Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thực vật là cỏ thì có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật:
Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.
- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng của nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.
Ví dụ: cây ưa bóng thường sống và phát triển tốt nơi đầy đủ ánh sáng, cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
- Nhiệt độ:
+ Mỗi loài thích nghi với 1 giới hạn nhiệt nhất định.
Ví dụ: Cây cà chua phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 21oC, nhiệt độ tối thấp ở 13oC, nhiệt độ tối cao ở 35oC. Vượt quá giới hạn nhiệt này lá cây sẽ vàng úa dần rồi chết.
+ Nhiệt độ cũng quyết định đến sự phân bố các loài.
Ví dụ: Những loài chịu lạnh phân bố ở hàn đới, ôn đới, những loài chịu nóng phân bố ở vùng nhiệt đới.
- Nước và độ ẩm không khí:
+ Nước tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trường và phát triển của sinh vật.
Đất
- Nguồn sinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
- Vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
Địa hình
Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua độ cao, hướng sườn và độ dốc.
Ví dụ: Càng lên cao, các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ càng thưa.
Sinh vật
Các sinh vật cùng sống trong môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
=> Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
Con người
- Tạo các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố các loài.
- Thu hẹp nơi sinh sống nhiều loài sinh vật.
Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
Ví dụ chứng minh sự phát triển của khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông:
Bưu chính Úc, trong suốt hai mươi năm cuối thế kỉ XX đã có những bước đột phá rất lớn trong việc đổi mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là công nghệ trong các hoạt động quản lý, kinh doanh, khai thác để cải tiến => Phát triển các kênh cung cấp sản phẩm và dịch vụ bưu chính có giá trị cao, như: thư thông minh, quản lý địa chỉ, bưu cục điện tử, chuyển tiền điện tử…
Ví dụ (Dân cư, lao động): những khu vực đông dân cư hệ thống giao thông vận tải sẽ phát triển mạnh ngược lại những khu vực dân cư thưa thớt giao thông vận tải cũng hoạt động kém phát triển hơn.
- Vị trí địa lí: Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.
- Khoáng sản: Cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta tập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% sản lượng than của cả nước. Hay các nhà máy xi măng của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang)...
- Nguồn nước: Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp (luyện kim đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,...
- Khí hậu: Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện nhiều cây trồng, vật nuôi phong phú, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Các nhân tố khác: Đất đai - địa chất công trình ảnh hưởng đến xây dựng các nhà - Dân cư và nguồn lao động: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, giày da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và "chất xám" cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử tin học, cơ khí chính xác...
- Dân cư và nguồn lao đông: Nơi có nguồn lao động dôi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, giày 1 da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghê và chuyên môn cao. Noi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, cổng nhân lành nghề gắn vói các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và "chất xám" cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử 1 tin học, cơ khí chính xác...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
+ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Ví dụ: phương pháp hóa than ngay trong lòng đất cho phép thay đổi hẳn điều kiện lao động, đồng thời khai thác những mỏ than sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
+ Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ, trước dãy các xí nghiệp luyện kim thường gắn với mỏ than và quặng sắt, nhưng hiện nay nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố đã thay đổi.
- Thị trường: Có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ. nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các ngành dệt may, chế biến thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước và quốc tế (Hoa Kì, EU,...).
Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo...). Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau
trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật
- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật ăn cỏ, nếu thiếu thực vật thì chúng sẽ không có nguồn thức ăn. Nên nơi nào có nhiều thực vật thì nơi đó có nhiều loài động vật ăn cỏ, kể cả động vật ăn thịt vì thức ăn chính của động vật ăn thịt là động vật ăn cỏ.
- Thực vật là nơi sinh sống của động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Ví dụ như chim làm tổ trên cây; sóc sống trong hốc cây; hổ, báo sống trong rừng,... Vì vậy nơi nào có nhiều cây cối như rừng thì có rất nhiều động vật hoang dã ở đó.
- ....