Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đặc điểm chung của nấm là:
A. Cơ thể gồm những sợi không màu, số ít có cấu tạo đơn bào
B. Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm
C. Sinh sản chủ yếu bằng bào tử, là những cơ thể dị dưỡng
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ
B. Thường sống quanh các gốc cây
C. Có màu sắc rất sặc sỡ
D. Có kích thước rất lớn
Câu 3: Nấm khác tảo ở điểm nào?
A. Nấm đã có mạch dẫn
B. Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh
C. Nấm chưa có mạch dẫn, tảo đã có mạch dẫn
D. Nấm đã có rễ, thân, lá
Câu 4: Nấm không phải thực vật vì:
A. Chúng sinh sản chủ yếu bằng bào tử
B. Cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được
C. Cơ thể chúng không có dạng thân, lá
D. Cơ thể chúng có dạng sợi
Câu 5: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?
A. Tay chân miệng
B. Á sừng
C. Bạch tạng
D. Lang ben
Nấm mốc (fungus, mushroom) là vi sinh vật chân hạch, ở thể tản (thalophyte), tế bào không có diệp lục tố, sống dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh, cộng sinh), vách tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin, có hay không có celuloz và một số thành phần khác có hàm lượng thấp
Nấm:
+ Cấu tạo: Nấm rơm cấu tạo gồm 2 phần: Phần sợi nấm và phần mũ nấm
+ Hình dạng: Là một loại nấm mũ, thường mọc quanh chân các dống rơm, rạ mục; trên đất ẩm. Về mùa mưa chúng phát triển nhiều
+ Cơ quan sinh sản: Phần mũ nấm
+ Cơ quan sinh dưỡng: Phần sợi nấm
Vai trò :
* Nấm có ích :
Nấm có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của con người và thiên nhiên
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Làm thức ăn , làm thuốc
- Sản xuất rượi bia ,chế biến một số thực phẩm,làm men nở bột mì ...
* Nấm có hại:
- Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và con người
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn , đồ dùng ...
- Nấm gây ngộ độc cho con người: Nấm độc đỏ , nấm độc đen ...
Vi khuẩn :
Vai trò :
* Trong tự nhiên:
- Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống đất được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này bị vùi lấp hoặc lắng sâu xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.
* Trong đời sống:
- Một số vi khuẩn khác ( ví dụ vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ Đậu tạo thành các nốt sần) có khả năng cố định đạm. Do đó trồng các cây họ Đậu có nốt sần sẽ bổ sung được nguồn chất đạm cho đất.
- Nhiều vi khuẩn gây hiện tượng lên men và được con người sử dụng để chế biến một số thực phẩm như muối dưa, muối cà, làm dấm, làm sữa chua…
- Vi khuẩn còn có vai trò trong công nghệ sinh học: tổng hợp Prôtêin, vitamin B12 , axít glutamic để làm mì chính ( bột ngọt), làm sạch nguồn nước thải và môi trường nước nói chung, sản xuất các sợi thực vật, …
Cấu tạo : cấu tạo đơn bào, có vách tế bào, chất tế bào nhưng chưa có nhân
Tham khảo:
+ Cấu tạo nấm rơm : sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng, mũ nấm là cơ quan sinh sản. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục. + Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử. mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.
Tham khảo:
+ Cấu tạo nấm rơm : sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng, mũ nấm là cơ quan sinh sản. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục. + Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử. mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.
A
Nấm men, nấm bụng dê và nấm mốc có cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Đáp án: B
Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng, phần mũ nấm là cơ quan sinh sản.
Câu 7. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Giải thích:
Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng, phần mũ nấm là cơ quan sinh sản.