K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HỌC LÀ CHƠI>>><<<CHƠI LÀ HỌC

VỪA HỌC VỪA CHƠI>>><<<CÒN CHƠI LÀ CHƠI HẾT KO HỌC>>>>>>>>>>><<<<<<<<<<<<<<<<<

7 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Bàn về việc học, nhà cách mạng Lê-nin đã khẳng định chắc chắn rằng “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đã sử dụng điệp ngữ “học”, khiến từ “học” xuất hiện đến ba lần liên tiếp trong câu văn ngắn. Giúp nhấn mạnh, tạo ấn tượng sâu đậm với người nghe về việc học tập. 
đọc đoạn trích sau và thưc hiên các yêu cầuTự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, từ khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tòi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp...
Đọc tiếp

đọc đoạn trích sau và thưc hiên các yêu cầu

Tự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, từ khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tòi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp cho bản thân không những lĩnh hội được nhiều điều mà còn mở mang được kiến thức, rèn luyện mình ngày càng phát triển hơn

câu 1 . nêu ptbđ chính của đoạn trích

câu 2.  đoạn văn sử dụng ptbđ chính nào

câu 3. phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn "Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy." và cho biết thuộc kiểu câu gì

câu 4. nội dung của đoạn văn

 

1
24 tháng 3 2021

Câu 1+2:PTBĐ chính là nghị luận

Câu 3: "Tự học /CHủ ngữ

là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy:Vị ngữ

Trong Vị ngữ: 

-tinh thần:chủ ngữ

-đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy:Vị ngữ

=> Mở rộng thành phần vị ngữ

Câu 4:ND:

- Giải thích nghĩa của vấn đề tự học

 

 

24 tháng 3 2021

thank you bạn nha

 

Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

8 tháng 11 2018

Văn học là khoa học nghiên cứu văn chương. Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường.

 Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

học tốt nhé

20 tháng 2 2022

Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì.

Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc.

20 tháng 2 2022

Tự cao là Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác.

Tự cao trong học tập là tự cho mình là học giỏi nhất coi thường bạn bè,...

Khái niệm:tự cao
- tt. Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác: tính tự cao thái độ tự cao tự đại.

Tác dụng: không có

Tác hại:

Tác hại của kiêu ngạo

 

Trong đà phát triển xã hội hiện nay, không ít người được trang bị với bao nhiêu văn bằng kiến thức học vấn. Thế nhưng, khi bước vào thực tế của cuộc sống mưu sinh thì có trường hợp không trụ nổi một chỗ và bị nhiều người tìm cách cô lập cho dù họ có chuyên môn, quyền chức. Có thể vì quá hãnh tiến nên xem thường người khác và tự cho mình là “trung tâm”, đem chút kiến thức có được mà so kè đánh đố trình độ người khác cho dù người ấy đáng tuổi cha ông. Ấy là kẻ sanh lòng kiêu ngạo, chấp ngã, tự thị, đố kỵ, xem người khác không bằng mình hoặc tự cho mình là kẻ “sinh không cùng thời” và kẻ khác bên mình là loại người “ngồi không đúng chỗ” để đau khổ kiểm điểm lại cái ngã của mình xem nó là cái giống gì mà khiến mình đau khổ đến thế!

Tác hại của kiêu ngạo
Kiêu ngạo hay ngạo mạn đến từ sự so bì, phân biệt. Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác, rồi từ đó những sự cố chấp về danh, lợi, quan niệm…của bản thân được hình thành. Chính cái cách mà xã hội giáo dục, cổ vũ việc xây dựng cái tôi đã khiến chúng ta hình thành nên tư duy bản thân là độc nhất và đặc biệt nhất, điều này cũng góp phần tạo nên sự ngạo mạn trong nội tâm mỗi người. Việc hình thành tính kiêu ngạo nhất định sẽ đi kèm với một số mặt tính cách khác như đố kị, ganh ghét. Do ẩn mình khéo léo đằng sau những mặt tính cách khác nên ngạo mạn rất khó bị phát giác và loại bỏ triệt để.

Khi trong con người chúng ta có sự xuất hiện của tính ngạo mạn, trên mặt rất dễ lộ ra vẻ cứng rắn và cự tuyệt, hành động và lời nói trở nên kì quặc và khó chịu, giao tiếp với người khác cũng không được thoải mái, cởi mở. Những người có tính kiêu ngạo cao đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng, không muốn hợp tác với người khác, không muốn chia sẻ cho người khác những việc có lợi ích, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác, càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình. Những người này luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân nhưng những thiếu sót của người khác lại được họ quan sát rất tỉ mỉ, họ thích tìm hiểu và bàn tán về người khác.

Ngạo mạn cũng đồng nghĩa với nhỏ mọn. Những con người này khi đứng trước những lời khen ngợi và tán thưởng của người khác ngoài mặt tỏ ra khiêm tốn nhưng trong bụng đang vô cùng tự mãn. Khi so sánh bản thân mình với người khác, người khác thất bại mà mình cảm thấy mãn nguyện tức là đã tự mình gieo vào tâm một hạt ác. Từ ngạo mạn sinh ra đố kị, mà tạo cho mình đủ loại thân, khẩu, ý ác nghiệp. Bản thân sẽ thường xuyên có cảm giác bị tụt lại phía sau, lâu dần sẽ thành tự bế và cảm giác mình là kẻ thất bại.

Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với người tu hành. Đặc biệt là những người tu hành có tính giác ngộ cao và có học vấn cho dù có một vị thiền sư uyên thâm Phật pháp ở bên cạnh thì họ cũng sẽ vì sự ngạo mạn của mình mà bỏ qua cơ hội được lĩnh hội Phật pháp. Có một số người theo đuổi Phật pháp, sau một khoảng thời gian sẽ nảy sinh nghi ngờ: “Những gì thượng sự dạy cho mình có đúng hay không? Có nhất định phải tuân theo cách dạy và chuẩn mực của thượng sư mà tu không?” cũng có những người cho rằng bản thân đã thông suốt những lý luận kia tức là đã giỏi lắm rồi, không cần phải tu hành nữa; có những người làm được vài việc thiện liền xem thường những người không có thiện nghiệp; vừa bước vào cửa để học Phật liền coi thường những người không học Phật; thu hoạch được chút thành quả từ tu thiền đã không xem những người không tu thiền ra gì. Người Tạng có một câu nói: “Trên ngọn núi của sự kiêu ngạo không có dòng suối của công đức đức.” Những người ngạo mạn rất khó có được lòng từ bi với chúng sinh, trong tâm cũng không tích được công đức.

Chúng ta cần phải đặt cái tôi của mình xuống, như vậy cảnh giới tu hành mới cao, trí tuệ và lòng từ bi trong tâm mới được ban phát rộng rãi. Để tiết chế tính kiêu ngạo, chúng ta có thể thông qua việc bồi đắp lòng kính cẩn trong tâm; từ việc luôn nhớ tới công đức của chư Phật để tạo niềm vui, để loại bỏ những hổ thẹn trong lòng; nhìn thấy những đau khổ của chúng sinh, ngay lập tức đặt suy nghĩ cá nhân xuống, nghĩ đến lợi ích của người khác; lễ bái thân, khẩu, ý, cung kính chư Phật. Đại lễ trong Ngũ gia hành là cách tốt nhất để tiết chế tính ngạo mạn.

Nếu như người tu hành có tính ngạo mạn là điều dễ hiểu nhưng nếu người tu hành mà không nhìn thấy sự ngạo mạn của chính mình thì chính là làm vấy bẩn Phật pháp. Chúng ta hãy thử ngẫm nghĩ xem bản thân mình đã giác ngộ hay chưa, có còn gì đáng để ta kiêu ngạo nữa hay không? Những người đã qua giác ngộ đều từ tâm, khiêm tốn, ta dựa vào điều gì để mà ngạo mạn?

like nhé

7 tháng 2 2023

Dàn ý chi tiết vậy rồi em có thể tự viết được rồi mà nhỉ :)) Vừa để rèn kĩ năng viết vừa đúng ý em nhất

25 tháng 11 2021

Tham khảo

Để học tập và làm theo tấm gtấm   đạo đức Hồ Chí Minh học sinh cần trao dồi kiến thức không ngừng ,  và luôn tư duy sáng tạo . Kết hợp với việc học là hành học phải đi đôi với hành thì mới có hiệu quả. Nhưng xã hội hiện nay người có tài  mà không có đức là vô dụng . Song với việc học hành cần phải rèn luyện đạo đức . Cần lấy những người có ý chí học tập làm gương mà phấn đấu . Luôn thay đổi phương pháp học tập để việc học tập trở nên thú vị và đạt được kết quả cao . Việc học phải đưa lên hàng đầu không nên sao lãng việc học . Suy nghĩ đến tương lai mà cố gắng học tập . Nhìn lại một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước một người có tinh thần học hỏi cao và có tính đức độ . Dù ở đâu nơi nào chúng ta cũng phải học hỏi có vậy mới tiếp thu nhũng cái mới trong cuộc sống như câu " Đi một ngày đàng học một sàng khôn " Bất cứ nới đâu việc học cũng là trên hết . "Học ,  học nữa ,  học mãi " câu nói chứa hàm ý sâu rộng của Lê-nin đã cho ta thấy dù lớn hay nhỏ đều phải học hỏi lẫn nhau . 

25 tháng 11 2021

Em cần phải nhớ công ơn của những người đi trước , cố gắng học tập để sánh vai vs các cường quốc năm châu

28 tháng 11 2021

Khiêm tốn, thật thà ,dũng cảm.

28 tháng 11 2021

5 điều bác hồ dạy :)

13 tháng 9 2019

Đáp án: B

1 tháng 12 2016

Đã là học sinh thì học luôn được đặt lên hàng đầu.Học ở đây không chỉ là học văn hóa mà còn học lễ nghĩa,học cách sống,cách đối nhân xử thế,…Khi ta nắm vững hết những điều cơ bản đó,nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của ta sau này.Nhưng nếu ta xem thường việc học,coi nó chỉ là một thứ nhàm chán,chỉ đi học cho có thì hậu quả cho suy nghĩ đó sẽ là một tương lai u tối,không giúp ích gì cho bản thân,gia đình.Họ có thể vướng vào các tệ nạn xã hội và trở thành một phần tử xấu,một hiểm họa cho đất nước.Thay vì là hiểm họa thì ta nên góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh sẽ có ý nghĩa hơn.
Ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trường,ta có thể học được rất nhiều điều hay từ mọi người xung quanh,những điều tốt đẹp trong cuộc sống.Ta cũng có thể tạo ra những điều tốt đẹp đó.Bắt đầu từ việc đơn giản nhất,tham gia các hoạt động của trường một cách tích cực.Như các phong trào thi đua: “Hoa điểm mười;Kế hoạch nhỏ;Ủng hộ sách vở,quần áo cho học sinh vùng sâu vùng xa;Nuôi heo đất;Quyên góp giúp bạn vượt khó học giỏi”. Đóng góp và kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay giúp đỡ cho người nghèo khổ,những người chẳng may gặp bất hạnh trong cuộc sống.Và còn rất nhiều những hoạt động khác nữa.Dù khác nhau tên gọi nhưng tất cả những hoạt động,việc làm đó đề có chung mục đích là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống,giúp cho con cái họ được cắp sách đến trường như chúng ta.
Muốn làm được thì không còn cách nào khác ngoài việc chúng ta phải học thật tốt,có trách nhiệm với việc học của mình,phải có ý thức sáng suốt để biết rằng việc nào đúng,sai.Phải xác định rõ ràng mục đích của việc học là để đem lại một tương lai tươi sáng cho chúng ta.Gia đình và xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc trưởng thành của ta.Gia đình là chỗ dựa tinh thần,là nguồn động viên khi ta cảm thấy mệt mỏi.Xã hội giúp ta về vật chất,luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng ta học tập và cống hiến.
Vậy học là nghĩa vụ của mỗi học sinh chúng ta.Ta luôn nhớ rằng phải mang ơn tất cả ,những người đã cho ta một môi trường, điều kiện sống tốt,cho ta có tri thức,hiểu biết hơn qua việc học tập, rèn luyện.Vậy để trả ơn họ chúng ta cần có trách nhiệm trong việc học tập, việc mà họ đã tin tưởng đặt lên vai chúng ta, những mầm non tương lai sẽ làm rạng ngời đất nước . Và hãy nhớ khi nỗ lực để thực hiện từng ngày từng việc nhỏ trong vô số những việc ta muốn làm và ước mơ, nỗ lực với trách nhiệm của một người học sinh,một người chủ tương lai của đất nước thì chắc chắn rằng ta sẽ thành công.

1 tháng 12 2016

Một đất nước sẽ không được gọi là phát triển nếu ngành giáo dục ở đó không tốt, ngày càng đi xuống. Phát triển làm sao khi các chủ nhân tương lai của đất nước không có được kiến thức vững vàng, 1 hành trang tốt nhất.Vì thế, ở khắp các quốc gia, kể cả Việt Nam, đều cố gắng đưa ra những quyền lợi tốt nhất cho các em học sinh. Thế nhưng đi liền với các quyền lợi luôn là trách nhiệm. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về trách nhiệm của học sinh để thực hiện tốt các bạn nhé.

Theo bạn trách nhiêm là gì? “Trách nhiệm” là bổn phận, là nghĩa vụ mà mỗi người phải thực hiện, là sự phấn đấu nhằm hướng tới 1 mục tiêu. Nó thể hiện tính tự trọng, tôn trọng của chúng ta đối với người khác.Vì thế việc đưa ra trách nhiệm của học sinh là rất đúng đắn. Nó hướng chúng ta vào một mục tiêu nhất định, rèn luyện cho ta nhiều đức tính quan trọng rất cần như tự giác, biết tôn trọng chính mình và người khác...

Các bạn biết không, mái trường- ngôi nhà thứ hai của chúng ta- là nơi luôn đầy ắp những niềm vui, là nơi luôn có sư dìu dắt dịu dàng, ân cần hay kiêm khắc của các thầy giáo, cô giáo. Họ luôn cho ta những lời khuyên, bài học, kinh nghiệm bổ ích cho tương lai của mỗi người. Họ như những người lái đò, đưa chúng ta qua đại dương học vấn. Ôi công ơn của các thầy cô thật to lớn, chúng ta cần phải biết ơn tất cả. Ta cần lễ phép, kính nể, tôn trọng. Chỉ cần một vài hành động nhỏ như chào thầy cô khi gặp mặt, tới ngày lễ tặng một vài bông hoa hay chỉ là nói thích học cô…thì cũng đã làm cho thầy cô vui sướng và tư hào biết bao. Chỉ đơn giản thế thôi, tại sao chúng ta không cùng nhau làm bạn nhỉ?
Nhưng theo mình, trách nhiệm cao hơn cả là cố gắng học, học thật giỏi. Để rồi sau này, bạn- một trong những chủ nhân tương lai của đất nước- sẽ làm rạng danh nước, làm cho đất nước này ngày càng giàu mạnh hơn, thực hiện những kế hoạch mà các bác đi trước chưa thể hay đưa nền công nghiệp của nước ta phát triển bậc nhất. Chắng phải Bác Hồ đã nói : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” sao? Thế nhưng không phải là học thật nhiều quên ăn, quên chơi, lúc nào cũng chỉ biết có học. Mà là cần đề ra cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh, 1 kế hoạch mà bạn tự cho rằng mình cảm thấy thoải mái, không ngột ngạt, 1 phương hướng hoc tập mà bạn thấy tốt nhất, giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh nhất, 1 kế hoạch cân cân bằng giữa học, chơi, và nghỉ ngơi. Con người ta không giống như rô-bốt nên cần phải có thời gian nghỉ và chơi thể dục thể thao để lấy lại sức sau những giờ học mệt mỏi. Và việc cuối cùng là nên 1 thời gian nhất định để hoàn thành chúng.
Thế nhưng lại có những người thiếu trách nhiệm, chỉ biết cho bản thân của mình, không có mục tiêu phấn đấu. Những người đó rồi sau này cũng sẽ vô dụng, là một phần tử xấu trong xã hội. Những người này rồi sẽ bị xã hội xem thường, khinh bỉ.

6 tháng 4 2021

bài học rút ra là mình nên viết chữ cẩn thận tránh cẩu thả,đẹp đẹp hơn một chút để người đọc tránh loạn thị lé mắt.