K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8

Hiện tượng bắt nạt trong trường học là một vấn đề nghiêm trọng và đang ngày càng được chú ý trong các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. Dưới đây là một số khía cạnh để trình bày về hiện tượng này:

1. Định nghĩa và Phân loại:

**a. Định nghĩa:

  • Bắt nạt trong trường học là hành vi có chủ đích của một cá nhân hoặc nhóm nhằm gây tổn thương về tinh thần, thể xác hoặc cảm xúc cho một người khác. Hành vi này thường xảy ra lặp đi lặp lại và có thể có những hình thức khác nhau như bạo lực thể xác, lời nói xúc phạm, chế giễu, hoặc loại trừ.

**b. Phân loại:

  • Bắt nạt thể xác: Những hành động như đánh đập, xô đẩy, hoặc gây thương tích vật lý.
  • Bắt nạt tinh thần: Bao gồm việc chế giễu, xúc phạm, đe dọa, hoặc làm nhục đối tượng.
  • Bắt nạt xã hội: Hành động cô lập, loại trừ hoặc làm tổn hại danh tiếng của người khác trong cộng đồng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng bắt nạt:

**a. Yếu tố cá nhân:

  • Tâm lý: Một số học sinh có thể bắt nạt người khác do cảm giác bất an, thiếu tự tin hoặc vì muốn khẳng định bản thân.
  • Kỹ năng xã hội: Những học sinh thiếu kỹ năng giải quyết xung đột và giao tiếp có thể sử dụng bắt nạt như một cách để kiểm soát tình huống.

**b. Yếu tố gia đình:

  • Môi trường gia đình: Trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình không lành mạnh, có bạo lực, hoặc thiếu sự quan tâm có thể học theo các hành vi bạo lực và bắt nạt.
  • Mẫu hình hành vi: Trẻ em có thể học và bắt chước hành vi từ người lớn xung quanh, bao gồm cả cha mẹ và người thân.

**c. Yếu tố trường học và xã hội:

  • Môi trường trường học: Trường học không có chính sách chống bắt nạt rõ ràng hoặc thiếu sự giám sát có thể tạo điều kiện cho hành vi bắt nạt.
  • Ảnh hưởng của bạn bè: Áp lực nhóm và mong muốn hòa nhập có thể dẫn đến hành vi bắt nạt, đặc biệt là khi trẻ em cố gắng chứng minh mình hoặc gia nhập nhóm.
3. Hậu quả của hiện tượng bắt nạt:

**a. Đối với nạn nhân:

  • Sức khỏe tâm lý: Nạn nhân của bắt nạt thường trải qua cảm giác lo âu, trầm cảm, và mất tự tin. Họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc học tập và hòa nhập xã hội.
  • Sức khỏe thể chất: Trong trường hợp bắt nạt thể xác, nạn nhân có thể bị thương tích và các vấn đề sức khỏe khác.

**b. Đối với kẻ bắt nạt:

  • Hậu quả về mặt xã hội: Kẻ bắt nạt có thể bị xã hội và bạn bè xa lánh, cũng như có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành vi và tâm lý.
  • Tương lai cá nhân: Nếu không được can thiệp kịp thời, hành vi bắt nạt có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai, bao gồm hành vi phạm pháp hoặc thiếu kỹ năng xã hội.
4. Giải pháp và cách phòng chống:

**a. Xây dựng chính sách:

  • Chính sách chống bắt nạt: Các trường học cần có chính sách rõ ràng về việc chống bắt nạt, bao gồm quy trình báo cáo và xử lý các trường hợp bắt nạt.

**b. Giáo dục và đào tạo:

  • Giáo dục về kỹ năng xã hội: Cung cấp chương trình giáo dục về kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng giao tiếp và quản lý cảm xúc cho học sinh.
  • Đào tạo giáo viên: Đào tạo giáo viên để nhận diện và xử lý các vấn đề bắt nạt một cách hiệu quả, cũng như tạo môi trường hỗ trợ cho học sinh.

**c. Hỗ trợ cho nạn nhân và kẻ bắt nạt:

  • Hỗ trợ tâm lý: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân và kẻ bắt nạt để giúp họ vượt qua các vấn đề tâm lý liên quan.
  • Can thiệp sớm: Đưa ra các can thiệp sớm khi phát hiện dấu hiệu của hành vi bắt nạt, bao gồm việc gặp gỡ và làm việc với các bên liên quan để giải quyết vấn đề.

**d. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng:

  • Tạo môi trường an toàn: Xây dựng cộng đồng trường học an toàn, nơi tất cả học sinh cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ.
  • Tăng cường sự tham gia của phụ huynh: Khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động phòng chống bắt nạt và hợp tác với trường học để giải quyết vấn đề.
Kết luận:

Hiện tượng bắt nạt trong trường học là một vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý bằng cách tiếp cận đa chiều và hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Bằng cách xây dựng chính sách rõ ràng, giáo dục và đào tạo đầy đủ, hỗ trợ kịp thời cho cả nạn nhân và kẻ bắt nạt, và khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan, chúng ta có thể tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho tất cả học sinh.

#KHLEE

30 tháng 3 2022

Lf một bạn nào đó hoặc nhiều bạn bắt nạt 1 bạn nào đó hoặc nhiều bạn :^

30 tháng 3 2022

tham khảo

Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè. Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo. Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm. Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của bạo lực học đường không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù.

28 tháng 9 2021

Chúng ta là học sinh , cũng là một con người , chúng ta biết trải nghiệm và cảm nhận. Chúng ta còn có cảm xúc . Cảm xúc của mình,của mn khi bị bắt nạt thật sự rất sỡ hãi và ảnh hưởng đến cả tâm lý . Lúc đó chúng ta như bị bỏ rơi,bị lãng quên. Chính bản thân tôi cũng đã từng trải qua . Lúc đó tôi rất sợ nhưng khi đó tôi mới nhận ra rằng mình cần mạnh mẽ , dũng cảm và tự tin hơn nữa để đối phó với hành động "bắt nạt" của  người khác . Bắt nạt là thử thách, chúng ta hãy cứng rắn hơn nữa để đối phó với vc lm xấu xa ấy . Vì chẳng ai thích và yêu hành động " bắt nạt" đó cả . Vì nó cần loại bỏ khỏi cuộc sống và đừng để cho nó tiếp diễn . Vì đây là hành động ko đáng tôn trọng 

5 tháng 4 2023

Chúng ta đang sống trong một đất nước Việt Nam tươi đẹp,đất nước chúng ta là đất nước hòa bình nhất.Thay vì chúng ta bắt nạt,bạo lực học đường,chúng ta hãy giúp đỡ những người yếu hơn và chúng tay bảo vệ một Việt Nam tươi đẹp

20 tháng 9

Dở

 

Hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đang diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng. Hình thức cũng đa dạng hơn không chỉ bắt nạt và bạo lực về thể chất mà còn cả tinh thần. Việc bắt nạt này là việc xấu và cần phải được ngăn chặn:

+ Gây tổn thương cho người khác có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được 

+ Nếu chúng ta là kẻ bắt nạt nó sẽ là vết nhơ theo chúng ta cả đời.

+ Trở thành vấn đề nhức nhối trong nhà trường và toàn xã hội về sự an toàn ở các môi trường giáo dục.

+ Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của nạn nhân và cả chính chúng ta.

29 tháng 3 2022

Sự học tập dường như đã là từ gắn liền với cuộc sống của mỗi con người hiện nay . Lúc nhỏ , ta cũng được học tập từ cha mẹ , mọi người . Lớn một chút ta lại được học tập từ thầy cô giáo , bạn bè , nhà trường,... Tuy nhiên , bên cạnh đó còn có một vấn đề lớn  hiện nay là sự chểnh mảng học tập của một số học sinh hiện nay.

Đầu tiên chúng ta cần biết : hiện tượng chểnh mảng học tập là gì ? . Đó là sự lơ là , coi thường việc học của các bạn , một số người.Có lẽ , chúng ta không quan tâm đến việc học , có lẽ học sinh vẫn còn chưa biết rõ học tập là quan trọng đến như thế nào . Một số bạn đi học chỉ vì ba mẹ kêu đi học , một số bạn đi học nhưng không hiểu ý nghĩa lớn lao , quan trọng của việc học , hoặc một số bạn không được bố mẹ quan tâm đến việc học,...Vì thế các bạn đâm ra chểnh mảng trong việc học tập . Điều này có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nó , ngoài nguyên nhân nêu trên thì còn có sự cám dỗ từ internet , game , mạng xã hội ,... Các bạn quá quan tâm đến những điều trên mạng  , game mà quên đi việc học của mình . Chắc rằng , chúng ta còn quá trẻ để nhận thức và tránh được cám dỗ nhiều như thế . Có một chiếc điện thoại hay máy tính là cắm đầu vào quan tậm cập nhật tin tức , drama , hay nhắn tin,.... Hay cũng có thể là nghiện game quá mức , nghiện cày game và không còn nhớ đến việc học nữa. Chơi game hay lên mạng chắc chắn thoải mái hơn việc học hành , nạp kiến thức vào đầu rất nhiều . Nhưng có lẽ , chúng ta đâu biết rằng kiến thức là thứ quyết đi giá trị của một con người , sau này lớn lên kiến thức giúp ta đỡ khổ hơn , không cần làm những việc nặng . Thay vào đó , chúng ta có thể dùng kiến thức của mình đóng góp cho nhân loại , xã hội , có thể dùng kiến thức của mình giúp đỡ những người xung quanh , chúng ta sẽ trở nên có giá trị hơn bao giờ hết . Vậy tại sao chúng ta lại ngại nạp kiến thức vào đầu mình , không chịu học tập ? . Có lẽ bạn học không được , bạn không muốn học , bạn đang lấy lý do biện minh cho sự làm biếng của mình hay sao . Người ta nói đúng, học tập không phải con đường duy nhất đi đến thành công của cuộc đời , nhưng nó là con đường nhanh nhất . Bạn không chịu học , bạn chỉ lo những thứ trên mạng ,game,.. thì bạn đang thể hiện mình là một con người vô ơn với ba mẹ của chính mình . Một số học sinh ? Không , là đa số . Chúng ta không biết sự vất vả cực khổ của cha mẹ mà lo học tập . Có thể học tập rất khó khăn với các bạn nhưng tại sao ta không cố gắng.  Bạn đã lần nào đạt được điểm cao và cha mẹ biết . Bạn có thấy được sự vui sướng của cha mẹ trong nụ cười của họ . Làm ba mẹ vui chẳng lẽ bạn không làm được . Học tập sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn có sự cố gắng . Cứ chểnh mảng trong việc học , rồi sẽ có ngày các bạn lớn lên , sẽ hối hận vì hồi xưa mình không chịu học đấy . Theo em , lớn lên , các bạn không chịu học thì chúng ta không có kiến thức , ta sẽ bị coi thường , ta sẽ cực khổ kiếm tiền vì lao động tay chân , những kiến thức sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều thứ . Biết nhiều kiến thức tốt không bao giờ là xấu , không bao giờ là hại cho bạn mà nó cho bạn rất nhiều thứ. Chúng ta hãy cứ học, học có định hướng và học nhiều vào . Bên cạnh ta có rất nhiều tấm gương về học tập thì theo em chúng ta cần noi gương theo mà học tập họ , chăm chỉ học hành . Có thể giải trí nhưng đừng chú tâm quá nhiều , tuổi trẻ hãy cứ học hành , không được sợ học , không được làm biếng học . Những khi bạn không muốn học bạn hãy nhìn vào cha mẹ của mình , nhìn vào đôi bàn tay của mẹ và những nếp nhăn vì tuổi già gần đến trên gương mặt của cha .

Khép lại , hiện tượng này cần khắc phục , vì học sinh chính là mầm non của đất nước , rất quan trọng . Đất nước có ngày càng phát triển hay không đều phụ thuộc vào các bạn . Chúng ta cần cố gắng học tập và khắc phục hiện tượng xấu này .

29 tháng 3 2022

còn dẫn chứng và liên hệ bản thân bạn thêm vào hộ mình cho bài hay và đầy đủ hơn .

Hiện tượng bắt nạt diễn ra phổ biến tại các trường học tại Việt Nam. Và dần dần, hiện tượng bắt nạt càng xảy ra với tính chất phức tạp và khó giải quyết hơn. Đằng sau những hành động bắt nạt tại trường học là những tổn thương của nạn nhân. Tổn thương không chỉ về thể chất mà còn cả về tinh thần có thể hủy hoại cuộc đời của một con người. Còn đối với chính người bắt nạt, điều đó sẽ mãi là một vết nhơ không thể nào rửa sạch. Đứng trước hiện tượng bắt nạt, chúng ta cần có thái độ gay gắt, phản đối bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn hành động bắt nạt xảy ra tại trường học. Việc này cần sự chung tay giúp sức của gia đình và hợp tác từ phía nhà trường và học sinh.

29 tháng 9 2023

Bắt nạt là một trong những tính xấu.Hiện tượng bắt nạt ở trường em rất ít. người bị bắt nạt sẽ bị tổn thương tinh thần khiến họ dễ bị điên loạn do bị bắt nạt quá nhiều.Còn người bắt nạt sẽ bị coi là người xấu ,không có bạn bè.em không đồng tình để việc bắt nạt xảy ra nhằm tạo ra một xã hội văn minh.

c. Qua đó em hiểu tác giả là người như thế nào? Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu khổ 7,8 a. Tác giả nhắn nhủ gì đến những bạn bị bắt nạt ? Thái độ của tác giả trước hiện tượng bắt nạt thể hiện qua từ ngữ nào? b. Em có đồng ý với thái độ ấy của tác giả không? Vì sao? Phiếu học tập số 3Những đặc sắc nghệthuật của văn bảnNội dung chủ đề đặtra trong bài thơ?Ý nghĩa...
Đọc tiếp

c. Qua đó em hiểu tác giả là người như thế nào?

 

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu khổ 7,8 a. Tác giả nhắn nhủ gì đến những bạn bị bắt nạt ? Thái độ của tác giả trước hiện tượng bắt nạt thể hiện qua từ ngữ nào? b. Em có đồng ý với thái độ ấy của tác giả không? Vì sao?

 

Phiếu học tập số 3

Những đặc sắc nghệ

thuật của văn bản

Nội dung chủ đề đặt

ra trong bài thơ?

Ý nghĩa bài học rút ra từ bài thơ

 

Phiếu học tập số 4

Tình huống Em sẽ làm gì?

1. Nếu em bị bắt nạt

2. Nếu chứng kiến chuyện bắt

nạt

3. Nếu em là người bắt nạt

người khác

 

Bài 4. Viết đoạn văn (5 câu) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt đang diễn ra ở các nhà trường hiện nay.

Bài 5. Tìm ý cho bài văn “Kể lại một trải nghiệm của bản thân” (Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.)

 

(?) Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

(?) Những ai có liên quan đến câu

chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?

1
19 tháng 9 2021

bài bắt nạt

 Bài thơ đã khắc họa thực trạng nhức nhối trong xã hội đó là: bắt nạt và bao lực học đường. Chúng ta đều biết đến mức độ nghiêm trọng của hành động bắt nạt và bạo hành người khác. Nó không chỉ gây sát thương về mặt thể chất mà còn tổn thương trong tầm hồn những người bị bắt nạt. Chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được có những hành động bắt nạt người khác. Câu thơ "Đừng bắt nạt bạn ơi" là một lời khuyên chân thành và tha thiết. Đồng thời là lời động viên chúng ta căn ngăn những hành động bắt nạt diễn ra xung quanh cuộc sống. Hành động nhỏ nhưng có thể cứu vớt cuộc đời của một con người vì vậy chúng ta cần có hành động ngăn chặn và lên án để những hành vi bắt nạt người khác không được phép tiếp diễn. 

22 tháng 9 2023

Ko giúp âu 😅.

Tham khảo nhe!!

Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật trong bài để khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.