Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.
+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
Bài làm
VỚI CON
rối từng mớ bòng bong dấu hỏi
lần mãi mà không tới cùng
có dấu hỏi giống que củi cong
duỗi ra thì gãy mất
có dấu hỏi lưỡi câu ngạnh sắt
ta lặng đi không dám chạm vào
trẻ đang khôn muốn biết hết mọi điều
có lắm điều ta cũng chưa rõ
cứ như thế quả là điều đáng sợ
giá mà con không hề hỏi gì cả
ta rùng mình- điều đó đáng sợ hơn
câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
---> BTBĐC: Tự sự.
câu 2: những điều khiến '' ta " trong văn bản thấy đáng sợ là gì?
---> Những điều khiến " ta " trong văn bản thấy đáng sợ là những người không biết gì về thắc mắc.
câu 3: trong bài thơ, tác giả đã giành cho con những tình cảm nào?
-----> Tình yêu thương tha thiết của cha mẹ đối với con, không muốn cho con mình biết về những thứ đáng sợ ngoài thế gian.
câu 4; vì sao con người sống mà không biết hỏi gì cả là điều đáng sợ?
---> Vì con người sống thì phải hỏi, không hỏi thì không thể nàog biết rõ mọi việc.
# Học tốt #
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.