Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc chưa chủ động: học bài
Cách giải pháp: Chăm chỉ học bài thường xuyên, luôn làm bài tập về nhà,.....
Thói quen trì hoãn có phải là lười biếng
Để biết hậu quả và cách khắc phục thói quen trì hoãn với trẻ, trước tiên, chúng ta cần hiểu chính xác bệnh tình mà con đang mắc phải. Vấn đề được đặt ra nhiều nhất trong trường hợp này, trì hoãn có phải lười biếng không?
Có lẽ phần lớn chúng ta đều tin rằng, thói quen trì hoãn chính là lười biếng. Thế nhưng, thật bất ngờ, chúng ta đã nhầm.
So với lười biếng, trì hoãn có nghĩa tích cực hơn. Bởi trẻ có thói quen trì hoãn vẫn làm và không hề bỏ quan nhiệm vụ của mình. Nó chỉ là hoàn thành chậm và mất nhiều thì giờ thôi.
Ví dụ như ta giao việc lau nhà cho con. Lẽ ra việc này chỉ mất 15 phút, nhưng do có thói quen trì hoãn, nó không làm ngay mà đi làm các việc khác như: xem phim, chơi game, ngủ,… và đợi đến lúc bạn gần về mới lau. Tính thời gian, công việc lau nhà của trẻ do trì hoãn đã mất thời gian hàng giờ đồng hồ.
Còn lười biếng là sự thờ ơ và không có hành động gì của trẻ. Tiếp ví dụ lau nhà, trẻ lười biếng sẽ chẳng có một hành động lau nhà nào cả. Ngay cả khi bạn đã về nhà.
Thói quen trì hoãn bắt đầu từ đâu
Thói quen trì hoãn bắt đầu từ đâu
Như vậy, trì hoàn không phải là lười biếng và trẻ cũng chẳng bỏ công việc không hoàn thành. Nhưng tại sao trẻ lại có thói quen trì hoãn này? Hãy cùng Teky đi tìm hiểu cho rõ mọi ngành sự việc nhé.
Nỗi sợ không biết cách làm
Nhìn vào tận cùng thói quen trì hoãn của một đứa trẻ, ẩn sau những lớp áo lì lợm và ngang bướng bên ngoài, bạn sẽ thấy một tâm hồn thật đáng thương và tội nghiệp. Khi nó bị nỗi ám không biết làm đè nặng đến nỗi phải lảng tránh và chưa dám thực hiện ngay.
Có phải đôi lúc, chính phụ huynh đã từng trong tình cảnh như vậy.
Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ hình thành tâm lý ngại việc và thói quen trì hoãn ở trẻ.
Nỗi sợ thất bại
Đôi khi, nếu trẻ quá cầu toàn và luôn muốn mọi việc mình làm phải thật hoàn hảo. Trẻ rất dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi trước những việc mà chúng không chắc chắn sẽ làm được. Một điều trái ngược rằng, tâm lý sợ hãi này sẽ không giúp trẻ nỗ lực để làm bằng được nó. Nỗi sợ thất bại này sẽ gặm nhấm dần tâm hồn yếu đuối của trẻ và khiến chúng cố lẩn tránh việc đó lâu nhất có thể.
Cũng giống như nỗi sợ không biết làm, nỗi sợ thất bại lặp lại nhiều lần cũng sẽ hình thành tâm lý ngại việc và thói quen trì hoãn ở trẻ.
Khả năng quản lý thời gian
Thời gian một ngày chỉ có 24 tiếng và không thể nảy sinh ra được. Trong quỹ thời gian hạn chế này, trẻ đã mất hơn 2/3 quy thời gian để làm các công việc cố hữu trong ngày rồi
- Ngủ: 8 tiếng
- Học ở trường: 10 tiếng
- Ôn bài ở nhà: 2 tiếng
- Làm việc nhà: 30 phút
- Ăn và nghỉ ngơi: 30 phút
- …
Nếu có những công việc bất ngờ nảy sinh, như: trẻ có buổi đi chơi, đi ăn sinh nhật bạn,… Điều đó dễ khiến trẻ bị cuống và mất bình tĩnh, do sợ không hoàn thành kịp các công việc. Điều này làm nảy sinh tâm lý mệt mỏi, áp lực và khiến trẻ có thiên hướng trì hoãn công việc như trường hợp sợ thất bại và không biết làm.
- Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả- Chìa khóa để thành công
Tâm lý ỉ lại
Đối với những đứa trẻ thông minh, chúng có khả năng biết rằng, nếu trì hoàn sẽ có người khác làm hộ. Điều này chắc chắn sẽ khiến trẻ hình thành thói quen trì hoãn phải không.
Đặc biệt, tư duy giáo dục của người Việt đã luôn nhồi nhét lối suy nghĩ này cho trẻ. Ta có thể dễ dàng kể ra như:
- Ở nhà ỉ lại công việc nhà, ba mẹ sẽ làm hộ
- Không làm bài tập ở trường, thầy cô sẽ giải giúp
- Có việc gì không làm được, nhờ người lớn làm hộ
- Vấp ngã không tự đứng dậy, đợi người đến đỡ
- …
Tâm lý ỉ lại cực kỳ tai hại, vì nó dễ khiến trẻ trở thành người vô trách nhiệm và lười biếng sau này.
Bị xao nhãng công việc
Đây có lẽ là nguyên nhân rất dễ dàng và các phụ huynh có thể quan sát trực tiếp. Cuộc sống có rất nhiều thú vui thu hút trẻ như: game, tivi, điện thoại,… Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho những thú vui giải trí này, điều tất yếu là thời gian cho các công việc khác sẽ bị trì hoãn rồi phải không.
Trẻ sẽ hình thành thói quen trì hoãn khi nó đã làm việc này quá nhiều và dễ dàng thỏa hiệu với bản thân rằng: Cứ kệ đó đi để mẹ gần về rồi làm. Giờ đi chơi game đã.
Tác hại của thói quen trì hoãn
Tác hại của thói quen trì hoãn
Hậu quả của thói quen trì hoãn có lẽ là điều chúng ta chẳng phải phân tích quá nhiều. Điểm sơ qua, Teky có thể kể cho phụ nghe hàng tá tác hại của thói quen này với trẻ.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả học tập của trẻ.
- Dễ khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội và điều kiện tốt để phát triển bản thân
- Hình thành các thói quen xấu: trì trệ, thiếu trách nhiệm và kỷ luật
- Ảnh hưởng đến nỗ lực và phát huy thế mạnh của bản thân
- …
7 cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ
Cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả
Chẳng có bậc phụ huynh nào mong muốn con mình có thói quen trì hoãn phải không nào. Nhưng nếu trẻ đã có biểu hiện xấu này, cách khắc phục thói quen trì hoãn sẽ như thế nào?
Phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng 7 cách dưới đây của Teky nhé.
1. Hướng dẫn thực hiện công việc rõ ràng
Không biết cách làm là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ trì hoãn công việc. Để bé không trì hoãn công việc, phụ huynh cần hướng dẫn con biết rõ cách thực hiện công việc trước khi giao cho trẻ.
Điều này nhằm giúp trẻ không còn ngại làm và trì hoãn công việc nữa.
2. Chấp nhận bản thân
Cách này nhằm giúp những trẻ có tâm lý sợ thất bại mà trì hoãn trong công việc. Nếu thấy con có biểu hiện trì hoãn công việc vì sợ thất bại, thường là trong học tập, phụ huynh hãy chủ động đến tâm sự và chia sẻ nhằm giảm nhẹ tâm lý cho con.
Cha mẹ hãy dạy con cách biết chấp nhận bản thân mình, ngay cả những điều mình chưa thể làm tốt ở hiện tại.
Động viên con hiểu rằng, chỉ cần con làm nghĩa là đang tăng dần cơ hội thành công. Còn nếu mãi trì hoãn không làm, con mãi là kẻ thất bại.
3. Dạy trẻ tự quản lý thời gian
Để loại bỏ thói quen trì hoãn do tâm lý ức chế với quỹ thời gian eo hẹp mà có quá nhiều việc phải làm ở trẻ, phụ huynh cần chủ động nói với con hiểu rằng: Thời gian trong ngày của ai cũng đều rất hữu hạn, trong khi có quá nhiều việc việc cần làm. Để hoàn thành ổn thỏa hết tất cả các công việc, con cần có kế hoạch phân bố thời gian cho từng công việc phù hợp. Nếu tối nay con muốn đi ăn sinh nhật bạn, hãy san sẻ bớt thời gian nghỉ ngơi để hoàn thành bài tập về nhà đột xuất và làm công việc nhà nhanh hơn.
Khi cha mẹ nhẹ nhàng bảo với con như vậy, trẻ sẽ hiểu và bằng lòng thực hiện theo.
4. Ngăn chặn tâm lý ỉ lại
Tâm lý ỉ lại là lối suy nghĩ cực kỳ nguy hại cho trẻ. Ngay lập tức, phụ huynh hãy loại bỏ ngay tâm lý này ra khỏi tư duy của trẻ.
Do lỗi suy nghĩ này ở trẻ bắt đầu từ những hành động của người lớn nên phụ huynh và mọi người xung quanh hãy thay đổi cách cư xử và giáo dục trẻ một chút. Hạn chế việc giúp đỡ trẻ quá nhiều, mà thay vào đó để trẻ tự làm, như:
- Không làm hộ phần việc của con
- Người lớn không tùy tiện giúp những gì trẻ có thể tự làm được
- Thầy cô không dễ dàng giúp học sinh chữa bài khi chúng chưa chịu tư duy
- Trẻ vấp ngã, không dễ dàng đỡ mà để nó tự đứng dậy
- …
Khi phụ huynh để con tự làm mọi việc việc, không chỉ ngăn cản thói quen trì hoãn và tâm lý ỉ lại. Điều này còn giúp trẻ mạnh mẽ và tự lập hơn.
5. Loại bỏ thói quen xao nhãng
Loại bỏ thói quen xao nhãng
Xao nhãng công việc khiến trẻ làm mọi việc mất nhiều thời gian và kết quả không cao. Bởi khi đang làm việc này nhưng trẻ lại bị phân tâm bởi những thú vui khác. Trong một xã hội hiện đại có quá nhiều thú vui cám dỗ, dạy trẻ loại bỏ tính xao nhãng để khắc phục thói quen trì hoãn nghĩa là bạn đang dạy trẻ về sự từ bỏ.
Bạn dạy trẻ từ bỏ đam mê game, xem tivi, nghiện smartphone,…
Điều này sẽ không hề dễ dàng cho các bậc phụ huynh đâu. Nhưng bạn đừng sớm nản lòng nhé.
6. Lên kế hoạch thực hiện công việc
Bạn đang nghĩ, giao việc cho con. Nhưng khi mình đi vắng, trẻ ở nhà có làm việc luôn không hay sẽ trì hoãn công việc.
Nếu nghĩ như vậy, một bảng kế hoạch thực hiện công việc cụ thể cho con sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.
Với bảng phân công công việc, bạn có thể yêu cầu mốc thời gian trẻ phải hoàn thành với từng công việc cụ thể và quan lý nó một cách dễ dàng.
Điều này còn giúp trẻ hình thành thói quen làm việc đúng deadline sau này.
- Có thể bạn quan tâm: #Lập bảng phân công công việc phù hợp từng độ tuổi trẻ
7. Chỉ ra tác hại của thói quen trì hoãn
Đây có lẽ là cách mà phụ huynh thường làm với con nhất. Nói với trẻ những tác hại của thói quen trì hoãn. Thực hiện cách này yêu cầu phụ huynh phải duy trì mối quan hệ tốt và có một cách nói thuyết phục với trẻ.
Tuy nhiên, dù thế nào thì khi phụ huynh chỉ cho trẻ thấy tác hại của thói quen trì hoãn cũng đều mang lại kết quả nhất định. Dần dần khi thực sự hiểu, trẻ sẽ thay đổi và có cách khắc phục thói quen trì hoãn của bản thân.
TEKY – Khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ
TEKY – Học việc công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam
Phụ huynh có biết học công nghệ cũng là một trong những cách khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả không. Bởi học công nghệ không chỉ rèn luyện tư duy logic và tập trung. Nó còn yêu cầu tính tự giác và chuẩn chỉ về thời gian trong giải quyết vấn đề của trẻ đấy. Đây chẳng phải những cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ mà chúng ta vừa tìm hiểu đó sao.
Học công nghệ đang là lĩnh vực “hot” nhất hiện nay. Bởi cơ hội có việc làm tốt và thu nhập cao sau này cho trẻ.
Nếu phụ huynh muốn cho con theo học công nghệ. Teky tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo nhất của bạn. Tại sao?
Teky là học viên công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam, do ông Nguyễn Hòa Bình (tức Shark Bình) đầu tư. Ông là một trong những nhà đầu tư công nghệ lớn và thành công nhất Việt Nam.
Teky có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục STEAM năng động, giúp khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong trẻ. Tại Teky, trẻ được tự do tìm hiểu và khám phá thế giới, với nhiều hoạt động bổ ích như: trải hè, giải thi đấu,… Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người định hướng và đồng hành cùng bé.
Teky đã cùng với phụ huynh tìm hiểu cách 7 cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả rồi. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bản đọc giải đáp được vấn đề của mình.
Căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam
- Có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài và có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh.
- Có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài và có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh.
Ông CHu Ngọc ANh
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh