K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2018

Không riêng gì người lớn, trẻ em lúc đang ngồi cùng bố mẹ trên xe cũng cần phải đội nón bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân. Tuy nhiên cũng lắm khi các bậc phụ huynh quên mất việc nhắc nhở con mình mang theo, thậm chí ngay cả lúc đi một mình. Đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm mà trong khi đó trẻ em chẳng được đội mũ bảo hiểm, do đó hãy lưu tâm đến chuyện này thường xuyên. Vậy Chọn nón bảo hiểm cho con như thế nào là chính xác?

Đầu tiên hãy tạo lập thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé lúc đi ra ngoài. Chỉ cần bé ngồi trên xe máy hay xe đạp điện, ngay lập tức các ông bố bà mẹ mang ra và cài dây thật chắc chắn. Hãy giải thích dần dần tầm quan trọng của vấn đề này tác động đến tâm trí, thường xuyên cho bé xem các tranh ảnh bằng các bài học tuyên truyền trong sách giáo khoa hay ti vi. Bởi lẽ độ tuổi này rất dễ bắt chước hành vi mọi người xung quanh, phụ huynh có thể dẫn bé đi chơi ở gần công viên và chỉ cho thấy người ta đang lái xe với mũ bảo hiểm nhiều cỡ nào.

Như đã nói, trẻ em rất dễ ảnh hưởng từ người lớn. Trước tiên, họ cần phải làm gương, ví dụ như lái xe máy hay xe đạp điện rồi sau đó chỉ rõ từng hành động lấy cho đến lúc ra khỏi nhà. Ngược lại, nếu bạn không thường xuyên đội mũ bảo hiểm ra ngoài, trẻ sẽ học theo và tiềm thức nhận định rằng chẳng quan trọng cần thiết làm vậy. Điều này thực sự không tốt cho độ tuổi này.

Chính sự bắt chước hành vi từ người khác của trẻ nhỏ, bạn hãy đội mũ bảo hiểm thường xuyên để trẻ cũng “muốn” giống như bạn. Sau khi đã tạo lập thói quen đó, bạn nên chỉ ra những tác dụng “thần kỳ” ấy về chuyện bảo vệ đầu con người, bộ phận quan trọng nhất cơ thể người. Ví dụ như các chấn thương rất dễ làm đau đầu, khiến đầu bị chảy máu, mất trí thông minh chẳng thể tiếp tục học hành. Nói chung các bà mẹ chỉ cần dẫn chứng mũ bảo hiểm trẻ em sao cho nhẹ nhàng nhưng đủ sâu sắc là được.

Nhất là môi trường giáo dục như những trường học, các thầy cô nên chỉ dạy về an toàn giao thông ở tiết học chính khóa. Bởi lẽ độ tuổi này chưa thể nhận thức hết mức độ nguy hiểm về tai nạn đang thường xuyên xảy ra hàng ngày; bằng cách lồng ghép bài học trẻ em sẽ biết được mình nên làm gì để luôn tự bảo vệ an toàn cho mình. Quan trọng hơn, người lớn luôn phải tác động đến suy nghĩ và hành động trẻ em khi sử dụng mũ bảo hiểm.

7 tháng 4 2018

Bài tuyên truyền về sự nguy hiểm của chấn thương sọ não và vai trò của đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ?

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng. Chấn thương sọ não là loại tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, thường xảy ra ở những nước công nghiệp, nhất là các nước đang phát triển do sự gia tăng mật độ dân số, đô thị hóa nhanh với phương tiện giao thông có tốc độ cao lại cơ động trên mạng lưới đường sá, cầu cống chật hẹp, kém chất lượng, trong đó điều quan trọng là do trình độ và ý thức tự giác của con người. Triệu chứng và biểu hiện của chấn thương sọ não thường biểu hiện qua hai thể là các tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát. Trong đó tổn thương nguyên phát là tổn thương có ngay sau tai nạn. Bao gồm tổn thương ngay ở vị trí vật cứng đập vào đầu (khi đầu cố định) và tổn thương liên quan đến quán tính do hộp sọ bị lắc hoặc xoắn vặn (đầu di động). Cơ chế sinh chấn thương sọ não nặng gồm đụng hay đập trực tiếp vào đầu. Tùy theo nơi bị đụng, tùy vận tốc của chấn thương và tùy theo tác nhân chấn thương sẽ đưa đến biến dạng hộp sọ hay đường nứt sọ.

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn.


Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…


Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.
Nói xa hơn một chút. Khi chúng ta gia nhập vào đại gia đình Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì chúng ta cũng phải biết nâng mình lên trong suy nghĩ, tư duy, cách làm, cách ứng xử mà giữ gìn an toàn giao thông cũng là một nội dung quan trọng. Tại các nước có nền công nghiệp phát triển như: nước Anh, Pháp, Đức…hầu hết mọi người dân đều có ý thức tốt chấp hành luật lệ giao thông, đặc biệt là khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy (kể cả xe đạp) luôn đội mũ bảo hiểm, còn khi lái ô tô đều thắt dây an toàn.


Nếu hôm nay chúng ta đang đi một chiếc xe máy, ngay mai đủ tiền mua ô tô-mua ngay - cũng đừng nên vội mừng!. Nếu không biết thay đổi cách nghĩ, nâng cao kiến thức về an toàn giao thông thì việc điều khiển một chiếc ô tô cũng như điều khiển một chiếc xe máy, nếu không hiểu biết về an toàn giao thông thì cũng đều rất nguy hiểm.


Do đó, điều quan trọng nhất đối với mọi người là: nâng cao ý thức bản thân bằng việc tự mình học luật lệ giao thông và được sự hỗ trợ từ bên ngoài (sự tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông của Nhà nước, của các cấp, các ngành).