Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thuận lợi với ngành công nghiệp: Khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, nông nghiệp lâu năm.
- Địa phương tớ là BG nên có địa hình trung du
- (liệt kê ra hđkt pt ở địa phương cậu nhe)
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
Địa hình khu vực đồi núi và đồng bằng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của mỗi khu vực. Khu vực đồi núi thường có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, từ nước ngầm, khoáng sản, đến rừng quý. Những điều kiện này thúc đẩy các ngành như khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, và nông nghiệp cây lâu năm. Tuy nhiên, điều kiện giao thông và vận tải ở khu vực này thường khó khăn hơn. Trong khi đó, đồng bằng với đặc điểm đất đai phì nhiêu, mật độ dân số cao, hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và các cây trồng ngắn hạn. Đồng thời, sự dễ dàng kết nối giữa các đô thị và khu vực sản xuất giúp thúc đẩy thương mại và dịch vụ. Địa hình từng khu vực tạo nên điều kiện đặc trưng, định hướng cho sự phát triển kinh tế tại đó.
Trên vùng đồi núi, con người chặt phá rừng bừa bãi làm xuất hiện nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc,. Khi mưa lớn trên vùng đất dốc + mất lớp phủ thực vật -> đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi (do không có rễ cây giữ đất), làm gia tăng diện tích đất hoang hóa, suy thoái ở vùng đồi núi.
Đáp án cần chọn là: C
Sự ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến phát triển kinh tế- xã hội:
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Có địa hình cao nhất nước ta nên những dãy núi (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) trở thành địa điểm du lịch lí tưởng cho những người thích leo núi cao khi đến Việt Nam. Còn có địa hình thung lũng các-xtơ, các cánh đồng nên cũng sẽ có khách du lịch tới đây ngắm cảnh thiên nhiên. Ngoài ra còn có địa hình vùng núi đá vôi với sản lượng đá vôi dồi dào.
+ Khoáng sản phong phú có thể khai thác như đồng, than đá, a-pa-lít,...
+ Khí hậu mát mẻ, đa dạng là nơi phát triển lâm nghiệp như các cây công nhiệp (keo, cà phê,...), cây ăn quả (dâu tây, cam,...), chăn nuôi,...
- Tiêu cực:
+ Địa hình cao nguyên hiểm trở chạy song song, chia cắt mạnh làm cho việc di chuyển khó khăn.
+ Khi tới cuối mùa đông hoặc đầu mùa hè thì khí hậu từ mát mẻ trở nên khô, lạnh nên nhiều thực vật, động vật mà con người trồng, nuôi có thể héo, ốm, chết.
+ Nằm ở mảng địa chất nên rất có khả năng xảy ra động đất.
+ Rất dễ bị sạt lở đất khi mưa, lũ làm thiệt hại đến kinh tế con người.
* Về xã hội:
- Tích cực: Những vùng núi hiểm trở, các cánh rừng và triền ruộng bậc thang đã tạo nên văn hóa lâu đời cho con người ở vùng Tây Bắc.
- Tiêu cực: Vì ở vùng núi nên con người vùng Tây Bắc chưa phát triển hoàn thiện các công nghệ hiện đại như ở khu vực đồng bằng.
Ảnh hưởng tích cực
- Có nhiều địa danh nổi tiếng thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú \(\rightarrow\) Phù hợp cho các ngành công nghiệp khai khoáng.
- Chủ yếu là địa hình đồi núi cao phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp và thuốc.
Tiêu cực
- Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, khai khoáng.
- Mùa đông lạnh có sương muối ảnh hưởn tới cây trồng.
- Vào mỗi mùa mưa lũ thường có lũ và sạt lở ảnh hưởng đến người và vật nuôi.
Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Thuận lợi:
Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.
Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Đối với nông, lâm nghiệp:
Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.
Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
Đốì với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng,...).
Ánh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên
Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế.
Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...
- Thế mạnh:
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.
- Hạn chế:
+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...
+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.
+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
b) Khu vực đồng bằng
- Thế mạnh:
+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
- Hạn chế:
Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản