K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

1. Thạt Luổng

Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m ( phía Tây, Đông) và 68m (phía Bắc Nam). Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình quả bầu, được đặt trên một khối bán cầu . Toàn bộ khối trung tâm được phủ màu vàng.

2. Ăng-co-vát

Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta. Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII.

Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông.

(Mình chép trên mạng đấy, rút ngắn hết cỡ rồi! :))) )

23 tháng 9 2018

ko sao mk cx đọc trên mạng nhưng dài quá mk ko rút gọn đc nên thanks bn nhìu nhahehe

17 tháng 10 2016

Ăng co vát ở CPC , Thạt Luổng ở Lào 

22 tháng 12 2017

* Văn hóa Cam-pu-chia:

– Nghệ thuật kiến trúc Cam-pu-chia gắn chặt với những tôn giáo đã truyền bá ở đây. Thời kì đầu, Cam-pu-chia tiếp thu văn hóa Hinđu giáo. Thế kỉ XII, đạo Phật Đại thừa có ánh hưởng lớn ở Cam pu chia. Những công trình kiến trúc Phật giáo đã xuất hiện. Nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

b) Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lào:

– Thế kỉ XIII, đạo Phật Tiểu thừa được truyền bá vào Lào. Ở Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình nhất là Thạt Luổng ở VIêng Chăn. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc Phật giáo chịu ảnh hưởng của các thấp Ấn Độ, đồng thời cũng có dáng vẻ riêng của Lào. Hình tượng quá bầu trên đỉnh Thạt Luổng không chỉ tạo nên một dáng vẻ riêng biệt về kiến trúc mà còn mang theo cá một ý niệm thầm kín và cũng rất Lào.

c) Điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa Cam-pu-chia và Lào:

– Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ Viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc và điêu khắc.

– Khi tiếp thu ánh hưởng của văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Ấn Độ, mỗi nước đều có sự sáng tạo riêng độc đảo của mình để xây dựng nên một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc văn hóa đó đã trở thành sợi dây liên kết dân tộc trong các cuộc đầu trÁnh chông ngoại xâm, báo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc.

10 tháng 11 2021

B. cam -pu -chia

26 tháng 10 2016

Câu 1:
Thế kỉ IX - XV là thời kì Ăng-co, thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia

- Sản xuất nông nghiệp phát triển

- Văn hóa độc đáo, tiêu biểu là kiến trúc đền tháp: Ăng-co-vát, Ăng-co-thom

- Mở rộng lãnh thổ

23 tháng 9 2016

Angkor Vat là khu quần thể kien truc canh quan nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt của kiến trúc này nhé:

 

Nằm về phía Đông Nam thành Yasodhara -pura, Ăngco Vat tọa lạc trên một khuôn viên có hình gần vuông 1.500m X 1.300m, xung quanh có hào rộng và khá sâu, phải dùng nhiều bậc thang mới xuống được tới mặt nước. Khác với lệ thường quay cổng hướng Đông, cổng chính của đền Ăngco Vat quay hướng Tây – về hướng đô thành. Một con đường dài tới 350m, rộng 9,5m nối từ cổng tới chân đền, hai bên có hai hàng lan can đá chạm hình rắn.


Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.

 

Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².

 

Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.

Miêu tả đền dưới đây là miêu tả từ ngoài vào, từ dưới lên và từ thấp lên cao và được chia làm các khu vực.

 

Chu vi đền là 6 km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.

 

Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.

 

Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.

 

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích xưa truyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Ramayana.

 

Tầng 1: Địa ngục

Có thể nói Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Với bề cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II- người tạo dựng ngôi đền. Nhờ được bảo vệ bởi bức trần và mái hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn nguyên vẹn và như mới. Phía trong cùng của bức tranh là cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng trên nguyên tắc, sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y hiện nay đã khô cạn nước và nhằm bảo vệ cho di tích.

 

Tầng 2: Trần gian

Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành bao bọc, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát hước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu giáo to lớn bằng đá đen nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng nhưPhật giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng bóng loáng do du khách nghịch ngợm sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.

 

Tầng 3: Thiên đàng

Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m. Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Nó không dành cho những du khách tim mạch và những người lớn tuổi. Đã xảy ra tai nạn đối với du khách và nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý Angkor chính là việc phải xây dựng một cầu thang sắt có tay vịn và bục gỗ che chắn nhằm bảo vệ di tích. Bốn mặt của tháp đã được xây dựng một tháp có cầu thang sắt đi lên. Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống, gian phòng này nếu nhìn từ bên ngoài vào thì được thiết kế ở phía bên trái. Với rất nhiều các tiên nữ được điêu khắc trên tường thì có một tiên nữ há miệng nhe bốn cái răng do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa.

tham khảo hen +_+

25 tháng 9 2019

Angkor Vat là khu quần thể kiến trúc nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt của kiến trúc này nhé:

Angkor Vat là khu quần thể kien truc canh quan nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt của kiến trúc này nhé:

Nằm về phía Đông Nam thành Yasodhara -pura, Ăngco Vat tọa lạc trên một khuôn viên có hình gần vuông 1.500m X 1.300m, xung quanh có hào rộng và khá sâu, phải dùng nhiều bậc thang mới xuống được tới mặt nước. Khác với lệ thường quay cổng hướng Đông, cổng chính của đền Ăngco Vat quay hướng Tây – về hướng đô thành. Một con đường dài tới 350m, rộng 9,5m nối từ cổng tới chân đền, hai bên có hai hàng lan can đá chạm hình rắn.


Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.

Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².

Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.

Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa củaCampuchia.

Miêu tả đền dưới đây là miêu tả từ ngoài vào, từ dưới lên và từ thấp lên cao và được chia làm các khu vực.

Chu vi đền là 6 km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.

Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.

Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích xưa truyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Ramayana.

Tầng 1: Địa ngục

Có thể nói Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Với bề cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II- người tạo dựng ngôi đền. Nhờ được bảo vệ bởi bức trần và mái hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn nguyên vẹn và như mới. Phía trong cùng của bức tranh là cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng trên nguyên tắc, sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y hiện nay đã khô cạn nước và nhằm bảo vệ cho di tích.

Tầng 2: Trần gian

Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành bao bọc, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát hước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu giáo to lớn bằng đá đen nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng nhưPhật giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng bóng loáng do du khách nghịch ngợm sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.

Tầng 3: Thiên đàng

Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m. Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Nó không dành cho những du khách tim mạch và những người lớn tuổi. Đã xảy ra tai nạn đối với du khách và nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý Angkor chính là việc phải xây dựng một cầu thang sắt có tay vịn và bục gỗ che chắn nhằm bảo vệ di tích. Bốn mặt của tháp đã được xây dựng một tháp có cầu thang sắt đi lên. Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống, gian phòng này nếu nhìn từ bên ngoài vào thì được thiết kế ở phía bên trái. Với rất nhiều các tiên nữ được điêu khắc trên tường thì có một tiên nữ há miệng nhe bốn cái răng do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa.

5 tháng 10 2016

1)Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.

Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1201), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa (1190) và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn). Ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma. Về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.

Nhưng từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người An. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình. Từ đó về sau, các bài văn bia, ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ.

2)

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ
và nền độc lập của mình.

5 tháng 11 2021

ăng-co-vát là kiến trúc của nước campuchia

5 tháng 11 2021

Cam-pu-chia