K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2023

C

10 tháng 9 2021

tham khảo

Việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v...[7]. Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v...

Nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa...

11 tháng 9 2021

Mik xin cảm ơn bạn rất nhiều nhé.Vì bạn đã giúp mình trả lời câu hỏi này ạ🥰🥰

 

29 tháng 3 2019

Đây là sơ đồ bộ máy nhà nước của nước Việt Nam ở thời Lê sơ. Lê Thánh Tông là người đã tiến hành cải cách bộ máy nhà nước như trên.

21 tháng 12 2023

* Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần hai

- Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động,...

- Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.

* Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần hai

- Tác động về xã hội:

+ Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân

+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản

- Tác động về văn hóa:

+ Đưa đến những biến chuyển lớn lao trong đời sống văn hoá. Lối sống và văn hoá công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.

+ Đời sống văn hoá tinh thần của người dân phong phú và đa dạng hơn

+ Sự giao lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được đẩy mạnh,...

- Hạn chế của các cuộc cách mạng công nghiệp:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...

12 tháng 10 2023

Nội dung

Xã hội

Văn hóa

Tích cực

- Số lượng công nhân có trình độ cao tăng nhanh về số lượng.

- Công nhân vai trò là lực lượng chính trị- xã hội chủ yếu.

- Mở rộng giao lưu

- Đưa tri thức thâm nhập vào đời sống.

- Tác động đến tiêu dùng của người dân

Tiêu cực

- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

- Xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống cộng đồng

- Con người lệ thuộc vào máy tính, internet,..

- Văn hóa “lai căng”.

- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống. 

- Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại. 

Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng như:

Máy tính được đưa vào giảng dạy trong chương trình học từ tiểu học. Máy tính điện tử giúp tiếp cận được nguồn tri thức số hóa từ các trang thư viện lớn ở Việt Nam và thế giới. Mạng lưới viễn thông được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.

18 tháng 2 2018

Đáp án A

29 tháng 6 2017

Đáp án C

27 tháng 10 2023

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.

- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.

Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:

- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.

- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.

- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.