Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”
b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”
- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”
- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:
+ Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng
Con người với thiên nhiên luôn đồng hành cùng với nhau. Điều này còn được thể hiện ở các tác phẩm thi ca như Nguyễn Du từng có câu :''Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn carh có vui đâu bao giờ''. Hay như Xuân Diệu, thể hiện cái tình, cái rung đọng của mình trước cuộc đời qua việc miêu tả thiên nhiên:''của ong bướm này đây tuần tháng mật, của yến anh này đây khúc tình si". Khung cảnh thiên nhiên luôn có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc, tâm trajg của con người. Như khi thấy trời trong xanh, mát mẻ, thoáng đãng, tâm hồn chúng ta cũng thấy thư thái, nhẹ nhàng. Khi mưa xuống hay gió lạnh, ta lại cảm thấy nhịp sống chậm lại. Nhìn mưa có thể khiến ta nhớ đến những hồi ức, những kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời mình, nhớ đến những điều hay người mà ta thương yêu. Theo từng nhịp, từng sự thay đổi mà cảm xúc, tâm trạng cũng có sự chuyển biến. Cảnh đẹp thì ta vui, cảnh trầm thì ta sống chậm lại. Đó là một mối giao cảm tự nhiên, khăng khít.
Thiên nhiên chính là những sự vật có sẵn ở tự nhiên bao quanh con người mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày: nước, đất, không khí, cây cối,.. Con người chúng ta sinh sống và tồn tại trong thiên nhiên, thiên nhiên cũng giao hòa cùng con người. Đó là một mối quan hệ gắn bó khắng khít, chặt chẽ, tương hỗ cho nhau. Thiên nhiên mang lại sự sống cho con người, là nơi con người sinh sống, phát triển; là một nguồn tư liệu bất tận trong các sáng tác thơ văn. Con người biết yêu thiên nhiên, quan tâm, chăm sóc, bảo tồn cũng sẽ góp phần tạo nên một hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp. Một không gian thiên nhiên thoáng đãng, tươi xanh sẽ giúp con người khỏe mạnh, tươi trẻ và thoải mái. Chính vì vậy, khi thiên nhiên bị hủy hoại cũng chính là lúc cuộc sống con người bị đe dọa, ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như việc biến đổi khí hậu hay thiên tai, lũ lụt hằng năm. Hãy cùng chung tay giữ vững mối quan hệ đó để tất cả đều được phát triển trong những đều kiện tốt nhất.
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:
- Tính cụ thể:
+ Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí
+ Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)
+ Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách
- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)
- Tính cá thể
+ Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.