K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2019

II.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

4 tháng 5 2022

giúp dớiii

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 4 2018

Đoạn văn sử dụng nghệ thuật liệt kê để miêu tả cảnh tượng đê vỡ. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các câu văn miêu tả hành động của những người dân đang chống lại mưa lũ: "kẻ thì thuổng... chuột lột". ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh "ướt như chuột lột".

Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này là nhằm mô tả tình thế sầu thảm của người dân trước nguy cơ đê vỡ. Những người dân yếu ớt đang ra sức chống lại bão lũ, trong khi đó quan phụ mẫu bình yên chơi tổ tôm trong đình. Nghệ thuật liệt kê có tác dụng tả thực và lên án sâu sắc thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm...

9 tháng 5 2018

cho hỏi ND chính của đoạn này là gì vậy?

7 tháng 4 2022

phép tu từ: liệt kê

tác dụng  : miêu tả được rõ tình cảnh khốn khổ của người dân khi bận bịu , quật lộn với con lũ sắp đến .

=> làm cho sự miêu tả của đoạn văn được diễn đạt hay hơn .

7 tháng 4 2022

Biện pháp tu từ : liệt kê

Tác dụng : nhấn mạnh các công việc đắp đê và sự vất vả, khổ nhọc của người dân hộ đê.

29 tháng 3 2022

B

29 tháng 3 2022

`bb\B`

20 tháng 4 2022

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm "sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. Ý nghĩa của nhan đề là: Phê phán những người vô trách nhiệm, không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh mà chỉ biết nghĩ cho lợi ích bản thân mình (Sống chết mặc bay trong câu tục ngữ " Sống chết mặc bay, tiền thấy bỏ túi")

Câu 2. 

- Phép so sánh nằm ở câu " người nào người nấy lướt thướt như con chuột lột"

- Tác dụng: gợi tả, miêu tả hình ảnh của những người đang vội vã giữ đê "như con chuột lột", làm hình ảnh trở nên sinh động, dễ hình dung hơn.

Câu 3

( Mình chỉ làm các ý thôi nhé )

* Hình ảnh của quan phụ mẫu:

- Sung sướng, ăn chơi xa hoa hưởng lạc với những thú vui cờ bạc ( Bn nêu các dẫn chứng trong bài ra)

- Vô trách nhiệm, coi mạng của nhân dân như cỏ rác, đổ hết trách nhiệm lên đầu của nhân dân

- Chỉ nghĩ tới bản thân mình trong hoàn cảnh nguy hiểm, gấp rút.

Câu bị động: Bn có thể đưa vào trong đoạn văn với câu : Nhân dân thì bị xem như cỏ rác, bị mắng chửi, bị đổ hết trách nhiệm lên đầu bởi những tên " quan phụ mẫu " trong tình cảnh "dầu sôi lửa bỏng".

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm…a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật...
Đọc tiếp

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm…

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

c. Dựa theo ngữ liệu của văn bản “Sống chết mặc bay”, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chứng minh rằng: “Tình cảnh của nhân dân trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là nghìn sầu muôn thảm”. Trong đó, đó có sử dụng câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ).

1
1 tháng 6 2020

a. Tình cảnh khốn cùng của nhân dân để đối phó với cơn bão..

b. Biện pháp liệt kê

27 tháng 4 2022

a) . Sống chết mặc bay 

t.g : Phạm Duy Tốn

b) tự sự

d ) chỉ ra: câu đầu

=> tác dụng : tăng hiệu quả diễn đạt , miêu tả chi tiết cụ thể và rõ ràng hơn tình cảnh khốn khổ của người dân khi chống lũ đắp đê.

27 tháng 4 2022

TK:

a, Trích từ bài sống chết mặc bay. Tác giả: Phạm Duy Tốn

b, PTBĐ: Tự sự

c, Liệt kê: ( kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào cừ, nào đắp)

TD: Cho thấy sự khốn khổ và vất vả của dân phu khi đi hộ đê dưới trời mưa bão. Đồng thời cho thấy tình cảnh khốn cùng của họ.

27 tháng 4 2022

a.-Đoạn văn trích từ bài: Sống chết Mặc bay

  -Của tác giả: Phạm Duy Tốn

b.PTBĐ trong đoạn văn trên là: Tự sự

c.Nội dung: Đoạn trích trên cho tay thấy sự khổ cực của những người dân khi đi hộ đê,phải trải qua bao nhiêu gian nang,nhưng đê vẫn bị vỡ.Phê phán những quan phủ chỉ biết ăn chơi xê xỉnh,không biết quan tâm đến những người dân khổ cực ngoài kia.

d.-Phép liệt kê là:

"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn,kẻ thì thuổng , người thì cuốc, kẻ đội đất,kẻ vác tre,nào đắp,nào cừ,bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân,người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm."

-Tác dụng: Nhấn mạnh những yếu tố miêu tả trong bài,cho ta biết những nỗi khổ khi đi hộ đê của những người dân

27 tháng 4 2022

Còn câu c thì s

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quả khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quả khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chùng ai ai cũng mệt lủ cả rồi. Ấy vậy mà trên trời th dot o i vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cử cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế dê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Ngụy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Trích “Sống chết mặc bay^ prime -Pham Duy Tốn) Câu 1 (0,5 điểm) Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn. Câu 3 (,0 điểm) Từ nội dung văn bản "Sống chết mặc bay" ( Phạm Duy Tốn) em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh thống khổ của người dân khi đi hộ đề. Trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ và một câu bị động (Gạch chân trạng ngữ, câu bị động và chủ thích rõ). Câu 4 (1,0 điểm) Hãy kể tên một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 cũng được viết theo phương thức biểu đạt như văn bản “Sống chết mặc bay” và cho biết tên tác giả.

0