K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2018

Dù nhỏ tuổi  nhưng có được tình yêu biển đảo như các em là điều vô cùng quý giá. Các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em sẽ làm được những điều thế hệ đi trước không làm được. Gìn giữ Trường Sa, Hoàng Sa, bảo vệ vùng biển vùng trời tổ quốc sẽ không thể làm được, nếu đất nước ta không trở nên cường thịnh, giàu mạnh... 

Tại sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng đã chia sẻ mong muốn, hướng dẫn các em như sau:

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.


Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

14 tháng 9 2018

Tôi có duyên với Trường sa từ thuở nhỏ, nhưng không biết có nợ với miền biển đảo đã mất Hoàng Sa từ khi nào, chỉ biết mỗi khi nghĩ đến là lòng quặn đau như nhớ về những người thân đã khuất.

 Với những người thân đã khuất, tôi còn có những kỷ niệm vui buồn, để sau những lần thắt ruột đó, thì những êm ái lại trở về thầm thì an ủi tôi. Với Hoàng sa - Trường sa thì không may mắn như vậy, biết đến và nhung nhớ chỉ trong một ước mơ. Tôi chưa được một lần được chạm đến, chưa một lần thấy mặt, dù tôi đã từng có nhiều dịp đi tàu du lịch từ Tokyo về Sài gòn, hoặc từ Đà nẵng đến Hongkong. Và mỗi lần như thế tôi đều ráng dõi mắt kiếm tìm, dù biết rằng vùng đảo ấy ở rất xa xôi.

 Rất xa xôi về mặt địa lý, nhưng lại có vẻ gần hơn hết tất cả các địa điểm khác, dù ở Việt nam ở Nhật bản, hay bất kỳ nơi nào trên trái đất này, kể cả những nơi tôi rất thích, muốn chọn để sống những ngày cuối cuộc đời.

 Bởi với tôi Hoàng sa - Trường sa chính là trái tim của Tổ quốc, trái tim đã nhiều năm tháng quằn quại thổn thức của đất Mẹ Việt nam. Trái tim đó chỉ cách trái tim tôi chưa đầy một nhịp đập.

 Cũng có thể tại vì từ những ngày còn rất nhỏ, tôi đã được mơ được mộng về cuộc sống phiêu lãng thuở hồng hoang. Tôi đã nguyện rằng, khi lớn lên tôi sẽ thành thủy thủ, để lênh đênh trên đại dương, để thả hồn lên sao trời, để được đến những vùng biển đảo đó mà giữ gìn Quê Mẹ . 

                

Bia chủ quyền Hoàng Sa    Quần đảo Hoàng Sa  

 Tôi sống ở Nha trang từ lúc nhỏ cho đến giữa lớp Ba, gia đình mới dọn vào Sài gòn. Nhà tôi không nằm sát biển, nhưng chỉ mất độ 4,5 phút đi bộ. Mỗi chiều chiều, tôi ôm chiếu và cà-men cơm, em gái tôi đeo lủng lẳng bidon nước ra biển. Trải chiếu xuống thềm cát trắng, vừa nhìn người ta bơi lội, vừa che cà-men bằng bàn tay nhỏ bé trước những ngọn gió bất chợt, vừa nhai lạo xạo những hạt cát lẫn trong cơm.

 Sau đó hai anh em cuốn gọn chiếu và cà-men để vào 1 gốc thông rồi tản bộ dọc theo đường Duy Tân cho tiêu cơm, lên đến tận bùng binh Đài Phun Nước. Lại tiếp tục ăn hàng, chúng tôi gọi là tráng miệng. Em tôi thì cóc ngâm hay xoài ngâm, tôi thì gỏi đu đủ khô bò hay kẹo kéo. Những món khoái khẩu của chúng tôi.

 Con đường Duy Tân (bây giờ là Trần Phú) ven biển thuở đó nhà cửa còn thấp, những cây thông cũng vậy, nhưng đã được cắt tỉa thành những cụm hình vuông. Hai bên đường chưa có vỉa hè, đúng ra là vỉa hè chưa lót gạch, vẫn còn là đất cát nên chúng tôi có thể nghịch ngợm vừa đi vừa lùa chân dưới đất để cát bụi mù mịt quanh mình. Cuối đường về hướng Nam phía Lầu đài Bảo Đại, có phường Vĩnh Trường, nhưng không liên quan gì đến tên tôi cả, tôi được sinh ra trước khi đến thành phố này.

 À cũng nên nói thêm là em gái tôi tên Hoàng, nên các cô chú bạn của Bố Mẹ hay gọi là thằng Trường Sa và con bé Hoàng Sa. Thấy tôi làm bộ không nghe, các chú lại cố tình giải thích thêm là "Sa" là bị rơi bị rớt như "Chim sa cá lặn", nghĩa là chúng tôi bị đẻ rớt, thấy tội nghiệp nên Bố Mẹ lượm về nuôi và đặt tên như thế. Dẫu biết các chú nói đùa, nhưng thế nào những đêm đó, tôi cũng nằm mơ thấy mình bước ngập chân trong những bãi phân chim trên đảo. Giật mình tỉnh giấc, tôi phải rón rén đi tắm rửa cho bay mùi, kẻo sáng mai thế nào cũng bị mấy chú bảo

 - “Cái thằng Trường Sa này đái dầm hay sao mà hôi mùi phân chim quá vậy”.

                 

Hình ảnh những năm 60: Rạp xi nê Tân Tân, Đường Duy Tân ven biển, Lầu ông Năm

 Bắt đầu từ lớp Năm, mỗi sáng đi học tôi được một bác xích lô, chúng tôi gọi là ông Bảy, đến nhà đưa đón. Đi dọc hết nửa con đường Duy Tân này, dưới hàng cây Bàng xòe tán, lá đỏ vàng vào mỗi mùa gió lạnh.

 Mỗi tháng 1,2 lần, ông Bảy hào phóng chở em tôi lên trường đón tôi và cho chúng tôi đi dạo 1 vòng phố xá, qua rạp xi nê Tân Tân hay Tân Tiến gì đó ở đường Độc Lập, nơi tôi được xem những cuốn phim đầu tiên trong cuộc đời. Biết tôi thích, nên lần nào ông Bảy cũng ghé vào xin cho tờ bươm bướm quảng cáo phim đang hay sắp chiếu, rồi nhân tiện lấy luôn cho mình 1 tờ. Sau đó chở chúng tôi đến tận mãi tháp Chàm Ponagar cổ kính, ông chỉ cho chúng tôi đứng dưới nhìn lên chứ không cho leo sợ ngã.

 Tôi giữ kỹ những tờ bươm bướm in một màu, khi xanh khi đỏ, lúc tím lúc vàng này trong 1 hộp bánh biscuit. Lâu lâu mang ra xem lại, rồi tưởng tượng, đắm mình trong vai nhân vật mình thích trong đó. Cho đến khi dọn nhà về Sài gòn thì bị mấy đứa “ma cũ” ở xóm bắt nạt “ma mới” lấy mất, sau khi choảng nhau với chúng một trận và bị thua.

 Chặng vòng về thế nào cũng đi ngang qua Lầu Ông Năm (hay còn gọi là ông Tư), ông Bảy thích thú kể tới kể lui chuyện, vì tòa "Nhà trắng" này bị người nước ngoài đọc thiếu dấu thành "Nha Trang" nên tên thành phố đã ra đời từ đó. Sau này lớn lên mới biết tòa nhà màu trắng nầy là nhà của bác sĩ Yersin. Và tên Nha trang chẳng phải được đặt ra vì đọc chệch từ chữ "Nhà trắng", mà là đọc chệch ra từ chữ "Eatrang" hay "Jatrang", địa danh của người Chàm đã từng sống trước ở đây. Ea hay Ja là con sông, Trang là cây lau sậy, Nha Trang là "Sông Lau” bởi ngày xưa lau sậy mọc dài hai bên sông Cái ra tới tận cửa biển.

               

Nha Trang bây giờ. Đường Trần Phú (Duy Tân cũ), Tháp Trầm hương  

 Ông Bảy đọc nhiều truyện và kể cho tôi nghe nhiều truyện ông đã đọc. Tôi thích nhất là những truyện phiêu lưu, như "Dế mèn phiêu lưu ký", "Alibaba và 40 tên cướp", "Robinson phiêu lưu ký"... bởi khi ông kể những truyện này, mắt ông sáng hẳn lên, tay chân múa may làm điệu bộ như đang thể hiện nhân vật trên sân khấu.

 Từ truyện kể, ông chỉ tôi cách nhóm lửa bằng kính lúp hay đáy vỏ chai để lấy ánh nắng hội tụ, bằng cách nối dây điện vào 2 cực 1 cục pin và cọ sát cho phát ra tia lửa, bằng cách chà sát đầu nhọn 1 thanh gỗ cứng vào rãnh của 1 thanh gỗ Thông để tạo sức nóng do ma sát. Chỉ cho tôi cách tìm kiếm những vật liệu dễ cháy như lông chim, cỏ khô, bông gòn, mỡ động vật để làm bùi nhùi bén lửa. Ông chỉ cách nấu nước bằng gáo dừa, làm cá, nướng cá trên bếp lửa tự tạo. Chỉ cách trèo lấy tổ ong sau khi hun khói để ong bay đi, cách làm vợt để bắt cá sông, cách bẫy chim bằng rổ tre … Và thường là ông cho tôi thực tập ngay dưới sự chỉ dẫn tận tình của ông.

 Nhất là trong thời gian tôi bị gãy chân phải nằm bệnh viện và nghỉ ở nhà 2,3 tháng. Ông theo giúp đỡ, mướn truyện về đọc cho nghe và hướng dẫn thực tập những điều đã dạy, mỗi ngày. Mỗi ngày ? – Vâng, mỗi ngày ! Mà cũng phải thôi, tại ông làm tôi bị gẫy chân mà. (Có điều, sợ ông bị Bố Mẹ bắt nghỉ việc nên tôi đã nhận lỗi thay ông).

 Nhờ thời gian này, tôi biết thêm một chút về ông. Tôi hỏi sao cái gì ông cũng biết vậy ? Ông bảo tại ngày xưa ông từng đi biển nên ông phải biết để lỡ có trôi dạt vào hoang đảo cũng có thể sinh tồn. Sau đó nghe người ta nói “ngậm ngải tìm trầm” có ăn hơn nên ông đã bỏ biển lên rừng để mong thay đổi số phận. Ông bảo, đi biển phải theo luật biển, đi rừng cũng phải theo luật rừng, và ở đâu cũng phải học hỏi kỹ năng để có thể sống còn. Không may cho ông, ông đã phạm lỗi với Thánh Mẫu Thiên Y A Na nên phải bỏ rừng về đạp xích lô. Ông bảo vì thế mà ông không cho chúng tôi leo lên tháp Chàm, sợ Thánh Mẫu giận ông mà phạt lây qua chúng tôi. Tôi hỏi ông phạm lỗi gì vậy ? Ông không trả lời chỉ bẽn lẽn cười trừ. Tôi học được từ ông nhiều hơn những gì tôi học được ở trường cũng như ở nhà. Ông hướng dẫn kỹ năng sống, tính tự lập và hun đắp cho tôi tinh thần phiêu lưu.

 Trên những chuyến đi dạo bằng xích lô như thế, chúng tôi thường xuyên gặp những chú lính Hải quân đi ngược chiều, sải những bước mạnh mẽ hiên ngang. Bộ quân phục trắng tinh với mũ lưỡi trai cứng (casquette) hoặc mũ vải mềm, cầu vai xanh đậm với những sợi dây tua vàng, trông rất oai phong lẫm liệt.

27 tháng 2 2023

Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam. Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa.Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông.Trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ – khí đốt. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn.

Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu (rạn) san hô nói chung (trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng) và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines. Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m).Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có dân bản địa sinh sống.

Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông. Thanh niên cần hưởng hứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng , thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại.

 

 

28 tháng 5 2022

cảm nhận của em về đoạn thơ là em thấy nỗi nhớ quê hương da diết của người lính 

28 tháng 5 2022

thêm từ đảo ở cuối

23 tháng 10 2019

Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Không có môi trường, chúng ta sẽ không có không gian sinh sống, không có thức ăn để tồn tại, không có không khí để hít thở,…Vì thế, bảo vệ môi trường là một công việc mà thiết nghĩ ai cũng nên làm, và em cũng đã làm một việc để góp phần vào công việc ấy.

Mỗi ngày khi đến trường, em thường đi bộ trên một đoạn đường tương đối vắng. Do ít người qua lại nên đoạn đường này rất sạch sẽ, không khí thì trong lành, hoa lá phát triển tươi tốt. Trước buổi học, khi đi ngang qua con đường ấy, em lại cảm thấy khoan khoái và thoải mái vô cùng.

Hôm đó, cũng như thường lệ, em đến trường sớm và rảo bước trên con đường quen thuộc. Bất ngờ, từ xa xa, em phát hiện có một túi nilông màu đen rất lớn đang nằm choán giữa đường. Xung quanh không có ai nên em không thể xác định được chiếc túi ấy là của người nào để mang trả. Em tò mò, không biết có thứ gì bên trong. Liệu đây là chiếc túi chứa đồ ăn của ai đó vừa đánh rơi? Hay trong đây chứa tài sản giá trị nào đó? Hàng loạt câu hỏi vang lên trong đầu, thế là em quyết định mở chiếc túi ra kiểm tra. Khác xa với dự đoán của em, chiếc túi bị vứt ấy chỉ là một túi rác không hơn không kém. Trong túi ngổn ngang biết bao li nhựa, hộp xốp, vỏ trái cây,…đang trong thời gian phân hủy và bốc mùi vô cùng hôi thối. Em vội vàng buộc chặt miệng bao và đẩy lại chỗ cũ. Toan bước tiếp thì em cảm thấy mình phải làm gì đó, nếu để túi rác giữa đường như thế này sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu, lại có thể khiến người đi đường bị vấp và bị thương. Nghĩ vậy, em bèn quay lại chỗ cũ, mang túi rác theo bên mình. Đây là đoạn đường vắng nên không hề có một thùng rác nào cả, em đành mang túi rác đến trường trước sự cười đùa của các bạn. Tuy vậy, em lại không hề cảm thấy xấu hổ mà trong lòng lại rất vui vì có lẽ, em vừa làm một việc, dù là nhỏ nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đoạn đường em thường đi học đó thi thoảng vẫn xuất hiện những túi rác. Cứ mỗi lần như vậy, em lại mang chúng đến trường và bỏ vào thùng rác. Em không hề thấy khó chịu mà còn cảm thấy đó là việc đúng đắn mà một học sinh như em nên làm.

Em hi vọng rằng, mỗi người trong chúng ta hãy có ý thức và cùng chung tay bảo vệ môi trường, để môi trường mãi là không gian sống trong lành, sạch đẹp cho chính chúng ta.

23 tháng 10 2019

ko chép mạng nhé

26 tháng 10 2017

Gợi ý:

Mở bài:

- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

- Có người khác chứng kiến hay không?

- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

- Em có vui khi làm công việc đó?

- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

26 tháng 10 2017

Tối hôm qua, trời mưa to, gió lớn, cơn bão số 7 tràn về làng. Em nằm ngủ trong nhà, nghe tiếng gió rít ngoài trời mà vô cùng sợ hãi. Sáng ra, mưa tạnh hẳn. Em vội bật dậy chạy ra sau vườn. Một cảnh tượng đổ nát, bi thương đập ngay vào mắt em. Khóm hoa hồng xanh tươi, nõn ngọc em yêu thích nhất hôm nào giờ đã tan tác gãy. Bụi chuối nằm rạp người, vẻ ốm yếu, mệt mỏi. Hàng nghìn lá xoài bị gió giật đêm qua rơi lả tả khắp sân vườn… Những cảnh tượng bi thương đó làm tim em nhói đau. Bỗng trong đầu em lúc này loé lên một tia sáng. Em vội chạy vào nhà lấy vài cành cây: chống bụi chuối lên, cắm những cọc sâu, đỡ khóm hồng dậy như thường ngày. Mẹ em thấy thế liền bảo:
-Con làm gì thế? Đỡ những khóm hồng dậy như vậy thì chưa chắc hẳn nó sẽ sống được đâu! Nghe mẹ nói thế, bà nội em vội nói chữa:
-Con cứ để cho cháu nó làm, biết đâu được đấy!
Quả thật, một ngày mệt mỏi cũng rôi qua, sáng hôm sau, mọi vật trước mắt em dường như có sự thay đổi hẳn. Em vô cùng mừng rỡ. Khóm hoa hồng héo rũ hôm qua giờ đã bắt đầu xanh tươi trở lại. Cây chuối không khoẻ hẳn nhưng vẫn phát triển bình thường. Kết quả em đã làm dù rất nhỏ nhưng đã để lại trong lòng em tràn ngập niềm vui. Em tự thấy hãnh diện với lòng mình khi đã làm một việc tốt. Biết giúp đỡ mẹ cha, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường: “ Xanh – sạch –đẹp”.

14 tháng 10 2016

Bạn tham khảo đoạn van này nhé bạn:

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường. 
 

14 tháng 10 2016

Tối hôm qua, trời mưa to, gió lớn, cơn bão số 7 tràn về làng. Em nằm ngủ trong nhà, nghe tiếng gió rít ngoài trời mà vô cùng sợ hãi. Sáng ra, mưa tạnh hẳn. Em vội bật dậy chạy ra sau vườn. Một cảnh tượng đổ nát, bi thương đập ngay vào mắt em. Khóm hoa hồng xanh tươi, nõn ngọc em yêu thích nhất hôm nào giờ đã tan tác gãy. Bụi chuối nằm rạp người, vẻ ốm yếu, mệt mỏi. Hàng nghìn lá xoài bị gió giật đêm qua rơi lả tả khắp sân vườn… Những cảnh tượng bi thương đó làm tim em nhói đau. Bỗng trong đầu em lúc này loé lên một tia sáng. Em vội chạy vào nhà lấy vài cành cây: chống bụi chuối lên, cắm những cọc sâu, đỡ khóm hồng dậy như thường ngày. Mẹ em thấy thế liền bảo: -Con làm gì thế? Đỡ những khóm hồng dậy như vậy thì chưa chắc hẳn nó sẽ sống được đâu! Nghe mẹ nói thế, bà nội em vội nói chữa: -Con cứ để cho cháu nó làm, biết đâu được đấy! Quả thật, một ngày mệt mỏi cũng rôi qua, sáng hôm sau, mọi vật trước mắt em dường như có sự thay đổi hẳn. Em vô cùng mừng rỡ. Khóm hoa hồng héo rũ hôm qua giờ đã bắt đầu xanh tươi trở lại. Cây chuối không khoẻ hẳn nhưng vẫn phát triển bình thường. Kết quả em đã làm dù rất nhỏ nhưng đã để lại trong lòng em tràn ngập niềm vui. Em tự thấy hãnh diện với lòng mình khi đã làm một việc tốt. Biết giúp đỡ mẹ cha, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường: “ Xanh – sạch –đẹp”.
Đây mới chỉ là 1 đoạn văn bạn hãy viết thêm và thyam khảo bài viết này nhé!