường là những người đáng tin cậy mà em có thể nhờ giúp đỡ khi không may đi lạc và họ có thể đảm bảo sự an toàn cho em.
Chú ý: Những người mặc đồng phục như chú công an, bác bảo vệ, ... sẽ có thẻ nghiệp vụ. Đây là lưu ý quan trọng, tránh trường hợp những kẻ xấu lợi dụng những bộ đồng phục này để thực hiện hành vi nguy hiểm như bắt cóc.
* Bày tỏ sự không đồng tình với các ý kiến:
- Ý kiến B. Vì khu vực để xe là nơi đông đúc và có nhiều kẻ xấu tụ tập. Nếu như tìm người thân ở khu vực này em sẽ dễ bị lạc hơn và gặp phải kẻ xấu, xảy ra những điều không may.
- Ý kiến C. Vì việc em tiếp tục đi lang thang một mình để tìm kiếm người thân sẽ khiến em bị lạc thêm và gây khó khăn cho mọi người khi tìm kiếm em.
- Ý kiến E. Vì việc đi theo người lạ bất kì mà không có sự quan sát, để ý xem người đó có thực sự đáng tin tưởng để giúp đỡ em hay không có thể khiến em gặp nguy hiểm, rủi ro do chính người lạ đó gây ra cho em (nếu người lạ đó là người xấu).
Cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt vì nếu như không làm vậy sẽ gây ra những hậy quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người xung quanh:
- Đối với bản thân: Khi bị bắt nạt sẽ cảm thấy lo sợ, không tập trung học hành, sức khỏe dần suy yếu, ảnh hưởng đến tinh thần.
- Đối với người xung quanh: Các bạn có những hành vi sai trái đó sẽ không rút ra được bài học và tiếp tục bắt nạt các bạn khác.
a. Mèo con đã gặp phải một người lạ nguy hiểm khi đang chơi một mình ở trước sân nhà. Người lạ đã giả vờ bị mệt, nhờ Mèo dìu đến chỗ ô tô đang đậu bên hè phố nhằm mục đích bắt cóc Mèo con.
b. Mèo con đã không nghe theo lời của người lạ vì cô đã thấy vừa rồi người lạ bước đi rất nhanh nhẹn, giờ thì kêu mệt và mèo đã gọi to bố đến giúp.
c. Em rất đồng tình với việc làm của Mèo con. Vì Mèo con đã nhận ra hành vi xấu của người lạ, không nghe theo người lạ và gọi bố đến giúp. Việc làm này của Mèo đã giúp bạn ấy thoát khỏi mục đích của kẻ xấu.
- Nhận xét lời nói của Tin: Chỉ vì mải chơi đá bóng với bạn khác, Tin đã từ chối giúp đỡ Cốm khi thấy Cốm bị đau tay mà phải xách cặp nặng lên cầu thang. Lời nói và việc làm của Tin chưa đúng đắn, chưa thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Nếu em là Tin, em sẽ nói với bạn nam phía trước: “Hai chúng mình giúp Cốm lên tầng đi, mình xách cặp lên cho Cốm, còn cậu dìu Cốm lên nhé, rồi chúng mình sẽ xuống sân chơi sau.”
Tham khảo :
Dạy con biết cách bình tĩnh, đứng yên tại chỗ để quan sát và tuyệt đối không đi theo người lạ ...Dạy con biết từ chối nhận đồ ăn, đồ chơi, quà của người lạ ...Dạy con cách tìm kiếm người giúp đỡ ...Dạy con những thông tin cần nhớ ...Trang bị công cụ hỗ trợ cho con. ...Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng phát hoảng lênHầu hết các thông tin an toàn đều hướng đến trẻ em từ 5 tuổi trở lên nhưng các chuyên gia cho rằng, các bậc cha mẹ nên nói chuyện với trẻ mẫu giáo về sự an toàn của chúng nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ. Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về điều này, chỉ cần bạn tiếp cận chủ đề theo cách phù hợp với sự phát triển của trẻ (Theo Walter Gilliam, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Edward Zigler về Chính sách xã hội và Phát triển trẻ em, tại Đại học Yale). Mặc dù trẻ mẫu giáo ít khi chơi bên ngoài hoặc đi bộ một mình, trẻ vẫn cần thông tin rõ ràng về những việc cần làm nếu chúng bị tách khỏi bạn ở nơi công cộng.
Nhiều bậc cha mẹ dạy con không bao giờ được đi với “người lạ” nhưng sự hiểu biết về khái niệm này thường rất mù mờ. Mặc khác, từ “người lạ” sẽ khiến trẻ nghĩ về một người lạ giống như một người “đáng sợ” hoặc “xấu”. Vì vậy, một người thân thiện hoặc tốt bụng có thể không bị trẻ nhỏ coi là mối nguy hiểm nhưng trên thực tế lại khác. Việc dạy con “đừng bao giờ nói chuyện với người lạ” là một sai lầm lớn của cha mẹ. Thay vào đó, đẻ phát triển kỹ năng sống cho trẻ, chúng ta cần dạy trẻ không bao giờ được đi bất cứ đâu với bất cứ ai mà không xin phép cha mẹ trước. Đây là bài học mà chúng ta nên thực hiện ngay khi chúng ta bắt đầu nói chuyện với trẻ em về sự an toàn.
Một trong những rào càn lớn nhất đối với sự an toàn của trẻ là sự không chắc chắn của bạn về cách tiếp cận đối tượng. Dạy về sự an toàn cho trẻ cũng giống như việc dạy trẻ cách đi qua đường. Loại bỏ cách nói: “Thấy chiếc xe tải đó không? Nó đang lao đi và rất nguy hiểm cho con”. Hãy cung cấp cho trẻ những quy tắc tích cực, trao quyền cho hành vi an toàn, thay vì chỉ ra tất cả những điều nguy hiểm có thể làm tổn thương trẻ.
Để phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy cố gắng nói chuyện với con bằng những mẩu chuyện nhỏ, thường xuyên và đặc biệt trong những trường hợp thực tế có thể dạy được. Ví dụ: Khi bạn ở trung tâm thương mại và rất đông đúc, hãy thử hỏi đứa con 4 tuổi của bạn xem bé sẽ làm gì nếu 2 người bị tách ra. Sau đó, bạn có thể đề xuất các bước đơn giản để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Đừng quên nói với con bạn: “Nếu chúng ta xa cách, bố/mẹ sẽ tìm thấy con, vì vậy hãy bình tĩnh và tuân theo các quy tắc an toàn”.
Trong quá trình phát triển kỹ năng sống cho trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ cách giao tiếp với người lạ. Nếu trẻ bị lạc, hãy ở lại và gọi tên bạn nhưng bạn không quay lại thì bước tiếp theo là yêu cầu được giúp đỡ. Đây là một lý do khác để bạn chấm dứt ngay việc dạy trẻ không bao giờ được nói chuyện với người lạ. Trẻ mẫu giáo nên nhờ một người mẹ khác có con giúp đỡ. Trẻ lớn hơn có thể học cách hỏi nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên bán hàng, những người mặc đồng phục.