Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam:
+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…
+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền.
+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội.
+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành.
Ví dụ: Gió mùa Đông Bắc.
- Phân bố: miền Bắc nước ta.
- Nguyên nhân hình thành: do miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.
- Đặc điểm gió mùa:
+ Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau màu đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam bị suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Đường ô tô), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường tô tô trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay.
+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.
+ Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.
- Phân bố:
+ Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.
* Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay
- Tuyến cao tốc TP. HCM – Trung Lương.
- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
- Tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.
- Tuyến cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn.
Yêu cầu số 1:
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất.
+ Các thành tựu khoa học - công nghệ được liên tục cập nhật và ứng dụng
+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.
+ Mạng lưới đường sá phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.
- Phân bố: mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.
Yêu cầu số 2: Một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam hiện nay: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Đường sắt), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.
+ Hiện nay có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.
+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình. Tại các đô thị lớn, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.
- Phân bố:
+ Tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.
+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.
* Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay
- Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
- Tuyến đường sắt Kép – Uông Bí – Hạ Long.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
- Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá.
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể chia các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:
- Hồ có nguồn gốc nội sinh:
+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn (VD: Hồ Bai-can).
+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt (VD: hồ Crây-tơ,…).
- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:
+ Hồ do băng hà tạo ra
+ Hồ bồi tụ do sông (VD: hồ Hoàn Kiếm).
- Ngoài ra còn có hồ nhân tạo (hồ Hoà Bình)
- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Một đoạn thông tin về sự hình thành Trái Đất
Sự hình thành Trái Đất bắt nguồn từ gần 4,6 tỷ năm trước đây
Địa cầu được cho là hình thành cùng với Mặt trời. Ban đầu, Trái Đất tồn tại như một đám mây bụi và khí lớn. Đám mây này quay tròn và có dạng đĩa do Mặt trời tạo ra. Nó được tạo ra bởi hydro và heli từ một Big Bang (một vụ nổ lớn). Bên cạnh đó, nó còn chứa các nguyên tố hóa học từ các ngôi sao đã chết khác.
Đám mây đó quay và khiến cho phần khối lượng tập trung ở giữa bắt đầu nóng lên. Nó làm cho vật chất xung quanh các hạt bụi bị cô đặc lại. Những mảnh nằm trong vòng khoảng 150 triệu kilomet từ trung tâm đám mây tạo thành Trái Đất của chúng ta.
Trước đây, người ta cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng
Quá trình hình thành Trái Đất được tính toán là khoảng từ 10 đến 20 triệu năm. Ban đầu, địa cầu là dạng nóng chảy. Sau đó, phần vỏ ngoài nguội và trở thành chất rắn. Cùng với quá trình đó là sự hình thành nước trong khí quyển.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Mặt Trăng cũng là “đứa con” được tách ra từ Trái Đất sau một va chạm của địa cầu với một tiểu hành tinh khác. Mặt trăng được hình thành khoảng 4,53 tỷ năm trước. Nó có các thành phần hóa học gần tương tự như ở Trái Đất.
Đáp án là A
Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật
Đá vôi ở Việt Nam:
- Nguồn gốc hình thành:
+ Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển.
+ Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn.
- Vùng phân bố: Tập trung hầu hết ở miền Bắc nước ta.
+ Những tỉnh có diện tích đá vôi chiếm tới 50% diện tích toàn tỉnh: Hòa Bình (53,4%), Cao Bằng (49,47%), Tuyên Quang (49,92%).
+ Nhiều thị xã, trị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi: Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu Sơn La (Sơn La), Tùa Chùa, Tâm Đường (Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang),…
Sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt Nam