K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

1. Bài thơ Khi con tu hú - Tác giả: Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1919.

- Khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ.

Thể thơ: lục bát

2. Ý nghĩa nhan đề

- Đây là một trạng ngữ chỉ thời gian, là một hoán dụ như một tín hiệu báo hiệu mùa hè rực rỡ, tưng bừng sức sống đã đến.

- Tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, gợi ra bức tranh của cuộc sống tươi đẹp bên ngoài song sắt.

3. Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người tù chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày, đồng thời tố cáo tội ác của các thế lực bạo tàn, giam hãm, trói buộc con người trong cảnh tù đày.

4. Tiếng chim tu hú xuất hiện hai lần:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

17 tháng 9 2017

Đáp án

HS viết một đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của khổ thơ, trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán. Đảm bảo được các nội dung sau:

   - Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm. (1đ)

   - Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh (1đ)

   - Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. (1đ)

   - Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả. (0.5đ)

   - Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. (0.5đ)

   - Sử dụng 1 câu cảm thán. (1đ)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không...”(Khi con tu hú – Tố Hữu)a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?b. Ở câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

a. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến cảm xúc của nhà thơ?

b. Ở câu thơ thứ hai, nếu viết là “Lúa chiêm đã chín, trái cây ngọt rồi” thì giá trị biểu cảm của câu thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?

c. Chỉ ra âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm thanh ấy đã khơi gợi trong lòng nhân vật trữ tình những cảm xúc gì?

d. Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về bức tranh ngày hè trong tâm tưởng nhà thơ được gợi ra trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân, chú thích rõ).

0
8 tháng 3 2023

BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu hình ảnh

Cho thấy những dấu hiệu quen thuộc của mùa hè, thể hiện ước mơ, khát vọng cháy bỏng

22 tháng 2 2023

Một số ý chính:

Nội dung:

- Nói thời gian viết thơ gợi lên cảnh chim tu hú, khu vườn, khung cảnh, con vật "diều" "sáo".

Nghệ thuật:

- Liệt kê "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần":

+ Thể hiện không khí vui tươi, náo nức của mùa xuân.

+ Gợi từ từ sức sống càng ngày mãnh liệt của cây lúa, trái cây.

- Cái hay của việc sử dụng từ ngữ:

+ "vườn râm": chỉ đến sự mát mẻ làm cảnh vườn thêm sinh động đồng thời nói đến âm thanh tiếng ve.

+ "ngân": nhân hóa con ve làm cho con vật thêm sinh động, gần gũi, mang sắc thái rộn rã cho mùa xuân từ đó lời thơ nghe như hay hơn.

+ "bắp rây vàng hạt": miêu tả ngắn gọn bắp rây nhưng vẫn rõ ràng về trạng thái của nó. 

=> thấy được tài miêu tả của nhà thơ.

+ "đầy sân nắng đào": 

-> "đầy sân" chỉ đến không gian của bắp rây trải rộng lớn, gợi sự hình dung một khung cảnh sinh động đến trí óc người đọc.

-> "nắng đào": vừa nói đến ánh nặng nhè nhẹ vừa nói đến ánh nắng của mùa xuân.

- Đối xứng:

+ "Trời xanh càng rộng càng cao": gợi một không gian bao la cho người đọc liên tưởng đến.

- Hình ảnh con vật vào thơ thêm sinh động:

+ "đôi con sáo diều lộn nhào": thể hiện đầy đủ vào bức tranh mùa xuân tươi đẹp sinh động và rộn rã.

- Đánh giá lại khái quát bài thơ.