Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Dân số nước ta tăng nhanh:
- Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt
19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người ® chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm.
- Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau:
1901 : 13 tr người
1921 : 15,5 tr người
1930 : 18 tr người
1956 : 27,5 tr người
1960 : 30 tr người
1980 : 54 tr người
1989 : 64,4 tr người
1990 : 66 tr người
1993 : 71 tr người
1995 : 74 tr người
1999 : 76,3 tr người
- Qua các số liệu ta thấy:
+ Từ 1901 ® 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 ® 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 ® 1980 dân số lại
tăng gấp đôi 27,5 ® 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55
năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 ® 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ
dân số.
+ Từ 1980 ® nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 ® 1,5 tr người (tương đương với dân số của cả 1
tỉnh). Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người (tương
đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới). Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên
tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi
năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh.
* Nguyên nhân dân số tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì
đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 –
1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở
thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức
trung bình trên thế giới.
- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống
ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.
- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:
+ Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con
trai…
+ Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.
+ Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình
độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.
+ Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch như ngày nay.
Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.
* Hậu quả dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:
+ ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
+ ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người
thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh ® mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước
ta hiện nay).
+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá.
+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức
khoẻ cho mình ® tuổi thọ thấp.
3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có
hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn TNTN rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy
thoái, ô nhiễm.
* Biện pháp giải quyết:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm.
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.
+ Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực
hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.
- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá,
KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.
* Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh:
+ Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng).
+ Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
* Khó khăn:
+ Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng…
+ Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống…
* Chứng minh ĐBSH là vùng hiện nay có mật độ dân số cao nhất cả nước thể hiện như sau:
- Nếu như 93 mật độ dân số trung bình ở ĐBSH là 1104 người/km2. Với tổng số dân số 13,5 triệu thì ® 99 dân số ĐBSH đã
lên tới 14,8 triệu với mật độ trung bình là 1180 người/km2. Như vậy hiện nay ĐBSH có gấp 10 lần so với TDMNPB và gấp 3 lần so
với ĐBSCL, gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Qua đó ta (+) mật độ trung bình ở ĐBSH hiện nay là cao nhất cả nước.
ở các vùng đô thị ở ĐBSH hiện nay cũng có mật độ dân số rất cao điển hình là Hà Nội có mật độ trung bình (cả nội và ngoại
thành năm 99 là 2883 ng/km2, nếu tính riêng trong nội thành mật độ trung bình của Hà Nội lên tới 24000 ® 25000 người/km2.
Cùng với Hà Nội, nhiều thành phố trong vùng cũng rất đông, điển hình: mật độ ở Hải Phòng 1113 người/km2, ở Nam Định
khoảng gần 20 vạn dân, TháI Bình 6,4 vạn dân, ít nhất Ninh Bình cũng gần 4 vạn dân. Chứng tỏ dân cư đô thị ở ĐBSH rất đông, rất
cao.
- ở các vùng nông thôn thuộc ĐBSH cũng có dân số rất đông với mật độ rất cao điển hình ở nông thôn Thái Bình nếu năm
93 mật độ trung bình là 1172 người/km2 thì năm 99 là 1183 người/km2. Vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất ở ĐBSH là các
tỉnh Hải Dương, Hưng Yên năm 89 chỉ đạt 956 người/km2 thì năm 99 đạt 1204 người/km2.. Qua đó ta khẳng định mật độ dân số
ĐBSH rất cao ở cả nông thôn và thành thị.
* Nguyên nhân dẫn đến vùng này có mật độ cao:
- ĐBSH có mật độ dân số cao trước hết là do vùng này có lịch sử định cư và khai thác lâu đời cho nên hàng nghìn năm qua
đã có nhiều thế hệ nối tiếp nhau cư trú ở vùng này.
- ĐBSH có các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, nguồn nước rất thuận lợi đối với đời sống con người và ĐB có địa
hình rất bằng phẳng nên vùng này đã tiếp nhận nhiều luồng di cư từ mọi miền đất nước đến đây cư trú lập nghiệp.
- ĐBSH đồng dân, mật độ cao là do vùng này có trình độ thâm canh lúa lớn nhất cả nước, mà thâm canh lúa ở ĐBSH chưa
phải bằng KHKT là chính mà bằng sức người, vì thế sản xuất lúa ở ĐBSH cần rất nhiều lao động.
- ĐBSH đông dân, mật độ cao cũng là do vùng này có mật độ đô thị lớn nhất cả nước với 3 thành phố lớn rất đông dân là Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Đinh và 10 thị xã trực thuộc, ĐB vùng này có nhiều ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí, điện tử, hóa
chất, chế biến thực phẩm rất phát triển. Lại có hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng lớn cả nước. Chính vì vậy thu hút nhiều nhân
lực nhiều thế hệ trẻ đến đây cư trú, ăn học, lập nghiệp.
- ĐBSH tuy là vùng đã có trình độ dân trí cao nhưng dân số của vùng nhìn chung rất trẻ. Theo số liệu thống kê năm 89 số
người dưới 30 tuổi của vùng chiếm tới 68% tổng số dân dẫn đến tỉ lệ sinh ở vùng này rất cao năm 89 đã đạt 2.24%, năm 93 đạt
2,3% và đến năm 99 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng giảm xuống 1,4%. Qua đó ta thấy tỉ lệ sinh, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của vùng vẫn còn cao (vẫn đạt mức trung bình trên thế giới). Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến dân số vùng này đông
và mật đo cao.
Như vậy ta thấy ĐBSH hiện nay vẫn còn đông dân, mật độ dân số cao là do ảnh hưởng tổng hợp của những nguyên nhân
trên.
* Hậu quả của vấn đề này:
- Dân số ở ĐBSH đông và mật độ cao trước hết làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng giảm
dần: nếu như bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở cả nước hiện nay là 0,0892 ha/người thì ở ĐBSH chỉ bằng 0,046ha/người
mà chỉ tiêu này vẫn còn tiếp tục giảm xuống cùng với sự gia tăng dân số và đô thị hóa.
- Do đất nông nghiệp ngày càng giảm thì buộc người nông dân trong vùng phải đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ rất cao
để lấy đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu nhưng lại không đủ điều kiện về vốn, phân bón để bồi trả lại sự màu mỡ cho đất làm cho
đất đai trong vùng ngày càng thoái hóa, bạc màu giảm độ phì ® năng suất lương thực ngày càng giảm và ngày càng giảm tới xu thế
giới hạn.
- Dân số ở ĐBSH đông, tăng nhanh nhưng tốc độ phát triển kinh tế rất chậm gây ra sự mất cân đối giữa sự gia tăng dân số
và tăng trươngr kinh tế (vào thời kỳ 90-95 tốc độ gia tăng dân số vẫn là 2%/năm nhưng tốc độ gia tăng kinh tế chỉ đạt 4-5%/năm.
Điều này khẳng định tốc độ tăng dân số cao hơn nhanh hơn so với tốc độ gia tăng kinh tế. Vì nếu có gia tăng dân số 1% năm thì
phải tăng kinh tế từ 3-4% năm. Nhưng hiện nay dân số đang có xu hướng giảm dần với tốc độ gia tăng dân số trung bình của vùng
1,4%/năm mà tốc độ gia tăng kinh tế đã đạt 7%/năm điều đó mở ra triển vọng là sự cân đối này ngày càng trở thành hiện thực.
- Do dân số đông tăng nhanh lại có mật độ trung bình cao nên đã gây sức ép lớn với vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động trong vùng mà điển hình là nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng ở các vùng đô thị rõ nhất là tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội 90
-95 đã lên tới 18,4%, ở Hà Tây 9,2%, ở Thái Bình có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cũng đạt 7,4%.
Hậu quả của dân số đông, mật độ cao nói chung ở Đồng bằng sông Hồng đều dẫn đến chất lượng cuộc sống ngày càng giảm
và môi trường ngày ô nhiễm, suy thoái nhanh.
* Các biện pháp giải quyết.
Muốn giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau trước hết là:
- Thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tốt nhất là xuống dưới 1%/năm với chỉ tiêu hiện
nay đạt ra là mỗi năm giảm 50/00. Cần phải triệt để thực hiện chính sách di dân đi khai hoang phát triển kinh tế mới ở tây bắc, tây nguyên và đông nam bộ. Kết quả của thực hiện chính sách này trong vùng đạt nhiều tiến bộ cụ thể là nhiều tỉnh đạt cường độ di dân di dân ở chỉ số âm điển hình ở Hà Nội -1,25%, Thái Bình -2,03%.
- Phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để giảm dần tỷ lệ lao động thuần
nông tăng dần hiệu quả lao động công nghiệp, nâng cao mức sống và nâng cao trình độ dân trí.
a) Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố.
- Tính chất và trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Những nơi kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc và ngược lại
- Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ. ( ví dụ : Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với nền nông nghiệp lúa nước, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đông nhất cả nước)
b) Phương hướng
- Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng
- Trong nhưng năm tới sẽ tiếp tục di dân, hướng nhiều hơn tới việc phát triền công nghiệp
- Tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao
Phương hướng giải quyết
Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì :
- Hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí và đồng đều giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn :
+ Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
+ Sự phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị mặc dù đang tăng lên nhưng vẫn còn thấp (26,9% năm 2005), tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%.
- Sự phân bố này chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
⟹ Cần thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí
* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.
- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng.
- Xây dựng chính sách quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động
a/ Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do:
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không đều.
- Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:
+ Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 4,8 lần cả nước.
+ Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN.
- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng alo động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b/ Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch, có c.sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng t.trường x.khẩu lao động, đẩy mạnh đ.tạo người lao động có t.nghề cao, có t.phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước
Dân số là mối quan tâm hàng đầu là vì:
Xuất phát từ đặc điểm dân số:
VN là một nước đông dân: với 84 156 nghìn người (2006) , đến năm 2014 là 90 000 nghìn người
Dân số nước ta tăng nhanh: thời gian để dân số tăng gấp đôi ngày cành rút ngắn từ 1921 đến 1960 phải mất 39 năm để dân số tăng từ 15,6 triệu người lên 30,3 triệu người; từ 1960 đến 1989 phải mất 29 năm để dân số tăng từ 30,2 triệu người lên 64,0 triệu người;
Tăng dân số tự nhiện không đều gữa các thời kì: TK 1979- 1989 tốc độ gia tăng tự nhiên là
2, 1%; TK 1989- 1999 tốc độ gia tăng tự nhiên là 1,7%; TK 1999- 2005 tốc độ gia tăng tự nhiên là 1, 32%
Kết cấu dân số trẻ cơ câu dân số năm 2005 như sau:
- Dưới tuổi lao động 0-14 tuổi chiếm 27,0 %
- Trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi chiếm 64,0%
- Ngoài độ tuổi lao động 60 tuổi trở lên chiếm 9,0%
Hậu quả:
Đối với phát triển kinh tế:
Đối với phát triển xã hội:
Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Sự không hợp lí trong phân bố dân cư
+ Ở đồng bằng : tài nguyên thiên nhiên hạn chế, dân số đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và gây áp lực với môi trường.
+ Ở Trung du, miền núi : tiềm lực tự nhiên còn lớn nhưng ít dân, mật độ dân số thấp gây khó khăn cho việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội.
- Giải pháp :
+ Thực hiện các chiến lược về dân số : chuyển cư, kế hoạch dân số (miền núi, đồng bằng)
+ Phát triển kinh tế - xã hội để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng (miền núi, đồng bằng)
a) Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí là do:
-Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2,006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1%.
-Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b) Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua:
-Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
-Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
-Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn.
a) Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí là do:
-Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2,006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị với nông thôn: Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9%, tỉ lệ dân nông thôn chiếm 73,1%.
-Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
b) Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua:
-Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
-Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
-Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn.
http://hocban.net/hoidap-ct-49964-on-tap-chuyen-de-van-de-phan-bo-dan-cu-nuoc-ta.htm
a) Mật độ dân số cao nhất cả nước
- Mật độ dân số trung bình 1.225 người/km vuông ( năm 2006), gấp 4,8 lần mức trung bình cả nước.
- Mật độ dân số cao gấp 2,9 lần đồng bằng sông Cửu Long, gấp 13,8 lần Tây Nguyêm, 17,8 lần Tây Bắc
b) Dân cư phân bố rất không đồng đều giữa các địa phương
- Những nơi tập trung đông nhất như Hà Nội ( 2.883 người/ km vuông), Thái Bình ( 1.183 người /km vuông), Hải Phòng ( 1.113 người/km vuông), Hưng Yên ( 1.204 người / km vuông) ( số liệu năm 1999)
- Ở rìa phía bắc và đông bắc của đồng bằng dân cư thưa thớt hơn
- Nội thành các thành phố lớn : trên 5000 người /km vuông; ngoại thành Hà Nội 1.501-3.000 người /km vuông
- Phần lớn vùng nông thôn có mật độ dân cư trên dưới 1.000 người/km vuông; một số địa phương ở rìa đồng bằng dưới 500 người/km vuông.
a) Chứng minh rằng sự phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí.
– Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao; trung du, miền núi: dân số ít, mật độ dân số thấp trong khi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
– Dân cư nông thôn chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với dân cư thành thị.
Nêu nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp giải
1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta đặc biệt là các khu vực thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày tại những thành phố này ước tính khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, trung bình có tới trên dưới 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội trong khi đó chúng chưa được xử lý mà được đổ thẳng ra ao hồ, sông lớn làm cho tình trạng ô nhiễm cứ liên tiếp được diễn ra.
Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao. Trung bình khoảng 7000 m3 nước thải được đưa ra mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó được sử lý. Có rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng cũng chỉ là để đối phó và không có tác dụng trong việc xử lý nước thải.
Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.
2. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước
Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.
Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm.
3.Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.
Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…
Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiêp sản xuất dù ở quy mô lớn hay nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Điều quan trọng nhất đó chính là chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn cũng như đầu tư xây dựng các dự án cũng cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước chất lượng, an toàn hơn. Bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến một cuộc sống lành mạnh và tràn đầy bản sắc văn hóa cho dân tộc.
* Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:
+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng S tự nhiện ở đồng = chỉ chiếm 20% S cả nước, cho nên mật
độ dân số trung bình ở vùng đồng = rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993);
ĐBSCL là 393 người/km2 (1993)
+ Miền núi trung du nước ta có S tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền
núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2
(riêng Kontum là 25 người/km2).
Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng =, thưa thớt ở miền núi trung du.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
+ ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà
Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn
ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.
+ ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là1172
người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, NĐịnh, NBình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; HDương,
HYên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả
nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa
phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình = phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn
những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang
nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của N2.
- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng = với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với
nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và
Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ
nói chung ở cả nước.
* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó
vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm
khai thác.
- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn
nước…giữa các vùng.
- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - N2 mạnh thì sẽ đông dân
hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do
ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở
ĐBSH chủ yếu = sức lao động của cả nước.
- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so
với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là HPhòng, HNội, NĐịnh và 10 thị xã.
- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của N2 về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa
các vùng: Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 ® nay N2 đã đưa hàng vạn lao động từ đồng = vào Tây Nguyên khai
hoang phát triển kinh tế mới.
Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân
nêu trên.
* Hậu quả:
- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng =: trong khi đồng = dân số tập trung rất đông nhưng tài
nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn ® việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng
cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng
dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không
đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng = và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.
- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm
dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung
rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh ® nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.
* Biện pháp giải quyết:
- Cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH để giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giảm tỉ lệ gia tăng nguồn lao động sao cho cân đối
với tiềm năng tài nguyên và khả năng phát triển kinh tế ở cả nước.
- Cần phải tiến hành phân bố lại, điều chỉnh lại hợp lý dân số trên địa bàn ở cả nước và giữa các ngành kinh tế = cách di dân
từ các vùng đồng = đông dân mà trước hết từ ĐBSH, DHMT…đi Tây Nguyên, Tây Bắc vào ĐBSCL khai hoang phát triển kinh tế
mới.
- N2 ta cần phải vạch ra được những chính sách thật hợp lý, ưu tiên với hộ di dân về mặt kinh tế để họ có đủ điều kiện về vật
chất đi khai hoang định cư trên những vùng đất mới.
- N2 ta cần phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng các CSVCKTHT ở miền núi, trung du: như xây thuỷ điện, lâm trường, nông
trường…để tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ các vùng đồng =, đô thị lên định cư và khai hoang các vùng kinh tế mới ở
miền núi và trung du.