Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:
- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian
- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian
- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ
- Chương trình ngữ văn không có câu đố
b,
- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ
“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm
c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn
a, Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc, bộ phận khá lớn người miền núi nước tả, một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á
- Nội dung: thuyết minh về kiến thức, nguồn gốc, những tiện ích của nhà sàn
b, Bố cục
MB (từ đầu đến... văn hóa cộng đồng): Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn
TB (Toàn bộ nhà sàn... bao giờ cũng phải là nhà sàn): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.
Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay
c, Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:
Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sửu dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá Mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch
a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”
+ Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.
+ Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự
b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng
- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”
Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.
- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.
Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.