Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B.
Giải thích: Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát,... góp phần giảm thời gian qua các biên giới.
Đáp án B
Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải -> sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát... -> giảm thời gian qua các biên giới.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Tham khảo!
- Tác động từ vị trí địa lí:
+ Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế. Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tác động từ đặc điểm dân cư – xã hội:
+ Số dân đông tạo cho Nhật Bản một thị trường tiêu thụ nội địa mạnh. Tuy nhiên dân số già gây ra sự thiếu hụt về lực lượng lao động, tạo ra sức ép lên hệ thống phúc lợi xã hội và giảm khả năng cạnh tranh kinh tế của Nhật Bản.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, dân cư tập trung mật độ cao ở các vùng đô thị nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,…
+ Các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử đã góp phần phát triển ngành du lịch.
+ Người dân Nhật Bản chăm chỉ, ý chí vươn lên đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn về điều kiện tự nhiên và cho phép Nhật Bản duy trì sự thịnh vượng của mình.
+ Chú trọng đầu tư cho giáo dục, đề cao thái độ và giá trị đạo đức tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.
- Thành tựu của ASEAN:
+ Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).
+ Văn hóa, xã hội : đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.
+ An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.
- Thách thức mà ASEAN phải đối mặt:
+ Kinh tế: trình độ triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.
+ Văn hóa, xã hội: vẫn còn tình trạng đói nghèo; các vấn đề: tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,…
+ An ninh, chính trị: các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.
Giải thích Qua bảng số liệu, ta có nhận xét sau:
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước phát triển rất thấp (đều dưới 1%, có nước còn âm), còn các nước đang phát triển đều trên 1%.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển và các nước phát triển đều có sự tăng, giảm không ổn định theo từng thời kì cụ thể phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Đáp án: C
Tham khảo:
Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới.
Tham gia đồng EURO đợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.
Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993.
Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 đến 31-12-1998.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.
Yêu cầu a) Tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.
Năm | 2005 | 2019 |
Số lượt khách | 100% | 280,9% |
Doanh thu | 100% | 436,7% |
Yêu cầu b) Hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á
- Cùng với việc mọi người dần thoát ra khỏi đại dịch COVID-19, ngành du lịch khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi phục nhanh chóng.
- Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.
- Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch năm 2019 so với năm 2005 đạt 280,9%, doanh thu du lịch tăng 436,7%. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch.
- Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.
- ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của "Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025" là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.
Tham khảo!
- Diện tích rộng lớn, giáp với nhiều khu vực và quốc gia: thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế, văn hóa song cũng nảy sinh những khó khăn về khai thác lãnh thổ và an ninh quốc phòng.
- Điều kiện tự nhiên độc đáo, tài nguyên thiên nhiên phong phú:
+ Địa hình và đất thuận lợi cho dân cư sinh sống, sản xuất nông nghiệp
+ Khí hậu phân hóa tạo điều kiện đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi, tuy nhiên nhiều vùng giá lạnh, khắc nghiệt gây khó khăn cho sinh sống.
+ Sông, hồ có giá trị nhiều mặt: giao thông đường thủy, thủy điện, thủy sản, du lịch và bảo vệ tự nhiên.
+ Sinh vật: tài nguyên rừng taiga là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành khai thác và chế biến gỗ. Các thảo nguyên thuận lợi phát triển chăn nuôi.
+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản là cơ sở nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản nằm ở địa hình phức tạp, những vùng khí hậu khắc nghiệt.
+ Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, giá trị kinh tế cao. Phát triển giao thông vận tải biển, thương mại và du lịch biển. Vùng biển phía bắc có thời gian đóng băng dài gây khó khăn cho giao thông vận tải.
- Dân cư và xã hội với nhiều nét đa dạng, khác biệt:
+ Dân đông, dân số già nên vấn đề thiếu hụt lao động trở thành thách thức.
+ Quốc gia đa sắc tộc nên xảy ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
+ Sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực.
Đáp án B.
Giải thích: Giao thông vận tải thuộc ngành dịch vụ vận tải -> sẽ được hưởng ưu tiên trong chính sách tự do lưu thông dịch vụ của thị trường chung châu Âu. Nhờ vậy, việc di chuyển các xe từ biên giới quốc gia này sang các quốc gia thành viên khác sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, không mất nhiều thủ tục giấy tờ kiểm soát... -> giảm thời gian qua các biên giới và tự do nhận hợp đồng vận tải từ các quốc gia khác.