K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2016

uk bn chúc bạn học tốt đạt được nhiều thành quả trong học tậập nhéĐỗ Nguyễn Như Bìnhhihi

21 tháng 9 2016

hj , chúc e hok tốt nha

15 tháng 8 2016

chuk bn hoc tốt nha khi nào rảnh thì lại onl nha tuy mik chưa nc lần nào vs bnhihi

15 tháng 8 2016

hjj

bên mk cx vào hc sớm

chả có t/g để lên hoc24 lun

bùn mún chết

rãnh nhớ ib mk nhá bn iu

29 tháng 1 2022

thanh you

29 tháng 1 2022

Mk cảm ơn bạn mk cũng chúc bạn năm mới an khang - thịnh vượng gia đìng hạnh phúc nhé ( HAPPY NEW YEAR )

29 tháng 2 2020

(Sao chép)

Bước đầu tiên: Xác định ngày tỏa sáng thành học sinh giỏi.

Ngày đó là ngày nào, tiết nào, môn nào? Ví dụ bạn chọn môn lịch sử, tiết thứ hai vào ngày thứ năm tuần sau.

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa điều này: hãy chắc chắn bạn muốn thay đổi. Tuổi học trò chỉ còn vài năm thôi, đừng để nó kết thúc trong tẻ nhạt và nhàm chán. Hãy làm điều gì đó thú vị lên đi chứ.


Bước thứ hai: Lùi lại một tuần và chăm chú nghe giảng, ghi chép.

Bạn có thể nghĩ rằng việc thành công của một người nào đó là do may mắn. Nhưng bạn cũng nên thừa nhận rằng 99% sự may mắn là do việc chuẩn bị tốt tạo nên.

Có một điều thú vị thế này, tất cả chúng ta đều dành 1 năm, 2 năm thậm chí 10 năm để chuẩn bị cho một bài kiểm tra nào đó. Tôi biết bạn đang nghĩ đến những bài kiểm tra đối phó, kì thi đại học… nhưng hãy nới rộng tầm nhìn của mình một chút, thả tâm trí để nó tự do khám phá cùng với tôi nhé: những vận động viên olympic tập luyện hàng năm trời chỉ để tỏa sáng trong 3 phút thi đấu; Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi cứu nước mấy chục năm chỉ chờ đến ngày đất nước được giải phóng; tôi dành 8 tiếng một ngày hơn suốt 4 năm này để viết bài, làm video, học tập, tìm kiếm tài liệu cho các bạn, mong một ngày bạn tìm được chính bản thân của mình, sự say mê, thích thú trong học tập.

Vậy là, chúng ta chuẩn bị một quá trình dài để đạt được thành công nhất định tại một thời điểm. Có thể bạn đang nghĩ “tôi đang định nghĩa sai lệch cụm từ “thành công”, thành công là một quá trình mới đúng chứ.” Đúng! Tôi cũng nghĩ như bạn đang nghĩ, nhưng ở đây -  tôi muốn nói đến kết quả. Kết quả càng lớn, vĩ đại và xác suất thất bại càng nhỏ khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và lâu dài.

Một bí mật đằng sau sự chuẩn bị ấy chính là tâm lý. Đúng vậy, khi bạn chuẩn bị càng tốt, tâm lý của bạn càng vững vàng, bạn sẽ loại bỏ được một số nỗi sợ… Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi phát biểu trước đám đông, tôi rất run và lo sợ. Và những lần sau, tôi có một quyết định mình phải chuẩn bị trước những gì mình nói. Thật bất ngờ, tôi tự tin hơn rất nhiều (bí quyết nói trước đám đông đấy). Hơn thế nữa, trong quá trình thi học sinh giỏi cấp tỉnh của mình, những lần thi đầu tiên tôi rất lo sợ và bồn chồn. Nó giống như cảm giác bạn buộc phải phát biểu lần đầu tiên vậy, khiến cho những nét chữ nguệch ngoạc không rõ ràng trên đề thi. Nhưng khi tôi có sự chuẩn bị tốt, thi thử như thi thật, tôi cảm thấy thoải mái với những bài kiểm tra và kì thi. Từ đó tôi đạt được phong độ đỉnh cao của mình. Bạn biết đấy, nếu bạn đi thi đại học, tâm lý không tốt bạn đã đánh mất 10% điểm số của mình.

Tôi quay lại vấn đề chính của mình nhé!

Giả sử mỗi tuần bạn chỉ có một tiết sử thôi,  nó vào ngày thứ 5 đấy. Thì trước một tuần bạn quyết định tỏa sáng. Hãy chăm chú ghi chép bài cô giáo giảng và lắng nghe để hiểu.

Tiếp theo, ngay khi về nhà bạn hãy dành ra 15 phút để học thuộc những gì ghi vừa, học được. Có thể 15 phút chưa đủ với bạn, hãy nâng nó lên 1 tiếng… Hãy nhớ rằng tập trung là một yếu tố quan trọng nhất của ghi nhớ!

Bạn không biết cách làm sao để học thuộc bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn ư?

Bạn không cần phải có các kỹ thuật để ghi nhớ để bắt đầu đâu. Học theo cách bình thường bạn hay học là thành công rồi. Những phương pháp đó tính sau nhé! Vì tôi muốn cho bạn từng bước cực kỳ đơn giản để có thể áp dụng ngay luôn.

Nhắn nhủ: Nếu bạn muốn chắc chắn hơn nữa, mỗi ngày hãy dành 15 phút để học bài Lịch sử ấy… Bởi vì bạn đã học thuộc 1 lần rồi, nên những lần sau chỉ cần đọc lại là thuộc làu làu thôi à. Đấy là khoa học của trí nhớ - cách ghi nhớ hiệu quả nhất - lặp đi lặp lại. Hãy tin tôi.

Tôi chưa nói cho bạn biết điều này, hầu hết những học sinh yếu, trung bình không phải họ kém thông minh đâu. Chỉ vì họ chưa dành thời gian đầu tư cho việc học của mình thôi. Nhưng tôi nhận thấy có điều gì đó -rằng bạn khác biệt, tôi tin tưởng ở bạn. Đơn giản thôi, vì bạn đã dành thời gian quý giá của mình để đọc bài viết này của tôi. Tôi hoan nghênh lựa chọn sáng suốt này của bạn.

Bước thứ ba: Dành hai tiếng chuẩn bị bài mới.

Tại sao phải hai tiếng???

Đơn giản thôi, tôi muốn bạn thật sự có được tâm lý tốt nhất để hôm sau tỏa sáng. Và đây là lần đầu tiên bạn làm điều bạn chưa bao giờ làm, nên sẽ có rất nhiều nỗi sợ. Dành thời gian đủ lớn để chuẩn bị sẽ giúp bạn vượt qua được sức ì của chính mình.

Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào để soạn bài hiệu quả nhất thì đây là cách của tôi, bạn có thể tham khảo. Nói nhỏ nhé, tôi chỉ mất tầm 10 phút để làm việc này thôi…

Thứ nhất, đọc kỹ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, tóm tắt và câu hỏi cuối bài.

Đây là điều quan trọng để tiếp thu thông tin nhanh nhất. Chỉ mất tầm 1 phút, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về những kiến thức sắp học. Tôi gọi đây là quá trình “dự đoán” – hãy đoán trước những gì mình sắp tiếp thu sẽ giúp quá trình tiếp thu diễn ra nhanh nhất. Đây được gọi là cách học chủ động.

Vì sao nó hiệu quả?

Hãy nhớ lại tiết ngữ văn, giáo viên luôn khuyên rằng “để viết được bài văn hay nhất, các em phải lên dàn ý – mở bài – thân bài – kết bài và các luận điểm chính”. Khi tôi viết bài viết này cũng vậy, làm sao để các bạn dễ tiếp thu nhất tôi cũng viết ra dàn ý của bài viết gồm các bước. Bởi vì thế, khi các bạn đọc ý chính tức là các bạn đang đi theo suy nghĩ của người viết. Đây là cách mà ít giáo viên nói cho bạn biết phải không?

Cách trên cũng trả lời cho câu hỏi “Làm sao để đọc sách hiệu quả?”. Tôi sẽ nói rất nhanh bởi vì nó không cùng chủ đề cho lắm (tôi là thánh lan man, nhưng tôi biết mình viết mọi thứ luôn muốn mang lại điều tuyệt vời nhất cho bạn). Khi bạn đọc bài viết của tôi hướng dẫn về cách học giỏi, các phương pháp học tập. Bạn có nhận ra, có rất nhiều bài học về cuộc sống, tìm đam mê, làm người, kiến tạo tuổi trẻ ở trong đó. Đấy là lý do tôi khác biệt, và tôi muốn giữ lại nó trong cách hành văn của mình.

Đọc sách hiệu quả:

  • Đọc tiêu đề.
  • Đọc lời tựa.
  • Đọc các mục chính.
  • Đọc phần tóm tắt các chương.
  • Trước khi đọc hãy tự hỏi bản thân “mình sẽ học được gì từ chương này, từ cuốn sách này”

Ví dụ tiêu đề của chương là “đặt mục tiêu”, tôi sẽ tự động có các dự đoán như “ À ở chương này có thể nói về lý do, dẫn chứng, và từng bước đặt mục tiêu. Sau khi mình đọc xong mình sẽ biết cách đặt mục tiêu hiệu quả. Cũng tuyệt vời đấy, mình sẽ đọc nó”

Tương tự như vậy, chưa đọc mà bạn biết mình sẽ nhận được gì qua tiêu đề chính rồi. Một ý tưởng cách mạng chứ?

Thứ hai, đọc lướt nội dung và dùng bút đánh dấu.

Hãy đánh dấu vào nội dung chính nhé! Làm sao biết đó là nội dung chính?  Những nội dung có liên quan đến phần 1 (tiêu đề, trong phần tóm tắt, trả lời cho câu hỏi cuối bài) đó là những điều bạn cần lưu ý.

16 tháng 2 2018

mink nè kb nha nhưng ;

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web

16 tháng 2 2018

Mi nẻ các bn đừng làm nội quy bây giờ nhé tại vì bây giờ là tết mà

14 tháng 2 2017

Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng
Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy/.Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dầy dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều nghành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.
Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! thầy thật là cao cả.

3 tháng 3 2020

sao bài cũng giống như bài của thảo phương z ????

theo mik nghĩ

1 tuần hcj tốt là chúng ta học tốt, không quy phạm ở tuần đó, không có những bạn nào không thuộc bài nên ta gọi là tuần học tốt

2 có tiết học tốt chúng ta phải học thuộc bài, xây dựng bài nhiều và không nói chuyện 

3 vì đăng ký thì nó giúp lớp chúng ta có nhiều điểm cộng và được cô giáo chủ nhiệm khen đồng thời lớp chúng ta còn tốt nữa trong xây dựng bài

4Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

16 tháng 2 2018

thanks, từ sau đừng đăng tào lao

16 tháng 2 2018

Đã nói tào lao rồi...

30 tháng 4 2020

Dàn ý tham khảo:

I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bài tham khảo:
Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng
Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dày dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều ngành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.
Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! Thầy thật là cao cả.

K cho mk nha!
 

30 tháng 4 2020

banjtham khảo  nha

dàn ý đây nha :

1.  Mở bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

2.  Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:

– Thầy đã già., mái tóc bạc.

– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

– Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

bài văn đây :

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó đượctrở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

– Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

– Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:

– Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

-Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói: 

– Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê hỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

– Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo Đềthầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

– Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.

Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

– Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!

hok tốt