K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

                        + Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.

                        + Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

            - Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

            - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).

+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.

+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

1 tháng 6 2018

a) Vị trí địa lí

- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Phần đất liền:

● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

b)Phạm vi lãnh thổ

-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.

- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.

- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

- Chúc bạn học tốt !

26 tháng 1 2016

a. Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:

            -  Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình  với công suất 1.920 MW.

-  Thủy điện Yaly trên hệ thống sông Xê Xan thuộc tỉnh Gia Lai với công suất 720 MW

-  Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai với công suất  400 MW.

-  Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận với công suất Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW.

- Thủy điện Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW)…

- Hiện nay, đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta trên sông Đà với công suất 2.400 MW, thuộc tỉnh Sơ La.

b. Giải thích sự phân bố

- Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta đều phân bố trên các sông có độ dốc lớn, có nguồn nước dồi dào.

- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn:

+ Hệ thống sông Hồng mà chủ yếu là sông Đà, riêng sông Đà chiếm tới 19% tiềm năng thủy điện của cả nước.

+ Hệ thống sông Xê xan, Xrepok

+ Hệ thồng sông Đồng Nai với các phụ lưu như sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé,….

26 tháng 1 2016

a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)

b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta

- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)

- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)

- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .

- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).

            - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)

            - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).

19 tháng 2 2016

+ Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, về mặt tự nhiên :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật.
+
* Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế nhiều ngành (Nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch)
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
-Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
* Khó khăn:
- Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng,…
- Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, trời và đảo xa,… trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm.

1 tháng 3 2018

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

26 tháng 1 2016

a. Khí hậu .

- Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.

            - Tạo thành các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nhiệt đới ẩm như vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển như xay dựng cảng biển, khai thác – nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển – đảo.

            - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ 300nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amazone ở Nam Mỹ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn … và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

23 tháng 4 2017

C. glass

Câu 1: a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?Câu 2:a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là...
Đọc tiếp

Câu 1:

a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.

b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?

Câu 2:

a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là gì?

Câu 3

a) Đất (thổ nhưỡng) gồm mấy thành phần chính ? Trình bày đặc điểm các thành phần của đất

b) Cho biết cách cải tạo độ phì trong sản xuất nông nghiệp ?

Câu 4: Phân biệt sông và hồ ? Hãy kể tên một số sông, hồ ở Điện Biên và nói rõ vai trò của chúng

Câu 5: Trình bày quá trình tạo thành mây mưa ?

Câu 6:

a) Phân biệt thời tiết và khí hậu

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Có lượng nước mưa trung bình khoảng bao nhiêu (mm)

2
27 tháng 4 2016

Tra mạng cho nhanh nha bnok

13 tháng 10 2016

T​ra mạng cho nhanh nha bạn

26 tháng 1 2016

a. Ý nghĩa tự nhiên.

            - Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

            - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.

            - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.

            - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.

            - Về kinh tế.

                        + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, các khu vực đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

                        Chính vì vậy, vị trí địa lý thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

            - Về văn hóa – xã hội.

            Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

            - Về an ninh quốc phòng.

            + Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

6 tháng 2 2018

Ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam :


- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa : giàu nhiệt, ẩm và ánh sáng, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.


- Nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương và là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.


- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên : theo Bắc-Nam, Đông-Tây, thấp-cao.


* Khó khăn : Thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…

17 tháng 3 2016

I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành độc lập .

- Trong thời kỳ chiến tranh lạnh: Mỹ can thiệp vào  Đông Nam Á;lập khối quân sự SEATO; xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu Chia .

* Khối quân sự SEATO; khối phòng thủ Đông Nam Á:

-Thành lập ngày 8-9-1954 tại Manila gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Di lân, Phi líp pin, Thái Lan và Pa kix tan.

-Là liên minh chính trị quân sự do Mỹ cầm đầu chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của CNXH ở Đông Nam Á.

-1954-1975 là chỗ dựa của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Đông Dương .

- 9-1975 Mỹ thất bại ở Đông Dương nên giải thể .

* Chính sách đối ngoại có sự phân hóa :

+ Thái Lan và Phi líp pin tham gia SEATO.

+ In đô nê xia, Miến Điện : hòa bình, trung lập.

+ Việt Nam, Lào, Cam pu chia bị Mỹ xâm lược .

I. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.

*Hoàn cảnh ra đời:

-Sự liên kết giữa các nước trong khu vực đang được hình thành ở nhiều nơi.Thí dụ NATO, AU (tổ chức thống nhất Châu Phi)

-Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước cần hợp tác liên minh để phát triển.

-Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

-Đối phó với chiến tranh Đông Dương.

-Ngày 8-8-1967 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ra đời- ASEAN - tại Băng Cốc ( Thái Lan ) gồm 5 nước là In đô nê xi a, Ma lai xia, Phi líp pin, Xingapo, Thái Lan .

Mục tiêu là: 2-1976 hội nghị Ba li đề ra mục tiêu là xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên 1 cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh . Như thế ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực .

* Hoạt động :

+ 2-1976 ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Bali (In đô nê xia )

+ Ký Hiệp ước Pari về Cam pu chia –10-1991.

+ Cuối những năm 1970 chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu , kinh tế phát triển như Xingapo (NIC- Con Rồng Châu Á), Thái Lan, Malaixia.

III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”.

Mở rộng :

-Thành viên thứ 6 là Bru nây – 1984.

-Thành viên thứ bảy là Việt Nam :7 - 1995 .

-Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma : 9 - 1997.

-Thành viên thứ 10 là Cam pu chia : 4 - 1999 .

* Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình , ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

* 1992 : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10-15 năm.

* 1994 : lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Một chương mới đã mở ra ở Đông Nam Á.


vui

6 tháng 4 2016

2

6 tháng 4 2016

Khu vực Đông Nam Á gồm 2 nước không có biển nhé!

Chúc bạn học tốt!