Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận dong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội
Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.
Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.
Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thi cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.
:::::D
Tôi là Hươu, cũng như Nai, Hoẵng, Thỏ trên đầu chỉ có hai cái tai mềm mại. Nhưng so với các bạn thì tôi là nhút nhát nhất. Cái gì tôi cũng sợ: Sợ bóng tối, sợ cả thú dữ nữa.
Tuy vậy, bạn bè ai cũng quý tôi vì tôi chăm chỉ, tốt bụng. Hôm trước, nghe tin bác gấu ốm nặng, tôi đã xin mẹ cho đến thăm bác. Đến nơi, tôi nghe trong hơi thở yếu ớt:
– Bệnh của bác nặng lắm. Chỉ có là Thảo Huyền mọc ở khe núi sâu mới chữa được.
Tôi nhanh nhảu đáp:
- Cháu chạy nhanh như tên bay, để cháu vào rừng lấy lá thuốc cho bác.
Không đợi bác Gấu nói gì, tôi vội chào bác và lên đường ngay. Nhưng đường rừng hiểm trở, rất nhiều thú dữ, tôi bắt đầu thấy run. Khi bóng tối tràn xuống cả khu rừng, tôi lại càng sợ. Tôi nép vào một gốc cây khác.Thần cây hiện lên hỏi:
- Tại sao cháu khóc? Cháu bị lạc mẹ à?
- Dạ không ạ. Cháu muốn đi vào khe núi để lấy lá Thảo Huyền về cho bác Gấu. Nhưng rừng thì rộng, có bao nhiêu thú dữ nên cháu sợ lắm.
- Sợ thì cháu hãy mau quay về nhà đi!
- Nhưng cháu thương bác Gấu lắm. Không có thuốc bác ấy chết mất.
Thần cây ân cần:
- Cháu là một đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu. Đây ta cho cháu những cành cây khoẻ khắn của ta. Cháu hãy đội lên đầu, cháu sẽ có thêm sức mạnh.
Tôi rối rít cảm ơn Thần cây rồi lên đường. Tôi băng qua suối, qua đèo mà không sợ thú dữ hay bóng đêm nữa. Khi tôi đem lá thuốc về, trời cũng rạng sáng. Tôi thấy muông thú trong rừng đang ngồi vây quanh bác Gấu. Tôi vội đưa lá thuốc cho bác nhai. Thật kỳ diệu, chỉ trong ít phút bác gấu đã khoẻ lại. Tất cả muông thú có mặt đều hỏi:
- Cây thuốc gì mà quý đến thế hở bác?
- Thuốc quý nhưng tấm lòng của Hươu còn quý hơn nhiều. Chính Hươu đã cứu bác đấy – Bác gấu ôn tồn nói.
Khi ấy, tất cả mới để ý đến tôi. Và ai cũng ngạc nhiên khi thấy trên đầu tôi là những cành cây vững chắc. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện khi gặp Thần cây cho mọi người nghe. Và kỳ lạ chưa, cái cành cây trên đầu tôi đã dính chặt từ bao giờ. Mẹ tôi vuốt ve món quà Thần cây tặng cho tôi và gọi đó là Sừng Hươu.
Từ đó, loài Hươu chúng tôi luôn mang sừng trên đầu để chống lại thú dữ và tôi chẳng còn nhút nhát như trước nữa.
mk ko phét văn mẫu đâu nhá , mk chỉ chép mạng thôi hihi
Cây phượng vĩ được trồng trong sân trường, ngay trước cửa lớp em. Em nghe cô chủ nhiệm nói cây được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng cách đây năm mươi năm rồi, từ khi trường mới thành lập.
Cây phượng vĩ cao lắm, cao qua cả tầng một trường em. Thân cây to và chắc nịch đến hai ba người ôm mới hết. Thân cây xù xì có màu nâu sẫm. Lá phượng xòe tán lá rộng xum xuê, tỏa bóng mát khắp một góc sân. Lá phượng gồm nhiều lá nhỏ xíu mọc ra từ cành nhỏ, xêp song song. Lá có màu xanh mướt. Khi lá đã già sẽ ngả sang màu vàng óng. Mỗi lần có một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá phượng màu vàng nhỏ xíu lại bay bay rồi rơi xuống phủ một màu vàng khắp sân trường trông thật nên thơ.
Hè đến, phượng nở hoa đỏ rực rỡ. Từ trên cao nhìn xuống hoặc từ xa nhìn lại, cây xòe tán rộng với những chùm hoa nở bung nổi bật như những đốm lửa. Hình ảnh hoa phượng có lẽ gần gũi với tất cả những cô cậu học trò nhỏ bởi hầu hết ngôi trường nào cũng trồng hoa phượng ở sân trường. Thỉnh thoảng nhìn ra gốc cây, em vẫn thấy một vài bạn nhặt cánh hoa ép vào trang vở của mình rồi cùng nhau cười khúc khích. Cây phượng cho bóng mát nên mỗi giờ ra chơi, mấy nhóm bạn lại rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới gốc cây ấy, tiếng nói cười lúc nào cũng rộn rã khắp sân trường.
Em rất yêu cây phượng vĩ ở trường. Cây không chỉ cho bóng mát mà còn cho chúng em kỷ niệm đẹp tuổi học trò. Em sẽ cùng các bạn chăm sóc cho cây luôn tươi tốt.
Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.
Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.
Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.
Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.
Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.
Bài làm
Tết là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm vì thế mọi người thường chuẩn bị nhiều thứ để có một cái tết ấm cúng và trọn vẹn. Những ngày giáp tết chợ tết đông đúc, náo nhiệt khác hẳn ngày thường, nó mang đến không khí tết gần hơn với mỗi người.
Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đua nhau đi sắm tết. Chợ tết vì thế đông vui hơn khác hẳn ngày thường. Tôi cũng được mẹ cho đi chợ tết chơi và sắm sửa đồ đạc. Cổng chợ tấp nập ai cũng vội vã, nối chân nhau để chọn những món đồ thiết yếu phục vụ tết nguyên đán cận kề. Khác với những ngày thường khu chợ nhỏ xíu bỗng chốc đông đúc, có người còn chen lấn xô đẩy nhau.
Chợ Tết không chỉ đồng người mua mà người bán cũng bận rộn không kém với những gian hàng của mình. Trẻ con thì thích thú với gian hàng đồ chơi và những quả bóng bay đủ màu sắc sặc sỡ. Người trẻ thì lại chen chúc trong những gian hàng bán quần áo, ai cũng muốn mua cho mình những bộ quần áo thật đẹp để đi chơi tết. Những món quà ăn vặt cũng được nhiều người ghé vào thưởng thức trong tiết trời đông lạnh giá.
Không khí nhộn nhịp náo nhiệt mang hơi thở của tết, của một mùa xuân mới. Ngày thường hàng hóa đơn giản bao nhiêu thì ngày giáp tết chợ tết đa dạng bấy nhiêu, từ thịt, đến các hàng tạp hóa bánh kẹo phục vụ tết. Hàng thịt có lẽ thu hút nhiều người ghé mua hơn cả, bên cạnh đó là hàng lá dong chật kín người, những chiếc lá dong xanh mướt được gấp thành những tập nhỏ, người mua người bán rôm rả đáp lời nhau. Lá dong và thịt, đỗ là những nguyên liệu không thể thiếu được ở chợ tết, bởi không có bánh trưng thì không còn gọi gì là tết nữa.
Năm nào đi chợ tết cũng nhộn nhịp, đông vui như được mùa, tiếng cười nói của những người bán, người mua, người đi chơi rộn ràng, hối hả. Ai cũng dành hết thời gian để mua sắm, để hòa vào dòng người chọn cho mình những món đồ về chuẩn bị đón năm mới. Chợ tết mang không khí của Tết đến gần hơn với mỗi người, ai đã từng một lần đi chợ tết chắc hiểu được điều đó. Trẻ con náo nức đi chợ để được bố mẹ mua cho những bộ cánh thật đẹp, các bà, các mẹ đi chợ để mua gói miến, hay gói măng, thịt lợn về nấu những món ăn truyền thống trong dịp tết.
Chợ tết đông đúc nhất có lẽ vẫn là những hàng quà dân dã. Với đủ các món quà quê đơn giản là bát bún chan, bánh cuốn, phở gà, chè thập cẩm, trứng vịt lộn… Mọi người xúm lại những gian hàng này để ăn những thức quà nóng hổi giữa tiết trời se lạnh. Thường những phiên chợ đông như thế này chủ yếu là những thanh niên hay các cụ già mới có thời gian để ngồi ăn quà vặt, còn những người khác còn phải lo mua đồ.
Những cô hàng xén cũng đắt hàng không kém mỗi phiên chợ tết. Hàng hóa bày la liệt nhưng người mua thì đông, đôi khi có cô còn tính nhầm tiền cho khách gọi với trong đám đông. Gian hàng hoa quả cũng hút đông người tới mua sắm. Những nải chuối xanh, chuối chín, đến những quả bưởi… được người ta dải ra bày bán trong những chiếc thúng nhỏ hay dải một tấm nilong nhỏ để đặt lên trên. Mọi người đều tất bật mua sắm, nhiều người tay xách nách mang vô số thứ nhưng vẫn nán lại để sắm một vài thứ để có một cái tết đầy đủ và ấm cúng.
Phiên chợ cuối năm là sự kết thúc của năm cũ chào một năm mới, nhưng ở đó không khí tràn ngập sự đông vui. Bởi chợ là nơi mang tết về gần hơn với mỗi người và là một nét đặc trưng trong mỗi dịp năm mới cận kề. Mỗi lần đi chợ tết là một lần được đón cái không khí của một mùa xuân đến sớm hơn, ai nấy đều vui tươi, phấn khởi đón một mùa xuân chuẩn bị bước sang.
Chúc bạn học tốt!!!
Muốn ko mạng tự down bài zăn zề mà nghĩ
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất
Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành
kb tự ziết
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.
Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.
Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
BÀI VĂN TẢ MẸ CỦA EM
Em lớn lên trong sự nghiêm khắc của cha, trong những câu chuyện cổ tích của bà. Hơn thế nữa, em được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Chính vì vậy mà mẹ là người em yêu quý và kính trọng vô cùng.
Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã đi qua, vậy nhưng trong mắt em mẹ vẫn luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất. Mẹ em có dáng người nhỏ nhắn cùng nước da màu bánh mật khỏe mạnh. Khuôn mặt trái xoan của mẹ em toát lên vẻ đằm thắm, dịu dàng truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Có người từng nói rằng: “Ai có mũi dọc dừa thì sẽ rất xinh” quả thật không sai, chiếc mũi dọc dừa cao là điểm nhấn trên khuôn mặt dịu dàng của mẹ.
Mẹ có mái tóc màu đen, mượt mà đổ dài như dòng thác, khi làm việc mẹ em sẽ búi cao và giữ mái tóc bằng một chiếc cặp đính đá rất đẹp. Lúc ấy trông mẹ mới quý phái và sang trọng biết nhường nào. Em ấn tượng nhất với đôi bàn tay của mẹ. Mẹ không có đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút, đôi bàn tay mẹ xương xương và thô ráp do nhiều năm cầm phấn. Vậy nhưng khi đôi bàn tay ấy xoa đầu em, em lại cảm thấy ấm áp lạ kì, phải chăng đây là hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
Mẹ em rất hiền nhưng cũng thật nghiêm khắc. Mỗi khi em mắc lỗi, thay vì đánh mắng hay dễ dàng bỏ qua, mẹ sẽ ngồi bên chỉ cho em hiểu cái sai trong hành vi của mình để từ đó rút ra nghiệm. Gọn gàng. Ngăn nắp là một trong những đức tính tốt của mẹ. Nhờ có đôi bàn tay của mẹ mà căn nhà nhỏ bé của chúng em luôn rực rỡ và thoáng mát.
Ngoài ra mẹ cũng thích trồng hoa và đan lát. Mảnh vườn trước nhà em đẹp đến mức bất cứ ai đến nhà cũng phải trầm trồ khen ngợi. Còn khi những cơn gió Bắc tràn về mà được khoác lên cổ chiếc khăn len do chính tay mẹ đan thì còn gì bằng, cảm giác như vòng tay ấm áp của mẹ đang ôm lấy mình vậy. Mỗi buổi sáng mẹ đều thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, rồi lại tất bật sửa soạn để lên lớp. Mỗi khi đến lớp, mẹ tự tin trong chiếc áo dài màu tím Huế, mẹ như mang cả sắc trời Thừa Thiên vào trong giảng đường. Mẹ em nấu ăn rất ngon vậy nên khi mẹ đi vắng, em nhớ mẹ, nhớ luôn cả những món ăn ngon lành mà mẹ thường xuyên nấu nữa.
Em yêu mẹ nhất nhà. Bằng chính tâm hồn và trái tim của một người con đối với mẹ của mình. Em chỉ mong sao mẹ có thể hạnh phúc bên gia đình và nhiệt huyết đối với công việc.
Mình lười ghi lắm hay cho bạn mở đầu nè :
Bởi cái tính tham lam của tôi mà tôi phải nhận kết cục như vậy! Tôi còn sống để ngồi đây kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe đều nhờ vào người em út của tôi. Người em mà xưa nay tôi không coi nó ra gì. Thôi không dài dòng nữa vào câu chuyện mà tôi định kể để hiểu rõ hơn nhé. Cau chuyện tên : Cây khế
ko chep mang ko chep sach thi tu di ma nghi di than vo lin da nao loz
mình ngĩ bạn có thể lên trang vndoc.vn để bạn lấy dàn ý
add friends nha
DÀN Ý MỜ BÀI
– ‘Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng vàn học Việt Nam).
– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thỉếu niên Việt Nam.
THÂN BÀI
1) Cậu bé làng Gióng ra đời
– Đời Hùng Vương thứ 6
– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn khòng biết đi, biết nói, biết cười.
2) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng
– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
– Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Vời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt
– Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.
3) Chàng trai làng Gióng xung trận
– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc ; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.
4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời
– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
5) Vết tích còn lại
– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.
KẾT LUẬN
Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng , về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.
DÀN Ý MỜ BÀI
– ‘Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng vàn học Việt Nam).
– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thỉếu niên Việt Nam.
THÂN BÀI
1) Cậu bé làng Gióng ra đời
– Đời Hùng Vương thứ 6
– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn khòng biết đi, biết nói, biết cười.
2) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng
– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
– Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Vời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt
– Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.
3) Chàng trai làng Gióng xung trận
– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc ; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.
4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời
– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
5) Vết tích còn lại
– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.
KẾT LUẬN
Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng , về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.
Gió là một hiện tượng thiên nhiên gần gũi và thân thuộc với tất cả con người chúng ta. Gió còn đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống như: sản xuất điện bằng năng lượng gió, gió đem lại cho ta sự mát dịu giữa trưa hè oi ả, gió cũng giúp cho thực sự di cư của thực vật như việc gió thổi các hạt giống đến các vùng lân cận làm nó sinh sôi và phát triển trên vùng đất mới. Ngoài ra gió còn tạo ra nhiều thứ âm thanh kỳ ảo trong cuộc sống.
Khi giò thổi nhẹ tiếng gió rì rào rì rào, nếu gió có chút giận hờn gì đó gió sẽ thổi mạnh hơn và tiếng gió cũng trở nên khác hẳn, nó ầm ầm chứ không còn lãng mạn lao xao như lúc gió dịu dàng. Có lẽ gió cũng mang tâm trạng như con người. Cũng bởi vậy khi gió tức giận gió xoáy thành cuồng phong, gió gầm rít bốc hết tất cả những thứ xung quanh rồi quẳng đến một nơi xa nào đó. Sự sáng tạo của gió không chỉ riêng với âm thanh mà với cả những thứ khác đã vượt xa sức tưởng tượng của con người chúng ta.