K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2018

Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...

 Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biến gì thì sao?

 Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.

 Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.

 Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.

 Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Khó khăn lắm mình mói ghi được phải k cho mình thiệt nhiều vào nhe

3 tháng 12 2018

ngắn được ko bạn

29 tháng 10 2018

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

15 tháng 11 2018

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

15 tháng 11 2018

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

17 tháng 12 2016

Đề bài: Kể về một người thân của em KỂ VỀ BÀ Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-ve-mot-nguoi-than-cua-em-22-1324.html

17 tháng 12 2016

Đề 1:

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

16 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây

17 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội. Ông không biết sủa mà chỉ biết nói. Ông không đi bằng 4 chân mà đi bằng 2 chân. Ông rất ngoan nên khi ăn cơm mọi người thường ném cho ông mấy cục xương cho ông ăn

4 tháng 9 2018

Mở bài:

- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

- Có người khác chứng kiến hay không?

- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

- Em có vui khi làm công việc đó?

- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

4 tháng 9 2018

          CÓ 2 CÁCH         

Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.

Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…

Thân bài

- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.

- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.

- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.

- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.

- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.

c) Kết bài

- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.

17 tháng 9 2018

1. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

2. Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

c. Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

Bài tham khảo 2

Mở bài:

- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

- Có người khác chứng kiến hay không?

- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

- Em có vui khi làm công việc đó?

- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Bài tham khảo 3

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em như thế nào. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

Thân bài:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em)?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc như thế nào? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

Kết bài: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

Hk tốt

17 tháng 10 2018

Lần ấy tôi ko thể nào quên....

 Cái hôm ấy,tôi cùng bn đi qua bụi hoa hồng mới dâm của bác hàng xóm.Giống hoa đó quý lắm,hoa đem bán cũng đc hơn loại hoa khác.Nhà bác ấy nghèo lắm,may mà đc 1 người tặng để kiếm sống thêm,chỉ có 1 cây thôi.Đợt đó,bác đi bán bánh,tôi cùng bn leo qua ngọn cây và vào đó.Tôi chợt thấy vài bông hoa nở rộ,1 tay do bác ấy chăm sóc.Dù bt là ko nên lấy nhưng tôi đã ko kìm lại đc nên hái 2 bông. Tháng ấy,nhìn bác xơ xác,lim dim khi đi sớm,về muộn.Sau đó, tôi nghe người ta nói sau vụ mất vài cây bông đó,bác ko còn có tiền ăn như xưa,lúc thì ăn cái bánh mì để từ mấy bữa trước,bữa thì đi xin.Lúc đó,tôi ko thể bt những đồng tiền ấy dù nhỏ với mk nhưng vẫn là của quý của người khác.Bác vẫn luôn mỉm cười với tôi và tôi vẫn hối hận khi dấu bác...

Hơi dở nên mong bn đừng ném gạch đá vào mk nha! Gọi mk là Mèo

15 tháng 1 2018

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

15 tháng 1 2018

Ở lớp 6A, em thân nhất với Huy. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Huy thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười. 

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Huy. Cô giáo thường khen Huy có tính tự học cao và đó cũng là tính cách đẹp của Huy mà chúng em cần học hỏi. Ngoài giờ học, Huy còn là một cao thủ về game. Tuy vậy, bạn ấy chơi game rất mẫu mực . Mỗi ngày chỉ chơi đúng mười lắm phút và cách chơi thì không ai sánh bằng!

Huy không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì có thể làm, cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Huy là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Huya còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Huy cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Huy là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

 Ps: Bạn Nguyen Thuy Duong chép mạng à? Link bạn chép nè: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết

31 tháng 3 2019

Đề 1

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".

Đề 2

Trong nhà em có rất nhiều những món đồ dùng khác nhau. Đồ dùng nào cũng có những công năng riêng của nó. Trong đó món đồ mà em yêu thích nhất chính là chiếc tivi.

Mẹ nói tivi có từ lúc gia đình em chuyển về nhà mới, cũng gần bằng tuổi của em rồi. Đó là món đồ mà bố em phải dành cả tháng lương để mua nó. Lúc ấy, nó là món đồ có giá trị nhất trong nhà của em. Tivi được bố mẹ nâng niu, treo ở tường phòng khách và ở ngay bên cạnh cửa ra vào.

Chiếc tivi nhà em không to lắm nhưng rất phù hợp với ngôi nhà nhỏ của em. Tivi có dạng hình chữ nhật. Mặt tivi siêu phẳng và có thể kết nối được với internet. Bố em thường rất thích vào mạng internet thông qua chiếc tivi này để xem các chương trình hài mà bố yêu thích. Mỗi lần như vậy, cả nhà em lại vang lên những tràng cười thật to, không ai còn quan tâm rằng ti-vi to hay nhỏ nữa.

Bên cạnh tivi có mấy cái nút điều khiển dùng để bật hoặc tắt, nút chuyển kênh, nút điều khiển tiếng. Tuy nhiên, em thường không sử dụng các nút này vì tivi có một chiếc điều khiển từ xa. Nhờ có chiếc điều khiển này mà ở bất kì vị trí nào trong phòng khách, chỉ cần hướng điều khiển vào tivi là em có thể chuyển kênh và thực hiện các thao tác theo ý muốn của mình.

Chiếc tivi này chính là một kỉ niệm của gia đình em. Nhờ có tivi em đã học được rất nhiều điều bổ ích thông qua các chương trình như: Thế giới động vật, Thiên nhiên kì thú, Tìm hiểu vũ trụ,... Vì vậy, em luôn giữ gìn và trân trọng chiếc tivi của gia đình mình.

Đề 3

Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh. Bài mẫu tả em trai yêu quý của em    Bé Hoàng là em trai của em. Cả nhà đều gọi nó là “Cu Vàng”. Chẵn năm, em đã biết đi. Lên hai tuổi, em đã đi nhanh, tập leo trèo, thích lục lọi mọi thứ. Chị gái đi học về, em chạy ra đón, đòi mở cặp của chị ra xem sách vở và hộp bút. Em đang tập nói, tập hát, thích xem ti-vi. Mái tóc em lưa thưa, vàng hoe, mềm mại. Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh. Em hiếu động và nghịch lắm. Cả nhà rất thương em. loigiaihay.com Đoạn văn tả em trai yêu quý của em. Người em tròn mập, chântay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh.Bài mẫu tả em trai yêu quý của emBé Hoàng là em trai của em. Cả nhà đều gọi nó là “Cu Vàng”. Chẵn năm, em đã biết đi. Lên hai tuổi,em đã đi nhanh, tập leo trèo, thích lục lọi mọi thứ. Chị gái đi học về, em chạy ra đón, đòi mở cặp của chịra xem sách vở và hộp bút.Em đang tập nói, tập hát, thích xem ti-vi.Mái tóc em lưa thưa, vàng hoe, mềm mại. Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh.Em hiếu động và nghịch lắm. Cả nhà rất thương em.

bạn hồng hạnh chép trong vở trong sách