K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

* ĐNA là khu vực đông dân và nhiều dân tộc:
-Theo số liệu thống kê năm 89 dân số ĐNA là 445tr người 96 đã có 510 tr người ngang với số dân châu Mỹ la tinh gần bằng
dân số châu âu, điều này khẳng định dân số ĐNA rất đông dân và nước nào cũng đông dân và đông nhất là Inđônêxia 200tr dân và
thứ hai là việt nam là 76 tr dân (99)

- Dân số ĐNA đã đông nhưng tốc độ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn rất cao. Với tỷ lệ sinh trung bình trtên 300/00. Tỷ lệ tử
trung bình 90/00 do vậy, tốc độ gia tăng tự nhiên là 210/00 vẫn ở mức cao thế giới . Dự kiến trong vòng 50 năm với tốc độ gia tăng tự
nhiên thì ĐNA gần 1 tỷ người.

ĐNA là những quốc gia có nhiều dân tộc mà hầu hết các dân tộc ít người, những dân tộc chính là dân tộc In du 9in đô)
Thái, Kinh, cho nên trình độ dân trí KHKT rất chênh lệch nhau.

-ĐNA do nhiều dân tộc nên có nhiều tôn giáo khác nhau và rất phức tạp, nhiều nền văn hoá (văn hoá chấu á, châu phi...) cho
nên vấn đề xã hội, dân tộc ở các nước ĐNA rất phức tạp.

-Do nhiều dân tộc, trình độ văn hoá lại chênh lệch nhau, nên mức sống rất khác nhau, mà hiện nay mức sống cao nhất là
Singapo bình quân đầu người là 249000 USD/ 1người/ 1năm, Malaixia 35000 USD/1người/1năm, Việt nam 240
USD/1người/1năm. Do vậy, khi giải quyết các vấn đề dân số và xã hội ở ĐNA phải thật tế nhị.

-ĐNA phải đặt vấn đề thực hiện triệt để chính sách dân số vì những lý do sau: do tỷ lệ gia tăng tự nhiên về dân số vãn còn
ở mức cao và diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số ở hầu hết các nước. Cho nên việc tăng dân số ở ĐNA đã gây ra hàng loạt những
hậu quả về kin htế, xã hội như mức sống thấp giữa các quốc gia, nạn thất nghiệp ngày càng tăng, nạn mù chữ và táI mù chữ đang
xuất hiện.

-Dân số tăng nhanh ở ĐNA dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường ô nhiễm và suy thoái nặng.

-Trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu ngày nay thì ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại tinh xảo . Nếu dân số tăng nhanh
dẫn đến thừa lao động đối với hiện đại hoá kinh tế xã hội

Tất cả những hậu quả trên đều dẫn đến mức sống của người dân thấp, trình độ dân trí thấp và an ninh xã hội mất ổn định. Do
đó, ĐNA nói chung cần phải coi vấn đề dân số và trước hết là vấn đề thực hiện kế hoạch hoá gia đình là vấn đề cấp bách càn giải
quyết hàng đầu.

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta tăng nhanh:
- Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt
19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người ® chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm.
- Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau:
1901 : 13 tr người
1921 : 15,5 tr người
1930 : 18 tr người
1956 : 27,5 tr người
1960 : 30 tr người
1980 : 54 tr người
1989 : 64,4 tr người
1990 : 66 tr người
1993 : 71 tr người
1995 : 74 tr người
1999 : 76,3 tr người
- Qua các số liệu ta thấy:
          + Từ 1901 ® 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 ® 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 ® 1980 dân số lại
tăng gấp đôi 27,5 ® 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55
năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 ® 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ
dân số.

          + Từ 1980 ® nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 ® 1,5 tr người (tương đương với dân số của cả 1
tỉnh). Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người (tương
đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới). Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên
tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi
năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh.

* Nguyên nhân dân số tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì
đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 –
1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở
thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức
trung bình trên thế giới.
- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống
ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.
- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:
            + Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con
trai…
            + Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.
            + Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình
độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.
            + Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch như ngày nay.
Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.


* Hậu quả dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:
           + ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
           + ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người
thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:
           + Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh ® mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước
ta hiện nay).
           + Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá.
           + Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức
khoẻ cho mình ® tuổi thọ thấp.
3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có
hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn TNTN rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy
thoái, ô nhiễm.
* Biện pháp giải quyết:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm.
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
           + Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
           + Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.
           + Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực
hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.
- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá,
KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

27 tháng 1 2016

* Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh:
+ Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng).
+ Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
* Khó khăn:
+ Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng…
+ Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống…

27 tháng 1 2016

- Vấn đề việc làm được coi là vấn đề xã hội rất bức xúc hiện nay. Vì nếu giải quyết tốt việc làm nghĩa là phần lớn người lao
động trong xã hội đều có việc làm đầy đủ - sẽ ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người lao động - từ đó người lao động có
điều kiện học tập để nâng cao trình độ văn hoá, dân trí - xã hội ổn định, văn minh và phát triển.

- Ngược lại nếu không giải quyết tốt việc làm nghĩa là phần lớn người lao động trong xã hội thất nghiệp, mức thu nhập thấp,
người lao động trong xã hội không có điều kiện học tập - trình độ văn hoá, dân trí thấp, xã hội mất ổn định, nhiều tệ nạn xã hội
xuất hiện, kẻ địch dễ lợi dụng phá hoại - mất nước. Vì thế muốn nước ta nhanh chóng tiến lên CN hoá, hđại hoá và hội nhập nhanh
chóng với TG thì vấn đề việc làm cho người lao động phải được N2 quan tâm, giải quyết hàng đầu.

* Vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta thể hiện như sau:
- Theo số liệu thống kê 89 cho biết: tổng nguồn lao động nước ta có trên 30 tr người thì 1,8 tr người không có việc làm. Tỉ lệ
lao động chưa việc làm trung bình ở cả nước là 5,8%, trong đó ở khu vực nông thôn là 4% và khu vực thành thị là 13,2%.
Qua các số liệu trên ta thấy tỉ lệ chưa có việc làm khá cao ở cả nông thôn và thành thị nhưng ở khu vực thành thị vấn đề việc
làm được coi là vấn đề rất gay gắt diễn ra thường xuyên. ở khu vực nông thôn tuy tỉ lệ chưa có việc làm thấp hơn nhưng vấn đề việc
làm mới chỉ giải quyết được có tính chất mùa vụ.

- Tỉ lệ chưa có việc làm ở nước ta thể hiện rất khác giữa 61 tỉnh và thành phố cả nước. Vấn đề này thể hiện như sau:
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm £ 4% là: các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc; ĐBSH; Thoá; HTĩnh; NAn và
Kontum, Gia Lai.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 4,1- 8%: QBình; QTrị; TTHuế; QNgãi; PYên; Tuy Hoà; BĐịnh; Đăklak; LĐồng;
BDương; BPhước và ĐBSCL.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 8,1- 12% là: thành phố ĐNẵng; Qnam; NThuận; BThuận; ĐNai; BRịa - VTàu.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 12,1- 16,5%: KHoà; Tninh và TPHCM.
Qua đó ta thấy những vùng, những tỉnh mà có ngành N2 phát triển mạnh hơn CN thì có tỉ lệ thấp hơn so với những vùng có
ngành CN phát triển mạnh hơn N2. Điều đó chứng tỏ tất cả những vùng của nước ta đều có những vùng kể cả CN và N2 đều kém
phát triển.

- Tính đến 1997 tổng nguồn lao động nước ta đã có 37 tr người trong đó ở nông thôn có 25,5 tr, ở thành thị 11,5 tr. Với tổng
lao động cần việc làm ở cả nước là 2,5 tr trong đó ở nông thôn là 0,5 tr và ở thành thị là 2 tr thì tỉ lệ chưa việc làm trung bình ở cả
nước vào thời kì này là 6,7%, tỉ lệ chưa việc làm ở nông thôn là 1,96% và tỉ lệ chưa có việc làm ở thành thị là 16,7%
Qua đó ta thấy nguồn lao động ở nước ta ngày càng tăng nhanh và tỉ lệ chưa có việc làm ở cả nước cũng tăng nhanh ở cả
nông thôn và thành thị. Nó là kết quả của quá trình gia tăng dân số và nền kinh tế vẫn kém phát triển.

* Phương hướng giải quyết việc làm:
- Trước hết cần phải thựchiện triệt để sinh đẻ có KH.

- Cần phải tiến hành phân bố và điều chỉnh lại hợp lý nguồn lao động giữa các vùng trong cả nước.

- ở khu vực nông thôn thì cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH hơn, thực hiện đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn với
phát triển mạnh nhiều ngành, nghề phụ, tiểu thủ CN, thương nghiệp, dvụ,N2…để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ vừa nâng cao thu
nhập vừa từng bước thực hiện CN hoá nông thôn.

- ở thành thị cần phải đầu tư phát triển mạnh CN nhẹ, CN chế biến, du lịch theo qui mô thu hồi vốn nhanh, vừa tạo ra nhiều
việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phải đẩy mạnh hướng nghiệp dạy nghề, thành lập nhiều trung tâm xúc tiến việc làm, giới thiệu việc làm và = các phương
tiện đại chúng, tuyên truyền mạnh mẽ vấn đề việc làm trên các chương trình: “Việc tìm người, người tìm việc”.

- Phải mở rộng quan hệ hợp tác QT để XK lao động đi nước ngoài.

22 tháng 5 2016

Dân số là mối quan tâm hàng đầu là vì:

     Xuất phát từ đặc điểm dân số:

VN là một nước đông dân: với 84 156 nghìn người (2006) , đến năm 2014 là 90 000 nghìn người

Dân số nước ta tăng nhanh: thời gian để dân số tăng gấp đôi ngày cành rút ngắn từ 1921 đến 1960 phải mất 39 năm để dân số tăng từ 15,6 triệu người lên 30,3 triệu người; từ 1960 đến 1989 phải mất 29 năm để dân số tăng từ 30,2 triệu người lên 64,0 triệu người;

Tăng dân số tự nhiện không đều gữa các thời kì: TK 1979- 1989 tốc độ gia tăng tự nhiên là

 2, 1%; TK 1989- 1999 tốc độ gia tăng tự nhiên là 1,7%; TK 1999- 2005 tốc độ gia tăng tự nhiên là 1, 32%

Kết cấu dân số trẻ cơ câu dân số năm 2005 như sau:

- Dưới tuổi lao động 0-14 tuổi chiếm 27,0 %

- Trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi chiếm 64,0%

- Ngoài độ tuổi lao động 60 tuổi trở lên chiếm 9,0%

 Hậu quả:

Đối với phát triển kinh tế:

Đối với phát triển xã hội:

Sức ép đối với tài nguyên môi trường

29 tháng 1 2016

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là tăng cường đầu tư thêm về KHKT về thiết bị công nghệ hiện đại, về vốn, để tăng năng
suất sản lượng, chất lượng công nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đồng thời phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường để nền
kinh tế phát triển bền vững.
 

*ĐNB phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vì:

-Trước hết vùng này có diện tích tự nhiên hẹp 2,3 triệu ha mà dân số khá đông, gần 9 triệu người.

-Tài nguyên thiên nhiên cũng không phải là phong phú đa dạng, đặc biệt là khoáng sản trên đất liền rất nghèo nàn mà
khoáng sản dưới biển thì rất khó khai thác, cần phải có trí tuệ cao, công nghệ hiện đại.

-ĐNB hiện nay là vùng rất hấp dẫn với đầu tư hợp tác nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh đầu tư hợp tác nước ngoài
đang làm việc trong vùng, cho nên cần phải có lao động với trình độ tay nghề giỏi, thợ bậc cao để có thể đối tác với chuyên gia kinh
tế nước ngoài.

-ĐNB hiện nay đã và đang hình thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp hoàn chỉnh bậc nhất, với nhiều ngành mũi nhọn nhất
cả nước và đang có khả năng đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp cao nhất cả nước cho nên lại càng phải có nguồn lao động
với trình độ, chuyên môn tay nghề cao.

-ĐNB hiện đang diễn ra nhiều quá trình khai thác tài nguyên phát triển công nghiệp như khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản,
du lịch biển, phát triển cây công nghiệp, điện năng mà yêu cầu phải có môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm cạn kiệt tài
nguyên. Cho nên muốn đạt được mục tiêu đó phải có sự đầu tư cao về chất xám với phương tiện KHKT hiện đại và tinh xaỏ, phải
có nhiều vốn ngoại tệ mạnh để khai thác và sử dụng thật tiết kiệm các nguồn tài nguyên để cho năng suất hiệu quả cao nhất và khai
thác phát triển bền vững nhất. Chính đó là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của ĐNB.

*Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu để phát triển công nghiệp:
-Trước hết ĐNB : Trước tiên phải đầu tư phát triển năng lượng điện hiện đại cùng với các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng như Trị An
400.000kw, Đanhim 160.000kw, Thác Mơ 150.000kw. Xây dựng mới nhiều nhà máy thuỷ điện nặng khác, điển hình là nhà máy
thuỷ điện Tuốc Bin khí Phú Mỹ với tổng công suất 3.000.000kw, tiếp tục hoàn chỉnh nhanh nhiều nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận
trên sông La Ngà. Mặt khác phải tiếp thu sử dung nguồn điện từ Hoà Bình qua đường dây cao áp 500KV, mới có khả năng tiến
hành công nghiệp hoá trong vùng.

-Phải hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn yêu cầu có công nghệ cao
như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất đồ chơi trẻ em và đặc biệt phải hiện đại nhanh công nghiệp khai thác, chế biến
dầu khí, vì những ngành này có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất.

-Phải đấy mạnh, hình thành tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Biên Hoà, Vũng Tàu, chính tam giác công nghiệp này
đã hình thành nên nhiều vùng công nghiệp năng động ĐNB và vùng kinh tế tăng trưởng phía Nam và cực kinh tế phía Nam có sức
thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

-Việc phát triển công nghiệp ĐNB phải biết tận dụng khai thác hết các thế mạnh của nội lực, mà đặc biệt đó là khai thác các
trình độ lao động tay nghề cao với cơ sở hạ tầng vững mạnh, với các nguồn tài nguyên chất lượng cao, đồng thời phải dựa vào
nguồn lực bên ngoài, đó là các nguồn vốn dự án hợp tác quốc tế mà điển hình là cho phép hình thành nhiều xí nghiệp liên doanh
nước ngoài trên địa bàn của vùng.

-Trong vùng phải nghiên cứu tiến hành đầu tư xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu cùng với nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1
để tiếp tục hình thành cơ cấu ngành đa dạng hơn.

-Sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

-Việc phát triển công nghiệp ở ĐNB theo chiều sâu phải gắn với các quá trình bảo vệ tài nguyên môi trường và coi phương
án bảo vệ môi trường ,chống ô nhiễm nước biển, ô nhiễm không khí, phải là một chỉ tiêu để khẳng định tính khả thi của các dự án
phát triển công nghiệp.

-Việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu trong ĐNB không thể tách rời với việc mở rộng hợp tác liên doanh quốc tế, có
như vậy mới tạo tiền đề cho sự hội nhập nhanh chóng của nền công nghiệp trong vùng với thế giới.

*Việc phát triển và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp:
cũng như trong công nghiệp, việc phát riển nông nghiệp ở ĐNB cũng cần thiết phải đầu tư lớn về KHKT, về vốn... để tăng
năng suất và sản lượng trên 1 đơn vị diện tích, vì đất ở ĐNB không lớn, dân số, lao động khá đông, đồng thời đất đai không phải chỉ
được sử dụng để phát triển nông nghiệp mà còn sử dung cho nhiều mục đích khác...chính vì vậy, việc phát triển nông nghiệp theo
chiều sâu của ĐNB cần phải được tiến hành theo những hướng chính sau đây:

Cần thiết phải đầu tư để hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn chuyên môn hoá sâu, đó là
chuyên canh cao su, cà phê, tiêu, điều, lạc, mía, đậu tương. Các vùng chuyên canh nông nghiệp phải được phát triển gắn chặt với
các nhà máy chế biến tạo thành liên hợp nông-công nghiệp có mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp
chế biến và tiêu dùng.

-Để tăng năng suất sản lượng cây công nghiệp, cần phải đầu tư phát triển mạnh thủy lợi, nâng cấp hiện đại Hồ Dầu tiếng
(hiện nay có khả năng chứa 1,5 tỷ m3 nước) cung cấp nước tưới cho 170.000ha ở một số huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và Củ Chithành
phố Hồ Chí Minh). Phải mở rộng diện tích tăng thêm công suất tưới tiêu cho hồ chứa nước này.

-Bên cạnh việc sử dụng các dòng sông để phát triển nhà máy thuỷ điện thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa thủy điện với thuỷ
lợi, nghĩa là các nhà máy thuỷ điện được xây dựng ngoài chức năng cho điện còn chức năng điều tiết nước tưới và nuôi trồng thuỷ
sản.

-Phải đầu tư thâm canh cao, xen canh, tăng vụ, gối vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất.

- Phải mạnh dạn nhập ngoại các giống cây công nghiệp năng suất cao chất lượng cao thay thế cho các giống cây công
nghiệp năng suất thấp như giống cao su từ Malaisia có năng suất cao gấp 2 Việt Nam, và nhiều giống cây công nghiệp đặc sản khác
như: cọ dầu, điều, thanh long...

-Trong phát triển nông nghiệp ở ĐNB cần phải gắn chặt với những biện pháp bảo vệ vốn rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn
của sông La Ngà, sông Đanhim, Đồng Nai cùng với củng cố mở rộng vườn quốc gia Cát Tiên để điều tiết nước ngầm, giữ cân bằng
hệ sinh thái.

-Trong phát triển công nghiệp cũng như nông nghiệp ở ĐNB cần phải đấu tư phát triển mạnh các ngành dịch vụ như công
nghiệp chế biến, thương nghiệp, du lịch tạo thành một hệ thống kinh tế hoàn chỉnh hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và khai thác hết
tiềm năng về tài nguyên, kinh tế xã hội, về nhân văn trong vùng

5 tháng 2 2016

 - Dân số Việt Nam đông, tăng nhanh, trong khi kinh tế tăng trưởng chậm, gây sức ép cho kinh tế - xã hội
- Lao động đông, tăng nhanh nhưng chất lượng thấp.
- Phân bố lao động không đồng đều: ở đồng bằng thì thừa lao động, miền núi thiếu lao động.
- Đang diễn ra tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp.

28 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

− Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

− Cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, vì:

+ Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng.

+ Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

+ Hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc về giải quyết các vấn đề quốc tế, đáp ứng được truyền thống yêu chuộng hòa hình của nhân dân ta từ xưa đến nay…

28 tháng 1 2016

* Giải thích việc cải tạo và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long ở là cần thiết và cấp bách:
- Là cần thiết vì:
+ Như đã biết đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tàI nguyên nhiệt ẩm rất dồi dào nhưng hiện nay chưa được khai thác sử
dụng triệt để bởi thâm canh xen canh tăng vụ mà chủ yếu mới được sử dụng cấy lúa 1 vụ vì thế nguồn tài nguyên nhiệt ẩm của vùng
này còn rất lãng phí. Nếu như được đầu tư thâm canh xen canh tăng vụ như ĐBSH thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm nguồn LTTP cho
cả nước. Vì thế việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh xen canh tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất ở ĐBSCL là cần thiết.

+ ĐBSCL có nguồn tàI nguyên là diện tích mặt nước mặn lợ lớn nhất cả nước:
Tính đến 99 có khoảng 350 ngàn ha mặt nước mặn lợ để nuôi trồng trong đó có khoảng 100000 ha rất tốt để nuôi tôm và cá
xuất khẩu, cho nên nếu như được đầu tư khai thác triệt để cho mục đích nuôi trồng thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm nguồn thực phẩm
tôm cá cho đời sống của con người và xuất khẩu hơn nữa, mặc dù hiện nay đã xuất khẩu 10 vạn tấn tôm cá/năm.

+ Đất đai ở ĐBSCL rộng lớn trong đó đất nông nghiệp hiện nay đạt 2,65 triệu ha nhưng vẫn còn khả năng mở rộng thêm
nữa bằng khai hoang và quai để lấn biển. Vì vậy nếu đầu tư để khai hoang mở rộng thêm diện tích đất nông nghiệp thì chắc chẵn sẽ
làm tăng thêm nguồn LTTP cho cả nước đó là vấn để rất cần thiết vì lương thực ở nước ta còn rất thiếu.

- Cải tạo bảo vệ thiên nhiên ở ĐBSCL hiện nay là cấp bách vì:

+ như đã biết khó khăn nhất về mặt tự nhiên ở ĐBSCL là thiếu nước ngọt vào mùa khô để tưới lúa và cải tạo đất phèn. Cho
nên vấn đề cấp bách được đặt ra ở ĐBSCL là phải phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa vào mùa khô, đồng thời để lấy nước
ngọt để cảI tạo đất phèn vì nếu thiếu nước ngọt thì hiện tượng bốc phèn càng diễn ra mạnh, đồng thời nước mặn ngày càng lấn sâu
vào đất liền vì thế việc đầu tư phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa và cải tạo đất phèn được coi là vấn đề cấp bách số 1 hiện
nay.

+ ở ĐBSCL nhiều năm qua hiện tượng lũ lụt triền miên xảy ra mà lũ lụt lại kéo dài 2, 3 tháng nên làm ảnh hưởng xấu tới
môi trường đời sống con người, giảm tốc độ sản xuất... cho nên việc nghiên cứu để phòng ngừa lũ lụt kéo dài vào mùa mưa ở vùng
này là vấn đề cấp bách (có thể tìm cách "chung thuỷ" với lũ lụt).

+ Như đã biết ĐBSCL là vùng rất giàu về tàI nguyên rừng ngập mặn ven biển đó là rừng chàm, rừng đước Cà Mau với diện
tích khoảng trên 600000 ha , nhưng nguồn tài nguyên này đang bị khai thác bừa bãi bởi đốt rừng ngập mặn khai thác than bùn... ® 
diện tích rừng ngập mặn bị giảm nhanh gây ra đảo lộn hệ sinh thái làm cho nước mặn ngày càng xâm nhập vào đất liền, các nguồn
thuỷ hải sản cạn kiệt nhanh, cho nên việc nghiên cứu để khai thác sử dụng hợp lý tàI nguyên rừng ngập mặn để giữ cân bằng hệ sinh thái cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

* Những biện pháp cụ thể để cải tạo và bảo vệ thiên nhiên ở ĐBSCL hiện nay là:
. Mục tiêu quan trọng nhất để cải tạo bảo vệ thiên nhiên ở vùng này là giải quyết nước ngọt để cải tạo đất phèn vào mùa khô,
đồng thời chống hiện tượng bốc phèn, ngăn ngừa lũ lụt và phát triển LTTP với năng suất cao.

- Trước hết để chống hiện tượng bốc phèn và cải tạo đất phèn người dân vùng này đã dùng biện pháp chia ruộng thành
những ô nhỏ để có đủ nước ngọt mà tiến hành thau chua rửa phèn theo từng ô môt như biện pháp cuốn chiếu... biện pháp này vừa ít phải chi phí vừa có hiệu quả cao mà đã được người dân sử dụng từ lâu.

Đầu tư vốn để đào kênh dẫn nước ngọt từ sông Hậu qua kênh đào Vĩnh Tế về tưới cho vùng tứ giác Long Xuyên và cải tạo
đất phèn ở vùng này. qua biểu đồ vẽ được ta thấy tình hình phát triển về diện tích và sản lượng lương thực của ĐBSH và ĐBSCL từ
1990-1997 thể hiện như sau:

- Diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL nhỏ và lại có xu thế giảm còn diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL thì lớn hơn có xu
thế tăng nhanh chứng tỏ diện tích đất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực ở ĐBSH coi như đã được khai thác hết và khả
năng mở rộng thêm rất hạn chế trong khi đó diện tích nông nghiệp và diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khả năng
mở rộng thêm (đến 99 diện tích trồng lương thực ở vùng này đã đạt gần 4 triệu ha.

- Trong khi diện tích trồng lương thực ở ĐBSH ít giảm.
Nhưng sản lượng lương thực ở vùng này khá cao và có xu thế tăng khá nhanh từ 90-97 năng suất trung bình ở ĐBSH năm
90 là 3,42 tạ/ha năm 97 là 48,6 tạ/ha. Trong khi đó diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL lớn sản lưởng lương thực ở vùng này tăng
chậm 36,7 tạ/ha (90) lên 43,7 tạ/ha (97). Năng suất lương thực ở vùng này tăng chậm hơn so với ĐBSH.
 

12 tháng 12 2017

A

27 tháng 1 2016

a) Chứng minh rằng sự phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí.
– Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao; trung du, miền núi: dân số ít, mật độ dân số thấp trong khi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
– Dân cư nông thôn chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với dân cư thành thị.

 Nêu nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp giải

1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta đặc biệt là các khu vực thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày tại những thành phố này ước tính khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, trung bình có tới trên dưới 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội trong khi đó chúng chưa được xử lý mà được đổ thẳng ra ao hồ, sông lớn làm cho tình trạng ô nhiễm cứ liên tiếp được diễn ra.

Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao. Trung bình khoảng 7000 m3 nước thải được đưa ra mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó được sử lý. Có rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng cũng chỉ là để đối phó và không có tác dụng trong việc xử lý nước thải. 

Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.
 

 


2. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước

Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.

Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm.

3.Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm

Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.
 

 


Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…

Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiêp sản xuất dù ở quy mô lớn hay nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.

Điều quan trọng nhất đó chính là chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn cũng như đầu tư xây dựng các dự án cũng cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước chất lượng, an toàn hơn. Bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến một cuộc sống lành mạnh và tràn đầy bản sắc văn hóa cho dân tộc.

 

 

 

27 tháng 1 2016

* Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:
          + Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng S tự nhiện ở đồng = chỉ chiếm 20% S cả nước, cho nên mật
độ dân số trung bình ở vùng đồng = rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993);
ĐBSCL là 393 người/km2 (1993)

          + Miền núi trung du nước ta có S tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền
núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2
(riêng Kontum là 25 người/km2).
Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng =, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
           + ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà
Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn
ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.
           + ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là1172
người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, NĐịnh, NBình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; HDương,
HYên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả
nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa
phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình = phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn
những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang
nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của N2.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng = với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với
nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và
Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ
nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó
vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm
khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn
nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - N2 mạnh thì sẽ đông dân
hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do
ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở
ĐBSH chủ yếu = sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so
với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là HPhòng, HNội, NĐịnh và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của N2 về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa
các vùng: Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 ® nay N2 đã đưa hàng vạn lao động từ đồng = vào Tây Nguyên khai
hoang phát triển kinh tế mới.
Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân
nêu trên.

* Hậu quả:
- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng =: trong khi đồng = dân số tập trung rất đông nhưng tài
nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn ® việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng
cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng
dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không
đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng = và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.

- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm
dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung
rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh ® nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:
- Cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH để giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giảm tỉ lệ gia tăng nguồn lao động sao cho cân đối
với tiềm năng tài nguyên và khả năng phát triển kinh tế ở cả nước.

- Cần phải tiến hành phân bố lại, điều chỉnh lại hợp lý dân số trên địa bàn ở cả nước và giữa các ngành kinh tế = cách di dân
từ các vùng đồng = đông dân mà trước hết từ ĐBSH, DHMT…đi Tây Nguyên, Tây Bắc vào ĐBSCL khai hoang phát triển kinh tế
mới.

- N2 ta cần phải vạch ra được những chính sách thật hợp lý, ưu tiên với hộ di dân về mặt kinh tế để họ có đủ điều kiện về vật
chất đi khai hoang định cư trên những vùng đất mới.

- N2 ta cần phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng các CSVCKTHT ở miền núi, trung du: như xây thuỷ điện, lâm trường, nông
trường…để tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ các vùng đồng =, đô thị lên định cư và khai hoang các vùng kinh tế mới ở
miền núi và trung du.

31 tháng 3 2017

- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Nếu thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Vì vậy, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Vì lũ lớn sẽ làm cho các vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại các khu dân cư....



31 tháng 3 2017

+ Nước ngọt : Là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long vì dẫn đến thiếu nước, sản xuất và sinh hoạt khó khăn, làm tăng đất phèn, đất mặn, rừng dễ bị cháy …

Do đó cần phải :
– Khai thác nguồn nước ngầm.
– Khai thác nguồn nước ngọt trên sông Tiền và sông Hậu để thau chua rữa mặn cho vùng Đông Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng kênh Hồng Ngự và Vĩnh Tế.
– Chia ruộng thành các ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế để luân phiên rửa cho đất.
– Đưa các giống lúa chịu được phèn, được mặn vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
+ Vấn đề rừng : Diện tích bị giảm do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp (trồng lúa, cây công nghiệp), phát triển nuôi tôm và cháy rừng. Do đó cần phải :
– Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
– Rừng phải được bảo vệ trong mọi dự án khai thác.
– Có thể khai thác một ít rừng ngập mặn ở Tây Nam để sản xuất.
– Thực hiện nông – lâm – ngư kết hợp.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
– Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
– Kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
+ Đối với vùng biển : Hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
+ Trong đời sống nhân dân: Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.