K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2020

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

29 tháng 10 2020

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”

29 tháng 10 2020

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

23 tháng 11 2017

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

23 tháng 12 2017

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

23 tháng 12 2017

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

14 tháng 12 2017

nhi đồng ; trả lời ; thủy thủ ; trưng trắc hoặc trưng nhị ; hoàng hôn ; tương lai ; tươi tốt ; ........

17 tháng 12 2017

Cùng nghĩa với thếu nhi là nhi đồng

Đáp lại câu hỏi của người khác là trả lời

Người làm việc trên tàu thuỷ là thuỷ thủ

Tên của 1 người trong 2 bà Trưng thì bạn chọn nhé :

+ Trưng Trắc

+ Trưng Nhị

Trái nghĩa với quá khứ là Tương Lai,trái ngĩa với khô héo là xanh tươi,trái nghĩa với cộng đồng là đơn độc,tô màu

Ý kiến của mình là vậy ! Mình kb với bạn ròi ! Mình kết bạn và trả lời rồi nhớ TlCK giúp mình zới !

16 tháng 11 2021

Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.

Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.

Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.

Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.

1 tháng 11 2017

Trong cuộc sống, ai mà chẳng có ước mơ. Riêng em, ước mơ cháy bỏng của em là trở thành một bác sĩ giỏi. Ước mơ này đã có từ khi em còn học lớp 3.

Hồi ấy, trong một buổi chiều hè, em bị sốt, mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Em nhớ rất rõ hình ảnh người bác sĩ đã khám bệnh cho em. Bác sĩ ấy mặc chiếc áo bờ-lu trắng, đầu đội mũ trắng. Đặc biệt là đòi mắt hiền từ ẩn trong đôi kính trắng, những cử chỉ tận tụy của người bác sĩ đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị, em bỗng ao ước sau này mình trở thành một bác sĩ giỏi. Ước mơ đó đã làm em phấn chấn tinh thần, dường như em đã quên hết bệnh tình của mình. Bác sĩ khám bệnh và ghi toa thuốc cho em xong, bác dặn dò em cần uống thuốc đúng liều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Trước khi tiếp tục công việc của mình đối với bệnh nhân khác, bác sĩ không quên nụ cười thân thiện dành cho em và lời dặn dò ân cần để em chóng khỏi bệnh.

Được tiếp xúc với người thầy thuốc đầy lòng nhân ái, nét mặt em như vui hẳn lên. Thấy thế, mẹ em hỏi:

- Con thấy đỡ mệt rồi phải không? Có việc gì mà em cảm thấy vui như thế? Em liền kể cho mẹ nghe về ước mơ của mình:

- Con ước mơ trở thành người bác sĩ giỏi.

Mẹ hỏi tiếp:

- Nếu sau này ước mơ của con sẽ thành hiện thực thì con có tận tâm với nghề nghiệp và có yêu thương người bệnh không?

Em trả lời với mẹ một cách phấn khởi:

- Có mẹ ạ! Con sẽ tận tâm với nghề nghiệp vì đây là nghề thầy thuốc, liên quan đến sinh mạng con người. Và con sẽ hết lòng thương yêu bệnh nhân như người bác sĩ đã khám bệnh cho con.

Mẹ em rất vui vì em có một giấc mơ đẹp. Mẹ khuyên em phải ra sức học tập và rèn luyện sức khỏe để đạt mơ ước của mình.

Em thầm mong ước mơ của em được trở thành hiện thực. Em cũng tự nhủ: Không có một thành công nào tự đến mà không có sự chăm lo học tập, kiên trì rèn luyện và hướng tới tương lai.

1 tháng 11 2017

Con người sinh ra trên đời ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, và em cũng vậy, em luôn nuôi dưỡng trong mình những ước mơ, tuy nhỏ nhưng đối với em nó vô cùng có ý nghĩa. Em cũng biết ở cuộc sống thực không thể xuất hiện bà Tiên, ông Bụt, không có một sức mạnh siêu nhiên nào có thể giúp em thực hiện được những giấc mơ đó nên em nghe lời bố mẹ, thầy cô ra sức học hành, phấn đấu để tự mình thực hiện được ước mơ của riêng mình. Em có nhiều ước mơ lắm, nhưng ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ.

Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Mọi người ai cũng sẽ bị ốm nhưng chỉ cần có bác sĩ thì căn bệnh sẽ được chữa khỏi tức thì. Em thấy nghề bác sĩ thật kì diệu, đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Vì vậy mà em thấy những người bác sĩ như những ông Tiên trong truyện cổ tích vậy, dùng phép màu mang lại hạnh phúc cho những người gặp khó khăn.

Mẹ em nói “Lương y như từ mẫu”, ban đầu em không hiểu lắm nhưng nay em đã hiểu, câu tục ngữ nhấn mạnh vai trò và đạo đức của người bác sĩ, đó chính là sự quan tâm, chăm sóc tận tình bệnh nhân như chính người mẹ của mình vậy. Một lí do khác mà em muốn trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn.

Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Khi đã có đủ năng lực thì em sẽ giúp cho mọi người chữa bệnh, giảm đi những đau đớn cho họ và khiến cho cuộc sống của con người thêm phần tươi sáng, hạnh phúc hơn. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

19 tháng 2 2018

ai nhanh minh h cho

19 tháng 2 2018

ban nao nhanh tay minh h cho 

22 tháng 10 2017

Ngày xưa, có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông. Phú ông tính rất keo kiệt. Đối với kẻ ăn người ở, hắn có rất nhiều mánh khóe để bòn công mà không phải trả thêm tiền. Trong nhà hắn có một cô con gái chưa gả chồng. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt:

- Cứ cố làm việc đi con ạ! Lão sẽ gả con gái cho!

Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh chàng bỗng nuôi hy vọng làm rể phú ông. Từ đó, anh đổ sức ra làm việc không biết mệt. Trời chưa sáng anh đã lội bì bõm ở ngoài đồng; cho đến tận khuya vẫn còn trần lực xay lúa giã gạo, kéo trục, bện thừng, v.v... Bao nhiêu công việc của chủ giao, dù khó khăn nặng nhọc thế nào, anh cũng không từ chối.

Phú ông thấy mưu mình đắt thì mừng lắm. Đứa con gái của lão đời nào lão lại chịu gả cho hạng người như anh. Lão đã nhận lời gả cho con một nhà giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ.

Song để giấu anh, lão bắt mọi người phải giữ kín. Còn anh, anh vẫn không nghi ngờ gì cả, vẫn quần quật làm việc và gửi gắm hy vọng vào ông chủ.

Lật đật mà ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông người ta bày bàn dọn ghế, giết lợn mổ gà tấp nập. Để cho anh đầy tớ khỏi sinh sự lôi thôi làm lỡ cuộc vui của con mình, phú ông gọi anh đến và bảo:

- Con làm việc khá lắm, lão rất ưng ý. Hôm nay lão đã sửa soạn cỗ bàn rồi đây. Nhưng mà con cũng phải có gì làm sính lễ mới được. Ta không đòi tiền bạc ruộng vườn gì cả. Cứ lên rừng chọn cây tre nào có một trăm đốt chặt mang về đây, lão sẽ cho làm lễ thành hôn. Nếu không có thì lão gả cho người khác đấy!

Anh chàng đứng ngẩn người ra một lúc, nhưng sau đó người ta thấy anh cầm rựa cắm cúi ra đi. Lên rừng, anh cố tìm những bụi tre cao rồi lách vào mà chặt. Nhưng mỗi một cây tre ngả xuống là một lần anh thất vọng. Tre trông cao ngất ngưởng là thế nhưng nhiều lắm cũng chỉ đến bốn mươi đốt là cùng.

Tuy vậy, anh vẫn không chịu nản. Anh lại luồn vào những nơi hiểm hóc có những bụi tre già, và mặc cho gai tre tua tủa cào rách cả áo, toạc cả da, anh vẫn không bận tâm, chỉ mong có một cây tre trăm đốt để mang về làm lễ dâng lên bố vợ. Anh giơ cao rựa chặt lấy chặt để. Nhưng tất cả những cây ngả xuống, đếm đi đếm lại cũng chỉ hơn những cây trước chừng dăm bảy đốt là cùng. Buồn rầu quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở.

Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên trước mặt, hỏi:

- Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?

Anh gạt nước mắt kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe đoạn, Bụt bảo:

- Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt lấy một trăm đốt tre mang về đây cho ta.

Anh nông phu lập tức làm theo lời Bụt dặn. Nhưng khi mang đủ một trăm đốt tre về, thì anh lại khóc:

- Sao con lại khóc?

Anh trả lời Bụt:

- Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt, chứ không phải chặt một trăm đốt tre!

Bụt yên ủi, rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô mấy tiếng: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Anh làm theo lời thì màu nhiệm thay, khi mấy tiếng hô vừa phát ra, anh đã thấy tất cả các đốt tre dính vào nhau như là từ một cây sinh ra vậy. Hết sức mừng rỡ, anh vội chạy lại định mang tre về, nhưng dù lấy hết gân sức, cũng không tài nào đỡ lên vai và quay trở được. Loay hoay mãi, cuối cùng anh buông tre rồi ngồi phịch xuống đất khóc. Bụt lại hỏi:

- Làm sao con lại khóc nữa?

- Cây tre dài quá, anh đáp. Con không làm sao mà đưa về nổi.

Bụt lại bảo anh hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Anh vừa hô xong thì cũng mầu nhiệm không kém gì lần trước, những đốt tre tự nhiên rời ra ngay. Anh mừng quá, hết lời cảm ơn Bụt, rồi xếp tre làm hai bó, quảy ra khỏi cửa rừng.

Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp bước vào lễ cưới. Anh lẳng lặng đặt gánh tre giữa sân rồi gọi phú ông ra nhận sính lễ. Thấy các đốt tre, phú ông vội quát:

- Tao bảo mày chặt cho được một cây tre trăm đốt, chứ có phải chặt một trăm đốt tre đâu! Rõ ngớ ngẩn!

Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hố vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước[1].

KHẢO DỊ

Tình tiết người dính vào tre lằng nhằng một lũ tương tự với tình tiết người dính vào ngỗng kéo nhau đi một đoàn của một truyện cổ tích Đức do Grim (Grimm) sưu tầm: Con ngỗng vàng. Đại khái có một chàng ngốc vào rừng đốn củi, nhờ chia bánh và rượu cho một ông tiên trá hình nên được ông cho một con ngỗng có bộ lông bằng vàng (Trước đó, hai người anh của chàng ngốc vì xấu bụng không chia bánh và rượu nên chỉ bị thương mà không được gì). Về đến quán nghỉ có ba cô gái con chủ quán lần lượt đến định nhổ trộm lông nhưng bị dính chặt vào ngỗng. Anh mang ngỗng đi, kéo theo cả ba cô. Cha xứ và những người khác đến gỡ hộ cũng bị dính vào thành một chuỗi dài. Đến kinh đô, một công chúa cả đời không cười, thấy thế thì cười ầm lên. Để cho chàng ngốc không lấy được công chúa như đã hứa trước đây (gả công chúa cho người nào làm cho nàng cười được), vua lần lượt bắt anh phải uống một hầm rượu, ăn một núi bánh, chế ra một con tàu đi được cả trên cạn lẫn dưới nước. Nhờ có ông tiên, anh đã giải quyết được cả ba việc, và sau đó được kết duyên với công chúa[2].