K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

em thấy dịch sợ vờ lêu tây ban nha đang dịch rất nhiều

29 tháng 3 2020

nếu dịch kéo dài sẻ gây thệt mạng nhìu người còn có thể làm mọi người lo hơn nê mún hết dịch ngoài kia phải có sự đồng long mới hết dịch chó ta ko thể thêm gách nặng mỗi người nhiêm là có thể lay cả nhìu người học sinh dần cũng nản chí công việc ngày càng ko ổn định bên ngoài còn rất nhiề người ko tuân thủ luât 

chúng ta quyết tâm đẩy lùi dịch sô cô la hay chocolate

16 tháng 3 2020

Em chỉ ăn và ngủ. Cả nhà thì sợ em thất học. Hằng ngày em lướt facebook chửi mấy đứa bạn.Hết chuyện!

21 tháng 3 2020

trong thời gian phòng dịch mình chỉ

ăn,ngủ,học vân vân và mây mây

10 tháng 1 2022

em chơi, ngủ, học

28 tháng 6 2018

Cuối cùng thì HKI cũng đã trôi qua một cách nhanh chóng, xem ra học kì đầu ở ngôi trường mới này cũng có rất nhiều điều thú vị để nghĩ tới. Bạn bè mới toanh không quen biết gì cả, thầy cô cũng lạ, cách học cũng hơi lạ, lạ tất tần tật. Nhưng rồi mình cũng phải thích nghi và quen dần với mọi việc. Nhưng mà đỡ một cái ở đây không học nhiều môn như hồi cấp III, hơn vậy còn được học cái mà mình thích nữa chứ ( 2 môn chuyên ngành: NMCNTT1, NMLT). Biết bao nhiêu cái Deadline đã qua, biết bao nhiêu lần trầy vi tróc vảy với những bài tập, đồ án, khảo sát thực tế… của các thầy đưa ra. Nhưng thật may là đến giờ đây mình vẫn còn nguyên vẹn dù rằng tóc đã bạc đi vài cọng :D, hehe!

Hồi HKII năm lớp 12, tìm hiểu thì mới thấy trường ĐH KTHN của mình chính là cái nôi đào tạo CNTT tốt nhất nhì cả nước, lúc đó cũng chưa thấy rõ lắm. Nhưng khi tham gia học ở trường này mình mới thực sự thấy rằng những lời nói đó không phải là những lời nói xuông, hoàn toàn có thật đấy bạn ạ! Đặc biệt nếu bạn được học trong lớp CNTN thì mọi chuyện còn tuyệt vời hơn nữa cơ. Hầu hết các thầy chuyên ngành mà mình được tiếp xúc ở HK này đều để lại cho mình những ấn tượng thật tốt, thật khác biệt.
Đầu tiên mình muốn gởi tới thầy Trần Đan Thư lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy thật giản dị, từ lời nói cách ăn mặt cho đến những dòng code của thầy. Code của thầy viết không quá cầu kì bí hiểm, trái lại nó rất trong sáng và gọn gàng, đọc vào rất dễ hiểu. Bên cạnh đó những dòng code còn chứa bao nhiêu tâm huyết của thầy. Thầy đã dẫn dắt từ từ những bạn chưa biết tí gì về lập trình bước lên con đường phía trước, cũng như những bạn đã từng code càng thêm yêu cái ngành mà mình đã chọn. Ngay chính bản thân mình, trước khi vào học, đọc cái TKB thấy có môn NMLT đã vội thở dài và ngao ngán phải học lại (vì hồi cấp III học chuyên tin). Nhưng cái sự ngạo mạn ngu ngốc ấy đã biến mất ngay lập tức khi mình tham gia buổi học thứ 2 của thầy Thư (buổi 1 có việc, nên hog học được uổng quá :(() và thay vào đó làm cảm giác xấu hổ vì suy nghĩ “ếch ngồi đáy giếng” của mình. Mình chả là gì cả, mình còn phải học nhiều hơn thế nữa. Thầy đã thanh đẩy đầu óc của mình một cách rất tự nhiên. Và giờ đây, mỗi tiết học của thầy mình lại được thầy truyền lại biết bao nhiêu là kiến thức quý báo, những mẹo,  những Bug thường hay gặp và những Bug “nguy hiểm”, những thuật ngữ… và cả những điều trong sách vở không bao giờ dạy đó là những tình huống khi đi làm sau này, những vấn đề nên chú ý khi làm một dự án và đôi khi thầy còn kể lại những câu chuyện lịch sử trong ngành CNTT. Lần học gần đây nhất (6.1.20120) thầy đã demo lỗ hổng bảo mật đơn giản của máy ATM hồi mấy năm trước mà nguyên nhân chỉ là do lỗi lập trình chuỗi tưởng chừng đơn giản vô hại, buổi học rất hay và chắc có lẽ mình sẽ không bao giờ quên. Nếu như nhìn sơ sơ, có vài đứa bảo lớp CNTN học chậm hơn những lớp ở ngoài. Nhưng các bạn không biết rằng chúng ta đang được học một cách tuyệt vời nhất rồi đấy. Chúng ta được tìm hiểu vấn đề một cách cặn kẽ và chuyên sâu, thật sử hiểu rõ từng câu lệnh, điều đó thì quả là đỉnh rồi còn gì. Một lần nữa với tất cả lòng biết ơn và kính trong thầy, em xin cám ơn thầy đã tận tình chỉ dạy lớp CNTN.

Về 2 thầy trợ giảng thực hành NMLT đã cố gắng đưa ra những bài tập phù hợp với lớp. Tuy nhiên đôi khi 2 thầy thường hay cho những kiến thức sớm hơn những gì đã được học ở phần lý thuyết, cũng như bài tập đưa ra đôi khi không rõ yêu cầu. Nhưng dù sao, thầy cũng đã rất tận tình với lớp chúng ta.

Tiếp đến là các thầy NMCNTT, thầy Thành là người mà mình gặp đầu tiên trong tuần học đầu tiên. Điều ấn tượng nhất đối với mình là thầy nói cực kì nhanh, đôi khi cứ tưởng đâu thầy đang đọc một câu thần chú vậy, hihi ^^! Nhưng thầy dạy rất nhiệt tình, dẫn dắt kiến thức rất hợp lí và dễ hiểu. Thầy cũng thường hay kể những câu chuyện ngoài lề có liên quan đến nội dung bài học hay những kinh nghiệm bản thân. Điều mình vẫn còn nhớ đến giờ là cái buổi đầu tiên, khi lớp chưa bầu lớp trưởng, cứ thằng nào vô sau vừa ló đầu vào thì thấy cứ hỏi một câu: “Lớp trưởng đây hả?”, mặt đứa nào cũng ngẩn tò tè và hog biết mô tê gì đang xảy ra nữa.

Và cuối cùng là 2 thầy trợ giảng thực hành của môn này double Hưng :D! 2 thầy còn rất trẻ (Hình như thầy Trương Phước Hưng là sv trường mình khóa 2005) rất xì tin, vui tính nên cũng hiểu được tâm lí của các bạn sinh viên trẻ :P! Thầy Hưng nói chuyện rất rõ ràng dễ hiểu, mình khoái cái netbook con con của thầy. Còn thầy Trương Phước Hưng, nói sao ta, nhìn có vẻ hơi bí hiểm nhưng học riết rồi cũng hết bí hiểm luôn. Rất vui tính, nhưng cũng thường hay “cảm tính”. Cái lần mà tới giờ của thầy mà lớp vẫn ngồi code ì xèo, thế là cho luôn 2 cái bài tập lập trình trong đó có 1 bài khó “căng não”, ban đầu hơi đau não, nhưng xong chuyện rồi mới nhận ra thì ra thầy muốn lớp thực hành kĩ năng tìm kiếm trên Internet, bài đó search tốt sẽ ra được Solution ngay. Còn bài LaTeX nữa, lần đó chạy ngược chạy xuôi làm đủ mọi chuyện: tìm hiểu LaTeX, chọn chủ đề, thiết kế form, khảo sát, đánh vào nè… Làm xong bài đó y như rằng được hồi sinh trở lại.
Nhìn chung, HKI đã gần đóng lại với biết bao kỷ niệm. Suốt một chặng đường, mình đã được học rất nhiều từ các thầy về những kiến thức chuyên ngành cũng như là các kỹ năng trong cuộc sống. Mình đã mạnh dạnh hơn, dám nghĩ dám làm,  đặc biệt hơn nữa những bài tập đồ án làm nhóm của các thầy đã rèn luyện cho mình kỹ năng cùng làm việc nhóm, thắt chặt tình đoàn kết… Từ 4 đứa xa lạ ở 4 nơi khác nhau: Tài(Phan thiết), Tín(Vĩnh Long), Minh(Đồng Nai), Thiện(Long An), giờ đây đã là 4 anh em của nhóm M3T cùng “sống chết hoạn nạn” cả nhau :D! Một lần nữa cám ơn các thầy đã cho chúng em những trải nghiệm thú vị trong học kỳ vừa quá, Chúc sức khỏe các thầy!

Hơi dài . thông cảm nhé !! Rất mông những sự ủng hộ !!!

~ HOK TỐT ~

Em còn nhớ mãi ngày khai giảng năm học lớp hai. Tuy đã qua một năm học ở trường nhưng em vẫn thấy buổi khai giảng đó như ngày đầu tiên đi học.

Sân trường được trang hoàng rất đẹp. Sau các tháng hè nắng cháy, cây cối như đực khoác lại màu áo xanh truyền thống. Sauk hi thầy Phó Hiệu trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn chính thức khai giảng năm học mới. Một cô giáo thay mặt cho toàn thể giáo viên nhà trường phát biểu cảm nghĩ trong ngày khai giảng. Học sinh cũng được nói lên tâm trạng của chính mình. Và đại diện cho toàn thể học sinh của trường chính là em. Giây phút bước lên phía trước để nói lên suy nghĩ của mình đối với em không thể nào quên. Em đã thay mặt tất cả các bạn trong trường nêu quyết tâm học giỏi và rèn luyện tốt trong năm học đó. Kết qủa cuối năm học của toàn trường đẫ chứng minh cho lời hứa của chúng em. Sau buổi khai giảng, buổi học đầu tiên đưa không khí sân trường trở lại với nhịp bình thường của nó.

Mỗi năm có một ngày khai giảng, nhưng đối với em đó là ngày khai giảng không bao giờ quên.

20 tháng 5 2019

Tích tắc! Tích tắc! Không gian thật vắng lặng! Ngày mai là ngày khai trường của tôi và cũng là ngày khai trường của tất cả lũ trẻ sắp bước vào lớp một. Lòng tôi lại xao xuyến bâng khuâng, một cảm giác khó tả khi nhớ lại ngày khai trường trong đời.

Hồi ấy, đối với tôi, ngày khai trường không có gì khác lạ như hồi học mẫu giáo. Tâm trạng vẫn thế, không có gì thay đổi, vì dù sao mẹ tôi cũng chuẩn bị chu đáo cho tôi từ cái bút, cái thước kẻ… hay cả đến quần áo, trang phục đi học. Lúc đó, tôi chỉ biết một điều rằng: ngày mai là ngày khai trường. Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác cùng lứa tuổi cũng có tâm trạng như vậy.

Một đứa trẻ mẫu giáo như tôi thuở ấy cũng không thể hiểu hết được thế nào là ngày khai trường. Và đến bây giờ tôi hiểu ra rằng: ngày khai trường là một ngày trọng đại đối với học sinh và nó như một động lực thúc đẩy học sinh cố gắng trong năm học mới. Năm học cũ dù mình có kém đến đâu, có *** đến thế nào chăng nữa thì nhờ không khí của ngày khai trường mình vẫn hồ Hởi bắt đầu một năm học mới.

Làm sao có thể quên cảnh mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường đầy quen thuộc. Quen lắm, thân lắm, nhưng tôi vẫn cảm thấy nao nao trong lòng và có một điều gì thật khác lạ hơn ngày thường. Chợt tôi hiểu ra một điều: hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi! Thế là phải xa rời mái trường mầm non, xa rời những chú thỏ trắng và những chú gấu mi-sa tinh nghịch vẫn theo tôi hàng ngày. Nhưng tôi không buồn vì tôi biết, con người là phải học và nếu học giỏi có thể dễ dàng đạt được ước mơ của mình sau này. Có thể đối với một đứa trẻ như tôi nghĩ như vây là quá nhiều, nhưng tôi vẫn vui vì mình đã bắt đầu lớn và mình sẽ luôn luôn có bạn cùng chia sẻ, vui chơi với mình như hồi mẫu giáo. Thật lạ thoắt đi thoắt lại tôi đã đến trường.

Mẹ đưa tôi đến tận cửa lớp, đưa tay tôi cho cô giáo, hôn tôi vào má rồi từ từ ra về. Tôi chạy theo, mắt rơm rớm, ôm lấy mẹ. Mẹ tôi xoa đầu ân cần nói: "Con ngoan lắm! Con đi vào lớp học đi, chiều về mẹ sẽ đón con! Học ngoan mẹ sẽ thưởng kẹo". Những lời của mẹ tôi có vẻ làm tôi thấy vui hơn, nhưng tôi hơi buồn vì không có mẹ ở bên. Mẹ chăm sóc tôi từ nhỏ, tôi được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, nay dần dần mất cảm giác đó, tôi cảm thấy hẫng hụt như quên mất một cái gì đó. Xung quanh tôi toàn người xa lạ, vậy mà sau đó, tôi lại cảm thấy một hơi ấm kỳ diệu như hơi ấm của mẹ. Phải chăng chính cô giáo đã đem lại luồng hơi ấm đó, mà tôi cảm nhận nó sâu sắc đến lạ.

Đó là ngày khai trường đầu tiên của tôi, có tiếng trống khai trường, có cờ hoa, hay cả thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhưng tôi không nhớ kĩ lắm. Tôi chỉ nhớ nhất cảm giác hồi hộp, sung sướng khi lần đầu tiên bước chân vào lớp học.

1 tháng 1 2022

 Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

 Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.

    "Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
 

   "Tôi yêu truyện cổ nước tôi

                Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

                    Thương người rồi mới thương ta

                Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

                    Ở hiền thì lại gặp hiền

                Người ngay thì được phật tiên độ trì".

    "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt"). 

    Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển 

    Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

                    "Ở hiền thì lại gặp hiền

                Người ngay thì được phật tiên độ trì".

    Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:

                    "Mang theo truyện cổ tôi đi

                Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

                    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

                Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".

    Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:

                    "Chỉ còn truyện cổ thiết tha

                Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

                    Rất công bằng, rất thông minh

                Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".

    Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:

                    "Thị thơm thị giấu người thơm

                Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

                    Đẽo cày theo ý người ta

                Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

    "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.

    Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.