K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.

“Con yêu cha.”

Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.

9 tháng 8 2018

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi!

Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: "Đi đâu giờ này mới về?". Tôi lí nhí đáp: "Dạ, con đi học thêm!". "Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo ca gà vịt không ai cho ăn", vừa nói, cha vừa rút cây roi vắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. "Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!", mỗi từ học là một roi. Tôi đau quặn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.

Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: "Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!". Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói cay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.

Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: "Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!". Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may.

Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: "Con Phương là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa". Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.

Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì "thầy giáo" chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về.

Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.

Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: "Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?". Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. "Này!", thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la "oái" lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: "Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!".

Kể từ hôm đó, thầy chủ nhiệm quan tâm đến tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng, thầy nhờ Nam gửi cho tôi một vài quyển sách tự học với lời nhắn nhủ: "Hãy cố lên, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp, em nhé! Không gì là mãi mãi..." Lời nhắn nhủ của thầy theo tôi mãi đến những tháng năm sau này...

Rồi tôi cũng tốt nghiệp, loại giỏi! Tôi tiếp tục nộp đơn dự tuyển sinh đại học. May thay, dù chỉ dự thi một trường duy nhất là Đại học Sư phạm, tôi cũng đậu. Trước mặt tôi là một con đường! Dưới chân tôi là một con đường! Tôi sẽ phải bước tiếp!

Hôm tôi trình giấy báo nhập học, mẹ lặng lẽ cười. Cha tôi trầm ngâm không nói. Thêm một người nữa vào đại học. Một niềm vui, một nỗi lo. Phía trước, phía trước. Phía trước chắc chắn là những tháng ngày gian khó cho cha mẹ, và dĩ nhiên, cả cho tôi nữa. Tôi nhớ lúc trong phòng thi, khi đã hoàn thành bài thi cuối cùng mà vẫn còn chút ít thời gian, thay vì coi lại bài, tôi đã gục đầu trên trang giấy của mình và khóc. Giám thị có lẽ nghĩ tôi làm bài không được, nhìn tôi ái ngại.

Nhưng tôi thì lại khác, không hiểu sao tôi nghĩ là mình sẽ đậu, đậu trong lo lắng. Tôi khóc vì tấm lưng cha phơi nắng giữa đồng. Tôi khóc vì những đường kim miệt mài của mẹ. Khóc cho hai đứa em tôi. Và tôi khóc cho tôi. Không gì là mãi mãi... Tôi nhớ câu nói của thầy chủ nhiệm và tự nhủ: vì những người thân yêu, mình sẽ thay đổi được mọi thứ! Nhất định!

Khuya hôm đó, mẹ dậy sớm nấu cơm. Hai đứa em tôi vẫn còn say ngủ. Cha ngồi uống trà, nghe radio, kênh nhà nông. Tôi một mình xếp hành lý. Ăn sáng xong, tôi cúi chào cha mẹ lên đường. Cha tôi chỉ gật đầu, còn mẹ chỉ dặn: "Con đi đường cẩn thận. Phải biết tự chăm sóc cho mình, cha mẹ ở xa không lo được". Lần đầu tiên tôi xa nhà, xa những vài trăm cây số. Trong túi tôi cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn. Ra đến cổng, tôi ngoái lại nhìn căn nhà thân yêu của mình, nơi tôi đã sống, đã thương yêu, đã buồn khóc những 18 năm trời!

Bất chợt, tôi bắt gặp ánh mắt của cha nhìn theo. Thấy tôi quay lại, cha vội lảng đi chỗ khác. Dù xa, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhận ra những giọt nước mắt - giọt nước mắt đã chảy xuống đôi gò má sạm nắng của cha. Cha đã khóc vì tôi. Nghĩ đến đó, mắt tôi chợt cay xè!

Bến xe hôm đó thật đông. Tôi lên xe, lặng lẽ nhìn ra cửa. Đây là quê hương tôi, lát nữa tôi phải xa. Dù là đi học, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cái cảm giác biền biệt, như lời một bài hát: "Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa lắm...".

Xe khởi động. Tiếng rừm rừm làm tôi rùng mình. Tôi thò đầu ra khỏi xe, nhìn về hướng nhà. Bỗng, trên con đường đất đỏ, tôi thấy dáng ai đang tất tả chạy lại - dáng ai như thể dáng mẹ! Đúng là mẹ rồi! Mẹ đi đâu vậy nhỉ? Không phải giờ này mẹ phải ra chợ rồi sao? Đến trước cửa xe, mẹ hớt hơ hớt hải gọi tài xế: "Chờ tôi chút!". Tôi vội lao ra khỏi xe. "Có chuyện gì hả mẹ?", tôi lo lắng hỏi. "Không!", mẹ vừa thở hổn hển vừa nói: "Mẹ chỉ gửi cái này cho con!".

Nói rồi, mẹ dúi vào tay tôi một bọc giấy nhỏ: "Con cầm lấy đi!". Tôi ngờ ngợ, vội mở ra, mẹ không kịp ngăn lại. Cái gì đây? Một đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng! Ồ,... không! Chẳng phải đây là đôi bông tai và chiếc nhẫn cưới của mẹ sao. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận nhiều năm, cho dù có túng quẫn thế nào cũng không đem ra bán. Đó là vật kỷ niệm thiêng liêng của ngoại tặng mà mẹ quý hơn máu thịt.

"Mẹ, con không nhận đâu!", tôi bật khóc nói. "Không, con cầm lấy đi cho mẹ yên tâm. Thân gái dặm trường, không có ai lo cho con cả!". "Còn cha thì sao? Cha có biết chuyện này không?", tôi ngập ngừng hỏi. Mẹ gật đầu: "Cha con nói, vật kỷ niệm thì cũng là vật. Bây giờ mà không đưa cho con thì đợi đến bao giờ?!". Thì ra, cha tôi... Cha vẫn rất thương yêu tôi, thương yêu theo cái cách của cha! Hai mẹ con chia tay nhau tại bến xe, ngập đầy nước mắt!

Xe chạy. Dáng mẹ xa dần. Tôi lại giở những kỷ vật của mẹ ra xem. Nước mắt lại trào ra. Tôi tự hứa là sẽ không bao giờ bán những kỷ vật này đi. Tôi có đôi bàn tay; tôi có khối óc; tôi có những kiến thức quý giá mà mình đã tích lũy được từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất định tôi sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Nhất định!

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha nhìn theo tôi, nước mắt cha chảy xuống đôi gò má sạm đen vì nắng! Tôi thương cha, thương theo cách của mình. Dù cha có làm gì đi nữa thì tôi vẫn thương.

22 tháng 6 2020

thế ông chơi mình

22 tháng 6 2020

Bài làm:

Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.

Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.

Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.

       tham khảo trên lazi

18 tháng 2 2018

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Sabina là một người phụ nữ có cuộc sống đáng mơ ước: được ngao du khắp bốn phương, được sống với niềm đam mê âm nhạc, được cha mẹ yêu thương, có một người chồng tốt và một đứa con sắp chào đời.

Thế nhưng vào thời điểm hạnh phúc tưởng chừng như viên mãn, cô bỗng biết được một sự thật động trời mà bố mẹ cô đã che giấu gần bốn chục năm qua chỉ bằng bốn từ ngắn gọn: “Con là con nuôi”. Bốn từ khởi nguồn cho mọi dằn vặt và khổ đau, mở ra cuộc hành trình cô chưa từng nghĩ nó sẽ xảy đến với mình.

Lilly - một thiếu nữ mang thai ở tuổi 16, bị đưa tới một nhà hộ sinh, nơi ẩn giấu một âm mưu xấu xa, cũng chính là chính sách được chính phủ ban hành: những đứa trẻ được sinh ra bởi những cô gái chưa thành niên sẽ bị tách khỏi mẹ và trao cho các gia đình hiếm muộn. Phải đối phó với âm mưu này trong tình trạng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, Lilly gắng sức liên lạc với người yêu và bảo vệ đứa con bằng mọi giá.

Megan - một người đàn bà tốt bụng, nhân hậu nhưng lại không được hưởng thiên chức làm mẹ. Trớ trêu thay, bà lại là nhân viên xã hội của nhà hộ sinh, ngày ngày tiếp xúc với các sản phụ tuổi vị thành niên. Bà là người bạn tốt và là chỗ dựa duy nhất của Lilly ở nhà hộ sinh. Bà nói không với việc nhận con nuôi song sau khi con của Lilly ra đời, bà đảm nhận vai trò một người mẹ bất đắc dĩ, cuộc đời bà bước sang ngã rẽ mới với những tình huống dở khóc dở cười.

Ba người đàn bà, hai người mẹ, một quyết định làm thay đổi cuộc đời của tất cả những người liên quan.

Con gái của mẹ là bức tranh về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cảm vợ chồng ấm áp, là hành trình tìm về với nguồn cội, là nỗi đau chia ly là cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu đen tối, những bất công của xã hội và là bài học về lòng vị tha.

Điều làm lay động con tim độc giả không phải những câu chuyện tình lãng mạn hay những tình tiết ồn ào giật gân, mà chính là tình cảm vô cùng chân thành mà những thành viên trong gia đình dành cho nhau, những bậc cha mẹ hết lòng vì con cái và những người chồng âm thầm dành tình yêu cho vợ.

Những xúc cảm chưa bao giờ chân thật đến thế, những nỗi thống khổ chưa bao giờ phô bày rõ rệt đến thế. Sau bao nhiêu dâu bể, cuối cùng thứ đọng lại vẫn là tình người. Một câu chuyện tưởng chừng như bình thường song lại vô cùng phi thường.

29 tháng 1 2018

Kelly Rimmer là nhà văn người Úc chuyên viết thể loại tiểu thuyết, lấy hình tượng những người phụ nữ là nhân vật trung tâm. Tiểu thuyết của cô được độc giả ở nhiều nước trên thế giới đón nhận với nhiều tác phẩm được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Mỗi tác phẩm là sự kết hợp tuyệt vời của nhiều cảm xúc phong phú, tình yêu đích thực, những bí mật, tiếng cười và nỗi đau.

Con gái của mẹ là cuốn tiểu thuyết được kết tinh từ những giọt nước mắt, sự dằn vặt cùng một bí mật chôn giấu suốt nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời bất hạnh của ba người phụ nữ vì sự trớ trêu của số phận và một lời nói dối suốt kéo dài gần bốn thập kỷ.

Sabina là một người phụ nữ có cuộc sống đáng mơ ước: được ngao du khắp bốn phương, được sống với niềm đam mê âm nhạc, được cha mẹ yêu thương, có một người chồng tốt và một đứa con sắp chào đời.

Thế nhưng vào thời điểm hạnh phúc tưởng chừng như viên mãn, cô bỗng biết được một sự thật động trời mà bố mẹ cô đã che giấu gần bốn chục năm qua chỉ bằng bốn từ ngắn gọn: “Con là con nuôi”. Bốn từ khởi nguồn cho mọi dằn vặt và khổ đau, mở ra cuộc hành trình cô chưa từng nghĩ nó sẽ xảy đến với mình.

Cau chuyen cam dong ve tinh yeu thuong, noi dau va tinh mau tu hinh anh 1

Tác phẩm Con gái của mẹ của nhà văn Kelly Rimmer.

Lilly - một thiếu nữ mang thai ở tuổi 16, bị đưa tới một nhà hộ sinh, nơi ẩn giấu một âm mưu xấu xa, cũng chính là chính sách được chính phủ ban hành: những đứa trẻ được sinh ra bởi những cô gái chưa thành niên sẽ bị tách khỏi mẹ và trao cho các gia đình hiếm muộn. Phải đối phó với âm mưu này trong tình trạng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, Lilly gắng sức liên lạc với người yêu và bảo vệ đứa con bằng mọi giá.

Megan - một người đàn bà tốt bụng, nhân hậu nhưng lại không được hưởng thiên chức làm mẹ. Trớ trêu thay, bà lại là nhân viên xã hội của nhà hộ sinh, ngày ngày tiếp xúc với các sản phụ tuổi vị thành niên. Bà là người bạn tốt và là chỗ dựa duy nhất của Lilly ở nhà hộ sinh. Bà nói không với việc nhận con nuôi song sau khi con của Lilly ra đời, bà đảm nhận vai trò một người mẹ bất đắc dĩ, cuộc đời bà bước sang ngã rẽ mới với những tình huống dở khóc dở cười.

Ba người đàn bà, hai người mẹ, một quyết định làm thay đổi cuộc đời của tất cả những người liên quan.

Con gái của mẹ là bức tranh về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cảm vợ chồng ấm áp, là hành trình tìm về với nguồn cội, là nỗi đau chia ly là cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu đen tối, những bất công của xã hội và là bài học về lòng vị tha.

Điều làm lay động con tim độc giả không phải những câu chuyện tình lãng mạn hay những tình tiết ồn ào giật gân, mà chính là tình cảm vô cùng chân thành mà những thành viên trong gia đình dành cho nhau, những bậc cha mẹ hết lòng vì con cái và những người chồng âm thầm dành tình yêu cho vợ.

Những xúc cảm chưa bao giờ chân thật đến thế, những nỗi thống khổ chưa bao giờ phô bày rõ rệt đến thế. Sau bao nhiêu dâu bể, cuối cùng thứ đọng lại vẫn là tình người. Một câu chuyện tưởng chừng như bình thường song lại vô cùng phi thường.

29 tháng 1 2018

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

24 tháng 2 2018

Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.



Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bạn sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.



Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo công cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”



Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm giác quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.



Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”

2 tháng 5 2018

 Bài làm  

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

 Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

2 tháng 5 2018

Giáo dục là phạm trù vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, và sự nghiệp giáo dục là một trọng trách lớn lao. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà đó còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Bạn không thể nghĩ là cứ đưa trẻ tới trường, để trẻ ở trường, và phó thác tất cả trách nhiệm cho thầy cô là có thể tạo nên một con ngoan trò giỏi. Chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người câu chuyện dưới đây, là tâm sự của một giáo viên tiểu học, để mọi bậc phụ huynh có thể nhìn nhận lại vai trò của mình đối với sự hình thành tâm lý của trẻ thơ.

Giáo dục luôn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của một con người, tuy nhiên, đó lại là một chặng đường dài khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và lòng tận tâm. Trẻ em như trang giấy trắng, nếu không được định hướng đúng đắn, các em dễ sa vào lối sống và suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Mỗi lần đối diện với những trường hợp đó, tôi đều không khỏi cảm thấy đau lòng, vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng hết sức tìm cách giúp đỡ các em. Và cũng chính mỗi lần giúp đỡ các em, tôi lại tự rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Trong tất cả những câu chuyện mà tôi đã từng trải qua, đọng lại trong lòng tôi nhiều trăn trở và hạnh phúc nhất vẫn là câu chuyện về cậu học trò Duy Phương, một học sinh cá biệt sau thời gian nỗ lực thay đổi đã trở thành con ngoan trò giỏi và vươn lên học tập tốt trong lớp chủ nhiệm của tôi.

Những ngày đầu gặp Duy Phương, ấn tượng ghi lại trong tôi là hình ảnh cậu học trò nhỏ con, gầy nhom nhưng lại vô cùng ngổ ngáo. Duy Phương mặc chiếc áo sơ mi đã ngả màu, áo quần luộm thuộm, chân đi đôi dép sứt quai loẹt xoẹt, mặt mũi lúc nào cũng đầy những vết lem luốc, tay chân đen nhẻm. Đặc biệt, Duy Phương thường bày trò quậy phá và liên tục gây gỗ đánh nhau trong lớp khiến các bạn đều ngại tiếp xúc, và chính bản thân Phương cũng không thích tiếp xúc với các bạn. Không những thế, mỗi giờ trả bài hay kiểm tra em đều không thuộc, tập vở thì quên trước quên sau, giáo viên khó mà giữ tập trung được cho tiết học vì em còn hay làm việc riêng trong lớp.

Tình trạng tiêu cực cứ thế kéo dài, cho đến một hôm, Phương đã xô xát với một bạn nữ chỉ vì bạn ấy đã cầm nhầm sách của em. Lúc ấy, tôi thật sự rất bức xúc, tôi không thể nào khoanh tay đứng nhìn học sinh của tôi có lối cư xử như thế mãi được, tôi nhất định phải kỷ luật em thật nghiêm. Nghĩ bụng vậy, ngày hôm sau, tôi đến tận nhà Phương để được gặp trực tiếp bố mẹ em, với hi vọng có thể cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề…

Trước mắt tôi hiện ra một con hẻm nhỏ quanh co, sâu hút vào trong, xa xa phía cuối đường là một căn nhà nhỏ lúp xúp. Bước xuống xe, tôi ngờ ngợ tiến lại gõ cửa. “Xoảng”, tiếng chén vỡ từ phía sau nhà làm tôi giật thót, tiếp đó là tiếng chửi rủa của một người đàn ông trung niên, chuyện gì đang xảy ra? Tôi chưa kịp định thần thì thấy có bóng người từ trong nhà bước lại gần, là Phương. Hé cánh cửa gỗ, Phương đưa ánh mắt nâu còn ngân ngấn nước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi mới nhìn sâu vào đôi mắt màu nâu sẫm ấy, mới cảm nhận được thăm thẳm trong đó biết bao nhiêu là nỗi niềm. Ánh mắt em lúc này không phải là ánh mắt nghịch ngợm như mọi ngày, cũng không phải là ánh mắt hồn nhiên vô tư của trẻ con, mà đó là ánh mắt chứa đầy tuyệt vọng, ánh mắt như cầu cứu, ánh mắt làm cho người ta ngay lập tức muốn nắm lấy tay em, bước vào cảm nhận câu chuyện nhỏ của riêng em… Bỗng nhiên em chạy đến ghì chặt lấy tôi, run rẫy, rồi khóc tức tưởi, tưởng chừng như chỉ cần một chút chịu đựng nữa thôi, là cậu bé ấy sẽ vỡ oà lên mất. Khoảnh khắc đó cho tới bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được.

Suốt những ngày sau đó, tôi đã trăn trở mãi. Tôi quyết tâm ra sức tìm hiểu về gia đình Phương và biết được một sự thật đau lòng. Từ ngày mẹ Phương mất, bố Phương trở thành gã nghiện rượu, suốt ngày chỉ biết đắm mình trong cơn say. Mỗi lần như vậy, ông lại lôi Phương ra chửi rủa, có khi còn đánh đập em khiến hàng xóm phải chạy qua can ngăn. Cứ thế, Phương từ nhỏ sống thiếu thốn tình cảm gia đình ấm áp, thiếu thốn bàn tay mẹ chăm sóc những bữa cơm, những manh áo, càng không được dạy bảo đúng mực hay quan tâm chuyện học hành. Lẩn quẩn trong tâm trí tôi là hình ảnh cậu bé 9 tuổi nhưng lại phải chịu đựng nỗi đau của một người trưởng thành, nó buộc em phải gồng mình lên, phải gai góc hơn so với cái tuổi mà đáng ra em sẽ được đón nhận những điều tốt đẹp. Hơn thế nữa, tôi chợt nhận ra, cách cư xử hung hăng của em trên lớp, tính ngổ ngáo, lầm lì chính là do chịu sự ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình. Trẻ em như trang giấy trắng, người lớn viết gì vào thì nó sẽ giữ lại chính điều vừa viết lên ấy. Thử nghĩ mà xem, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học mà mỗi ngày lại phải chịu đựng những lời chửi rủa, những trận đòn roi thì làm sao có thể phát triển lành mạnh được như bao đứa trẻ khác? Lúc này đây, tôi không còn cảm thấy tức giận trước những hành động của em nữa, mà ngược lại càng thấy thương em hơn, mong muốn bảo vệ cho em nhiều hơn…

Tôi bắt đầu bằng việc tìm cách thay đổi môi trường sống của em. Qua tìm hiểu, biết được bà ngoại Phương ở gần khu nhà tôi, tôi liền tìm đến nói chuyện mong bà nắm được tình hình hiện tại của cháu. Thật may mắn là sau khi biết chuyện, bà Phương đã quyết định đến ở với bố con Phương, vừa để động viên tinh thần bố Phương, vừa để chăm sóc dạy bảo Phương, còn tôi tự nhủ sẽ giúp Phương tập trung học hành và giáo dục tư tưởng cho em.

Bởi thế, mỗi ngày, tôi luôn tích cực quan tâm và nhắc nhở em rằng học hành là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bên cạnh những giờ lên lớp, tôi thường xuyên ghé nhà em để hướng dẫn em cách học, giải đáp những bài toán khó, những chỗ em còn khúc mắc không hiểu bài. Ban đầu, Phương còn rụt rè, e dè và có phần lẩn tránh tôi. Hơn ai hết, tôi hiểu việc thay đổi và giáo dục một con người không phải là chuyện của một sớm một chiều, mà nó là cả một quá trình kiên trì và cố gắng, nhưng tôi biết chắc rằng bản thân nhất định sẽ không nản lòng.

Mỗi ngày, tôi lại tâm sự với Phương nhiều hơn một chút, tôi đến gần hơn với đời sống nội tâm của em, tôi chia sẻ với em về vấn đề học tập, hay gần gũi hơn là những câu chuyện ngây ngô của tuổi thiếu nhi. Mỗi ngày, Phương cũng lại mở lòng với tôi hơn một chút, em kể cho tôi nghe về những kỷ niệm vui, những giờ ra chơi, về người bạn em vừa làm quen được ở trường. “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần, tôi đã có thể là một người em tin tưởng, điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc, nó cũng khiến việc dạy bảo em học hành trở nên dễ dàng hơn.

Từ ngày bà về ở với bố con Phương, cuộc sống của em cũng phần nào trở nên vui vẻ hơn, ngoại hình được gọn gàng hơn, tâm tính cũng có phần hòa đồng, lễ độ hơn. Sau một thời gian tiếp xúc và kèm học liên tục, Phương đã hình thành được tâm lý chú trọng vào việc học, em chăm chỉ ôn bài, ra sức luyện tập, phấn đấu vươn lên đạt mục tiêu mà tôi và em đã cùng đặt ra là danh hiệu học sinh tiên tiến. Đặc biệt, tôi nhận ra Phương khá thông minh, trí nhớ tốt, nhưng vì không được giáo dục tư tưởng về tầm quan trọng của việc học nên ngày trước Phương thờ ơ với kiến thức ở trường lớp. Bên cạnh đó, tôi mở đường cho Phương nghĩ về những ước mơ, chắp cánh cho Phương những ước mơ. Phương nói với tôi rằng ước mơ của em là trở thành một luật sư, bảo vệ công lý cho xã hội. Ước mơ đó thật đẹp, tôi mong nó sẽ là sự thật trong một tương lai không xa.

Và những công sức của chúng tôi đã được đền đáp xứng đáng, học kỳ này Phương đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Ngày nhận tấm bằng khen trên tay, Phương tíu tít khoe với tôi, môi nở nụ cười hồn nhiên, và tôi đã thấy ánh mắt nâu của em lại càng hồn nhiên hơn thế. Với một người giáo viên như tôi, thật sự không có gì hạnh phúc hơn khi được nhìn thấy học sinh của mình tiến bộ sau một quá trình dài cùng nhau nỗ lực, Phương làm tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, môi trường giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”. Mỗi bậc phụ huynh chúng ta cần thiết phải tạo cho các em một tâm lý tích cực, một môi trường sống và không khí gia đình vui vẻ, đó chính là nền tảng để các em có thể phát triển nhân cách hoàn thiện. Hơn thế nữa, việc xác định được tầm quan trọng của việc học sẽ giúp các em có định hướng lối sống tích cực, đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Riêng với một giáo viên như tôi, những thành quả mà Phương có được ngày hôm nay chính là niềm tự hào và niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Câu chuyện của Phương là một bài học cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ về giáo dục con cái, đồng thời cũng là tấm gương để nhà trường có sự quan tâm đúng mực hơn đối với học sinh.  “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

24 tháng 4 2019

Tình quân dân

Trận bão số 6 tràn qua như một cơn ác mộng đối với bà con xã Ngọc Hải. Đê ngăn biển bị đánh sạt nhiều đoạn, đồng lúa chín ngập đầy nước, hơn hai chục ngôi nhà dân bị tốc mái, đổ sập, nhà hộ sinh và trường học bị hư hỏng nặng. Tỉnh, huyện đã mang hàng cứu trợ về giúp dân. Hàng ngàn đoàn viên thanh niên các xã lân cận đem theo liềm hái kéo về giúp bà con gặt lúa, cứu lấy cái ăn. Cứu lúa như cứu hỏa. Gặt đêm và gặt ngày. Chỉ sau ha ngày một đêm, cánh đồng lúa chín hơn 200 mẫu đã được gặt xong. Hình ảnh các cô gái, chàng trai bơi trong nước để gặt lúa trông thật cảm động. Sức dân thật là vô địch. Bộ đội Biên phòng đồn 105 đã kéo quân về. Các anh đi trong mưa bão để sơ tán các cụ, em nhỏ đêh đình Vệ an toàn. Các sĩ quan, các chiến sĩ quân y có mặt những nơi khó khăn nhất. Chị Hòa đẻ con trong đêm mưa bão. Đứa con của chị sắp chào đời thì nhà hộ sinh xã bị tốc mái. Thiếu tá Dũng đồn trưởng, cô Mỹ bác sĩ quân y và hai nữ hộ sinh đã cáng chị Hòa đi trong mưa đêm. Chị Hòa đẻ trong mưa bão mà may quá, mẹ tròn con vuông. Chị xin đặt tên con là Mỹ để nhớ ơn cô bác sĩ đã hết lòng cứu hai mẹ con chị qua cơn nguy kịch. Trường Tiểu học bị tốc mái, đổ tường, sổ sách nhà trường, sách thư viện, bàn ghế các lớp học bị bão tàn phá tan hoang. Nhiều em nhỏ nhìn ngôi trường thân yêu của mình mà khóc. Các thầy cô giáo đứng lặng nhìn ngôi trường đổ nát. Các cán bộ về hưu, hội viên hội Cứu chiến binh, trai tráng trong xã đã kéo đến hỗ trợ các thầy, cô giáo. Bộ đội Biên phòng chở tôn tráng kẽm đến lợp lại các lớp học. Sau bốn ngày bị mưa bão, ngôi trường đã được sửa sang lại, học sinh được đi học lại, bà con ai cũng vui mừng. Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã quần xắn cao, lội trong mưa bão, có mặt những nơi khó khăn nhất, huy động thanh niên, dân quân toàn xã chặt tre đóng cọc hàn đê. Mặt mũi người nào cũng hốc hác, nhưng tiếng nói vẫn oang oang. Mùa xuân này, Ngọc Hải đã hồi sinh. Đê ngăn mặn, bãi sú, bãi vẹt phòng hộ đã hoàn thành. Trường kiên cố hai tầng đã xây xong... Qua cơn hoạn nạn, tình quân dân càng bền chặt. Cháu Mỹ con chị Hòa đã biết đi rồi đó. Có điều là cái rốn của nó hơi lồi, to như hạt ngô nếp.

Trần Xuân Thùy, 5C Trường Tiểu học Hải Hậu - Nam Định

23 tháng 4 2019

cố giúp mình nha mấy bạn

15 tháng 8 2018

- Mở bài:
+ Cứ vào dịp nghỉ hè mọi năm, gia đình em lại cùng nhau đi du lịch nhưng năm nay ba mẹ đã đưa em về quê chơi.
- Thân bài: (Cái này mình viết ý, còn bạn tự diễn đạt nhé.)
+ Chuẩn bị đồ đạc về quê như thế nào? (quần áo, bánh kẹo cho ông bà...)
+ Trên đường về quê ra sao? (thấy gì? như: thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, thấy cây đa sừng sững, thấy mái đình cổ kính...)
+ Về tới quê, ông bà đón gia đình như thế nào? (vui mừng đi ra cổng âu yếm hỏi thăm...)
+ Cảnh xung quanh ngôi nhà, bên trong nhà đồ đặc có gì khác ở thành phố? (giản dị, mộc mạc nhưng rất gọn gàng,ngăn nắp...)
+ Bữa cơm tại quê có ngon không ? (tuy đều là những món giản dị nhưng rất ngon chẳng hạn )
+ Nghỉ ngơi xong, buổi chiều đi dạo tình cờ quen được những bạn nhỏ ở quê rồi cùng họ đi chơi như thế nào ? (ra triền đê lộng gió, cùng chăn trâu, bắt châu chấu, thả diều...)
+ Những trò chơi ở quê có khiến bạn thích thú hơn ở thành phố không ?
+ Những ngày còn lại ở quê chơi có khiến bạn thấy muốn ở đó hơn nữa hay không ?
+ Trở về thành phố, tâm trạng bạn ra sao?
- Kết bài: 
+ Mong hè năm nào cũng được về quê chơi,...
Tuy là kể chuyện những cũng nên xen lẫn miêu tả về cảnh ở quê một chút để bài văn không sơ sài, khiến người đọc chán nản khi cứ lặp đi lặp lại.
Mong bạn có thể làm tốt bài tập của mình !

Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.



Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bạn sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.



Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo công cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”



Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm giác quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.



Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”
 

3 tháng 5 2018

Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.

Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bác sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.

Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo dụng cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”

Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm thấy quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.

Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”