Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoàn cảnh ra đời: 1/12/2003, hai năm sau khi Cô – phi An – nan ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”.
Đáp án cần chọn là: B
Giá trị nội dung:
- Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
- Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ
- Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Đáp án cần chọn là: C
Từ “Thông điệp” trong văn bản có nghĩa là những lời thông báo mang ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều con người, nhiều quốc gia.
Đáp án cần chọn là: C
- Văn bản này thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.
Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại - mọi kiểu văn bản).
Đáp án cần chọn là: B
Nội dung sai:
- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân; từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh , chung tay đẩy lùi hiểm họa
Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng thành công thể văn nghị luận với các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo
- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ,...
- Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.
Đáp án cần chọn là: D
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
– Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
– Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
• Mẹ mất sớm
• Không được ở với cha
-> Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
-> ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
– Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
– Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
– Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu hạnh phúc gia đình
b. Sự nghiệp
– Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
– Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
– Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
– Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
b. Bố cục: 3 phần
– Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
– Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
– Còn lại: tình yêu và khát vọng
c. Hình tượng
– Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Sóng biển và tình yêu
– Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” >< “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
-> Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
– Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
-> Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
2. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
– Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
“Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
– Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
– Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
-> Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
– Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Nhìn trên văn bản, bài thơ được chia làm bốn đoạn :
- Khung cảnh chiến trường Tây Tiến với núi rừng hiểm trở, vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình
- Cảnh tài hoa, tình tứ của đêm liên hoan và cảnh sông nước Châu Mộc
- Chân dung người lính Tây Tiến
- Hồn vẫn không rời : Tây Tiến mùa xuân ấy"
Cấu trúc nghệ thuật : Bài thơ là một nỗi nhớ. Nhớ về Tây Tiến, thi sĩ nhớ khung cảnh chiến trường xưa ác liệt, dữ dội những lại rất đỗi thơ mộng, trữ tình với những chặng đường mình đã hành quan qua, rồi mới nhớ đến đồng đội cũ, người lính Tây Tiến xưa. Cũng có thể hiểu là thi sĩ nhớ đồng đội, nhỡ chính mình xưa trước. Ở đây, Quang Dũng đã tạo ra một cái nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc để người lính xuất hiện với một tư thế xứng đáng, phù hợp với nó, một tâm hồn rất mực lãng mạn và tài hoa.
2. Bức tranh 1 :
Hình ảnh dữ dội của núi rừng hiểm trở, hoang vu, đầy bí ẩn với núi cao, sông sâu, rừng dày, nhiều thú dữ, với thác gầm thét, với cọp trêu người. Bên cạnh đó là hình ảnh nhẹ nhàng, tươi mát của mái nhà ai tỏ mờ, thấp thoáng trong màn mưa mỏng ở lưng chừng núi, là một bản làng với "cơm lên khói", với " mùa em thơm nếp xôi". Cảnh thực, những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến ngày nào đã được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những người lính gốc Hà Nội và đã được thi sĩ thể hiện thật đặc sắc với nhiều thủ pháp nghệ thuật tài tình : đối lập, nhân hóa, cường điệu
3. Bức tranh 2 :
Cảnh tượng mĩ lệ, duyên dáng, đầy chất thơ, tươi mát, nhẹ nhàng được thể hiện bằng những nét mềm mại, tinh tế và tài hoa với hai cảnh :
Cảnh đêm liên hoan quân dan nơi biên giới và cảnh sông nước Mộc Châu huyền ảo với hình ảnh uyển chuyển của một cô gái Thái xuôi thuyền độc mộc
Nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng lại nhớ đến cả hai bức tranh này, vì đó là 2 nét làm nên một vẻ đẹp của khung cảnh chiến trường Tây Tiền gắn bó không rời với cuộc đời chiến sĩ của ông trong một thời kì vệ quốc ác liệt nhất.
4. Phân tích chân dung người lính Tây Tiến
Đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến đã xuất hiện trong vẻ đẹp đầy bi tráng
Đó là những người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội lên đường đi đánh giặc. Người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi chiến đấu giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc trọc đầu. Những gương mặt xanh xao vì đói khát, vì bệnh tật ấy đã trở thành "dữ oai hùm" nhưng vẫn sang trọng ở những giấc mơ lãng mạn, rạo rực, khao khát yêu đương của người thanh niên Hà thành thanh lịch " Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm:. Khi ra đi, họ hiên ngang lẫm liệt, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" . Khi hi sinh không có đến manh chiếu che thân nhưng trong mắt thi sĩ, họ được khâm liệm trong "áo bào" và có cả tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã oai hùng đưa tiễn vong linh
Chỉ với tám câu thơ, Quang Dũng đã chắt lọc được những nét tiêu biểu nhất của người lính Tây Tiến để tạc nên một bức tượng đài bất tử, khái quát được gương mặt chung của cả đoàn binh, của một thời đánh giặc không thể nào quên
5. Bài thơ được khép lại bằng bốn câu thơ thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lí tưởng, thấm nhuần tinh thần một đi không trở lại của người lính Tây Tiến thời ấy. Câu thơ cuối bài thể hiện khía cạnh ấy trong tư tưởng và tình cảm của cả đoàn quân Tây tiến mùa xuân ấy.
Đề bài: Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu
I. Tìm hiểu chung
3. Tác giả
a. Cuộc đời
– Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
– Quê ở Thừa Thiên Huế
– Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo
– Thời đại:
“ Năm hai mươi của thế kỉ hai mươi
Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người
Nước đã mất cha đã làm nô lệ”
– Bản thân: chịu cảnh mất mẹ thiếu thốn tình thường, sớm có tình yêu văn học và lớn lên theo đuổi ước vọng làm cách mạng để cứu đất nước
– Ông đã từng bị bắt vào tù năm 1939 đến 1942 ông vượt ngục thành công trở về hoạt động cách mạng
– Trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và Mỹ ông đảm nhiệm nhiều chức vụ cao và góp nhiều công sức cả mặt trận quân sư lẫn mặt trận tinh thần
b. Đường cách mạng đường thơ: con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng
– Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946)
– Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
– Gió lộng (1955- 1961)
– Ra trận (1962- 1971) và máu và hoa( 1972- 1977)
– Một tiếng đờn (1992), ta với ta(1999)
– Phong cách nghệ thuật: cả nội dung và nghệ thuật đều mang tính chất trữ tình chính trị, giọng điệu đăm thắm mượt mà
4. Tác phẩm Việt Bắc
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tháng 10 – 1954 nhân sự kiện quân ta đánh tan chiến dịch Điện Biên phủ của Pháp. Các chiến sĩ nhanh chóng về xuôi để bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng. Trước sự kiện quan trọng cùng với cuộc chia tay nhân dân Việt Bắc bịn rịn quyến luyến Tố Hữu đã viết bài thơ này
b. Kết cấu: theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay
– Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc
– Phần 3: còn lại: lời người cách mạng
d. Chủ đề:
ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc
V. Đọc hiểu chi tiết
1. Cảm xúc chia tay
a. Bốn câu đầu: lời của người ở lại
– Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về
– Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
– Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn
-> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính
b. Bốn câu sau: lời của người về
– Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
– Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị
– Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc
2. Lời người Việt Bắc
– Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
– Hình ảnh: mưa nguồn, suối lũ, mây mù -> thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm
• Miếng cơm chấm muối -> cuộc sống thiếu thốn khổ cực
• Trám măng -> đặc sản của Việt Bắc
• Mối thù nặng vai -> trách nhiệm nặng nề
• Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son -> cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào
• Kháng Nhật, Việt minh -> buổi đầu cách mạng gian khổ
• Những địa danh Tân Trào, Hồng thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng
-> Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ
3. Lời của người cách mạng
a. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
– Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc
– Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một
– Thiên nhiên
• Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
• Ánh trăng buổi tối
• Ánh sáng ban chiều
• Những bản làng mờ trong sương sớm
• Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
– Con người:
• Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
• Chăn sui đắp cùng
• Người mẹ cơ cực trong lao động
• Lớp học bình dân
• Sinh hoạt cơ quan
• Tiếng mõ tiếng chày
-> Tình cảm gắn bó cảu đồng chí đồng bào
– Sự hòa quyện giữa cảnh và người
• Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng
• Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón - vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ
• Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình vẻ đẹp cần cù
• Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung sự chung thủy
-> Câu thơ làm nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về bốn mùa, bốn đức tính tốt đẹp của người dân Việt Bắc cũng được thê hiện rõ
b. Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
– Nghệ thuật nhân hóa rừng cây cũng biết đánh tây
– Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu
– Những hình ảnh không gian rộng lớn
– Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”
– Biện pháp so sánh như là đất rung
– Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá
-> Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng
– Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc
c. Niềm tin cách mạng
– Nhớ Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn
– Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng
– Nhớ về Việt bắc là nhớ về Bác Hồ
– Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước
VI. Tổng kết
– Việt Bắc là khúc hát ân tình về cách mạng về kháng chiến, thể thơ lục bát kết hợp với đại từ “mình ta”, ngôn ngữ giàu hình ảnh gần gũi, các biện pháp nghệ thuật tạo được thành công khi biểu đạt ý đã làm nên một bài thơ vô cùng hấp dẫn
I. Kiến thức cơ bản
Tác giả :
Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na, một nước Cộng hòa thuộc châu Phi. Ông là người thứ bảy và là người châu Phi đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, từ tháng 1-1997 cho tới tháng 1-207. Năm 2001, tổ chức liên hợp quốc và cá nhân TỔng thư kí Cô- phi An-nam được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình.
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời
Nhân ngày thế giới phòng chồng AIDS 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã gởi bức thông điệp này đến toàn thế giới nhằm kêu gọi mọi quốc gia, tổ chức và mọi người hãy nổ lực ngăn chặn, phòng chống đại dịch này trên toàn cầu. Bức thông điệp mang ý nghĩa sống còn của nhân loại được nói lên bằng những lời lẽ khẩn thiết, tâm huyết và đầy trách nhiệm của người đứng đầu tổ cức lớn nhất hành tinh. Bức thông điệp đã thông báo đến mọi người những nội dung quan trọng trong cuộc chiến đấu cam go chống lại đại dịch AIDS
2. Mở đầu
Nhắc lại việc cam kết của quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV-ADIS vào năm 2001 và Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV-AIDS của quốc gia đó.
3. Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS
Đã có nhiều cố gắng của các quốc gia trong việc chuẩn bị vè nguồn lực, ngân sách và chiến lược quốc gia phòng chống HIV-AIDS. Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, dịch HIV-AIDS vẫn hoành hành gây tử vong trên toàn thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV, và đạt dịch này đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ, lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV-AIDS và tới tiến độ như hiện nya, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
4. Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu là phòng chống AIDS
Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động. Phải công khai lên tiếng về AIDS. Không được kì thị và phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV-AIDS. Đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới, AIDS khốc liệt nfay không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng là đồng nghĩa với cái chết. Có nhĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe dọa mọi người trên hành tin này không trừ một ai.
5. Kết thúc:
Lời kêu gọi phòng chống AIDS Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi liên tiếng thật to và dõng dạc về HIV-AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV-ADIS bắt đầu từ chính các bạn. Những nội dung trên đây đã được diễn đạt bằng một văn phong chính luận rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, với một lập luận logic, chặt chẽ, cùng với tâm huyết và trách nhiệm của người viết đã làm nên sức thuyết phục cho bức thông điệp lịch sử này.