K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2017

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ  S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông
Vĩ tuyến:  8º 02' - 23º 23' bắc

Việt Nam là đầu mối giao thông từ  Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.

Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.

17 tháng 12 2017

Tất cả đều rất tuyệt vời và nó tạo cho tớ một sự tò mò và yêu mến chân thành. Đất nước Nga của bạn xinh đẹp, mến khách như chính cậu vậy, nếu có một dịp nào đó tớ rất muốn đến Nga thăm cậu và đi tham quan cảnh vật, tìm hiểu nền văn hóa độc đáo của nước Nga. Hôm nay, tớ viết lá thư này một là muốn gửi lời cảm ơn đến cậu vì đã viết thư cho tớ, mặt khác tớ cũng muốn thông qua lá thư này để giới thiệu với cậu về nơi tớ đã sinh ra và lớn lên- Mảnh đất Việt Nam anh hùng, một đất nước giàu bản sắc dân tộc với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến. Tớ rất yêu và tự hào về đất nước mình, vì vậy tớ cũng muốn thể hiện tình yêu, sự tự hào ấy.

Giống với nước Nga xinh đẹp của cậu, Việt Nam quê hương tớ là một đất nước hào hùng, trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha tớ, những thế hệ đi trước đã phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn, tự cường dân tộc để đấu tranh, bảo vệ, dùng mô hồi xương máu để giành lại độc lập cho dân tộc mình hết lần này đến lần khác. Anna, cậu có biết không, trên mảnh đất nhỏ hình chữ S ấy, không chỉ có những anh hùng, những trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất mà bất kì một người dân nào sinh sống trên mảnh đất ấy đều mang trong mình dòng máu của chủ nghĩa anh hùng.

Trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam, bên cạnh những vị tướng quân tài ba như Trần Hưng Đạo, Lí Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Huệ đến tướng Võ Nguyên Giáp….thì còn có rất nhiều vị nữ tướng tài danh. Họ chính là những minh chứng cho những người phụ nữ Việt Nam đảm đang, trung hiếu, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Nhắc đến những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, cậu có thể nghe thấy những cái tên như chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, chị Võ Thị Sáu… họ là những người không ngại hi sinh, quả cảm chiến đấu cho độc lập, tự do của nước nhà.

Tham Khảo 

undefined

27 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Việt nam đất nước ta ơi

=> Nhân hóa: Làm tăng vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Thể hiện sự tôn trọng đất nước của mình.

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

=> So sánh: Làm tăng mức độ của đất trời, ý nói nơi mình sống là đẹp, đẹp nhất (không nơi nào đẹp hơn). Từ đó toát lên vẻ đẹp thiêng liêng, vốn có của đát nước cũng như thể hiện tấm lòng yêu nước của mình.

1 tháng 3 2022

Trong thiên tai, dịch bệnh khủng khiếp, ta thấy rõ hơn bao giờ hết sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, tình đoàn kết, ... đặc biệt là  sự đồng cảm, chia sẻ của con người Việt Nam. Cuộc sống con người sẽ thật vô nghĩa nếu không biết đồng cảm và sẻ chia với nhau. Vậy sự đồng cảm là gì? Sự sẻ chia là gì? Sự đồng cảm là giữa người với người đều có chung một cảm xúc, một suy nghĩ ý tưởng giống nhau. Luôn chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với nhau trong cuộc sống.Và sự sẻ chia chính là sự quan tâm xuất phát từ trái tim mỗi người. Mặc dù hai yếu tố này khác nhau nhưng dường như nó luôn song hành với nhau, luôn giúp con người ta xích lại gần nhau hơn, tình cảm giữa con người với nhau cũng trở nên khăng khít hơn. Hơn nữa, khi ta biết sẻ chia và đồng cảm, cuộc sống của chúng ta ngày càng tôt đẹp, bình yên và thanh thản. Hiện nay, chúng ta không khó để ta bắt gặp những con người mang trong mình đức tính này. Tóm lại, sẻ chia và đồng cảm là một đức tính tốt của con người, Vì vậy , mỗi chúng ta hãy rèn luyện cho mình sự trao đi yêu thương để cuộc sống ý nghĩa hơn.

1 tháng 3 2022

B có thể thêm dẫn chứng ko? Mk ko bt nên vt dẫn chứng như nào á :(((

1 tháng 9 2021

Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính sự đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và khó khăn do dịch bệnh lần này cũng không phải là ngoại lệ.

Quốc khánh 2/9 năm nay là một ngày đặc biệt hơn so với ngày này những năm trước. Thông thường, đây là dịp nghỉ lễ và mọi người có cơ hội đi du lịch, xum họp gia đình - một dịp để mọi người tụ tập, hòa cùng niềm vui chung của đất nước. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, sau rất nhiều năm kể từ ngày đất nước thống nhất, chúng ta không được hưởng niềm vui tưng bừng thường thấy khi đón Ngày Quốc khánh.

Việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành phố là một quyết định không ai mong muốn. Nhưng dịch bệnh COVID-19 thực sự là kẻ thù vô hình, chưa có tiền lệ mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó.

Đến ngày hôm nay, nước ta có hơn 400.000 người nhiễm COVID-19, nhiều gia đình đã mất người thân vì dịch bệnh này. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bên cạnh biện pháp 5K + vaccine, chúng ta rất cần có một tinh thần vững vàng, ý chí quyết tâm để có thể chiến thắng dịch bệnh.

Ngày Quốc khánh là dịp chúng ta ôn lại lịch sử để phát huy tinh thần quyết tâm giành chiến thắng của dân tộc cho nhiệm vụ mới. Chúng ta đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch và về cơ bản, đã có những thành công nhất định trong điều kiện đất nước còn có khó khăn, nhất là nguồn lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cuộc chiến này.

Có được thành công ấy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, kiên quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự chung tay, góp sức của toàn thể nhân dân, trong đó có sự hy sinh quên mình của đội ngũ cán bộ y tế, quân đội, công an ở tuyến đầu. Nhưng đó còn là yếu tố văn hóa - tinh thần Việt Nam, điều được kết tinh, hội tụ ở một sự kiện Ngày Quốc khánh và tinh thần ấy được lan tỏa khi đất nước gặp khó khăn.

COVID-19, dù có nhiều tác động tiêu cực nhưng cũng là cơ hội thử thách sức mạnh Việt Nam. Vượt qua dịch bệnh này không chỉ giúp đất nước vượt qua khó khăn, quay trở lại nhịp sống bình thường, mà còn chứng minh bản lĩnh, ý chí, sức mạnh dân tộc đã từng tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử.

Trong dịch bệnh, chúng ta chứng kiến rất nhiều sự sẻ chia, đoàn kết để thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng chục nghìn y bác sĩ lên đường vào tâm dịch, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ “đi chợ giúp dân”, các nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn những ca khúc khích lệ tinh thần chống dịch, những em bé, người dân bình thường dành dụm tiềm bạc, nấu cơm, bán hàng hóa 0 đồng, giải cứu nông sản, sáng tạo các ATM gạo, oxy... trở thành những hình ảnh thân thương và cảm động nhất về con người Việt Nam.

Trong thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi người chính là cách để chúng ta đồng tâm cùng đất nước. Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh lần này và đây cũng sẽ là minh chứng cho tinh thần ấy.

Như Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Ngày Quốc khánh  2/9 chính là thời điểm để chúng ta nghĩ nhiều hơn về sức mạnh ấy và có thêm quyết tâm để củng cố, bồi đắp và phát huy sức mạnh ấy.

Ngày 29/7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.  Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư khiến chúng ta có thêm động lực, quyết tâm để lan tỏa tinh thần độc lập dân tộc mà cha ông ta đã từng nỗ lực, hy sinh để xây dựng nên, cho một đất nước phồn vinh như ngày hôm nay.

Lòng tự hào trong lịch sử giúp chúng ta tự tin hơn trong hiện tại, giúp chúng ta có một niềm tin mãnh liệt rằng tinh thần bất diệt của Ngày 2/9 không chỉ là thời điểm tôn vinh sức mạnh Việt Nam mà còn là thời điểm tỏa sáng giá trị Con người, Văn hóa Việt Nam, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường cho một tương lai tươi sáng của dân tộc./.

Nguồn: Chinhphu.vn

4 tháng 9 2023

Bạn tham khảo nhé:

Quốc kỳ của Việt Nam, với bản sắc riêng biệt và tượng trưng sâu sắc, đã trở thành một biểu tượng đặc biệt thể hiện tinh thần và lòng yêu nước của người Việt. Với màu đỏ rực rỡ và ngôi sao năm cạnh trắng trên nền nền vàng, Quốc kỳ nổi bật và dễ nhận biết từ xa.
Màu đỏ của Quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, dũng mãnh của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và tự do. Nó còn thể hiện tình yêu và lòng hy sinh của những người lính và tất cả những người đã hy sinh vì quê hương. Màu vàng là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và tương lai tươi sáng.
Ngôi sao năm cạnh trên màu đỏ của Quốc kỳ là biểu tượng của sự tự do và độc lập.Ngôi sao năm cạnh còn thể hiện sự hy vọng và mục tiêu của người Việt Nam về một tương lai tươi sáng và tự do.
Nhìn vào Quốc kỳ Việt Nam, ta không chỉ thấy những yếu tố miêu tả mà còn cảm nhận được sự kiêng nể và tôn trọng đối với lịch sử và văn hóa của dân tộc. Quốc kỳ không chỉ là một biểu tượng, mà còn là tượng trưng cho lòng dũng cảm, lòng kiên định và lòng yêu nước của người Việt Nam.

4 tháng 9 2023

Cs thể in đậm mấy từ yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật k ạ xin cảm ơn bn nhiều

25 tháng 2 2021

Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội. 

Bạn tham khảo ạ.
25 tháng 2 2021

Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội. 

28 tháng 9 2016

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

30 tháng 8 2016
Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.

Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. 

Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.

Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.

Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
26 tháng 9 2021

Tham Khảo

Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kì khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kì con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai. Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dầy bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơ.

Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.

Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe. Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh trưng bánh giầy-món ăn truyền thống tỏng mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.

Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.


 
Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hi sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóc của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.

26 tháng 9 2021

Đất nước chúng là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm đa số, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp vô cùng quan trọng gắn liền với truyền thống phát triển của dân tộc ta hơn 4000 năm văn hiến. Nền văn minh lúa nước là truyền thống đáng tự hào, cần phải gìn giữ và phát triển nó. Dù ngày nay chúng ta đang từng bước đi lên phát triển nền công nghiệp hiện đại, những những truyền thống quý báu của nền văn minh lúa nước vẫn luôn cần bảo tồn, lưu lại cho con cháu mai sau biết về một truyền thống của quê hương, dân tộc.

Cây lúa là một cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Dù ngoài lúa nước dân tộc ta còn trồng thêm nhiều loại cây thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn…nhưng lúa vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Nhờ lúa nước mà nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.

Lúa làm ra gạo từ gạo chúng ta làm ra rất nhiều thực phẩm thơm ngon khác như các loại phở gia truyền “Phở Gà” “Phở Bò” là những loại ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới. Trên khắp thế giới nếu đi tới đâu mà có phở thì ở đó có người Việt Nam sinh sống, nó trở thành một thực phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của quê hương ta.

Rồi từ lúa gạo chúng ta làm ra rất nhiều loại bánh truyền thống khác như bánh đúc, bánh canh, bánh bột lọc… đều là những loại bánh vô cùng thơm ngon nổi tiếng thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam đã không thể nào quên được mùi vị của những loại bánh địa phương này.

Để tạo ra hạt bông lúa hạt gạo ít ai biết người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn vô cùng khó khăn vất vả. Một nắng hai sương trên đồng. Trước tiên muốn có lúa, chúng ta phải ủ mầm. Ủ mầm chính là giai đoạn đầu tiên. Con người lấy những hạt lúa giống to chắc khỏe ủ nước rồi bọc kín trong giấy ni lông sau một thời gian khi những hạt lúa nảy mầm thì đem ra ruộng.

Những thửa ruộng này phải là những thửa ruộng đã được cày bừa, cho đất mềm đi và sâm sấp nước tạo thành thứ bùn nhão như bột làm bánh thì người dân bắt đầu rải những mầm lúa xuống, khâu này người nhà nông gọi là gieo mạ. Sau khi mầm lúa lên cao tầm 20-30 cm thì người dân sẽ “nhổ” chúng lên để cấy sang một thửa ruộng khác có đất được làm mềm hơn và nhiều nước hơn. Khi “cấy lúa” chúng ta thường phải cấy đều khoảng cách và cấy thẳng hàng, để khi lúa lớn lên ra bông lúa sẽ không bị ngả nghiêng.

Những cây lúa khi trưởng thành sinh sôi trổ bông, tạo thành những bông lúa vô cùng đẹp mắt. Những bông lúa khi còn xanh người ta gọi chúng là đòng đòng. Bọn trẻ con vùng quê như chúng tôi thường lấy những bông đồng đồng về giã cốm ăn vô cùng thơm ngon. Cốm này mà được bọc trong lá sen rồi ăn cùng chuối tiêu trong những ngày mùa thu mát mẻ thì thật tuyệt. Món cốm cũng trở thành đặc sản của người dân Việt Nam chúng tôi.

Từ những bông lúa non đồng đồng, những bông lúa trưởng thành hơn rồi chín vàng trở thành bông lúa chín rực rỡ đầy sức hấp dẫn với con người. Khi lúa chín người nông dân gặt lúa rồi tuốt lúa lấy hạt phơi khô cho vào bao tải cất đi còn thân cây lúa người ta gọi là dạ thì sẽ đốt thành tro “bón” xuống những thửa ruộng làm phân cho cây lúa sau này. hoặc có nơi họ để cho bò ăn, làm nấm rơm…

Công việc làm ra cây lúa vô cùng cực nhọc đúng như câu ca dao xưa đã nói

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Chủng loại lúa nước ở Việt Nam chúng ta chỉ có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp thường dùng làm bánh như bánh chưng, bánh nếp, bánh trôi, bánh chay…bánh nếp ăn rất thơm và no lâu giúp con người chắc bụng làm việc nặng nhọc mà không lo thiếu chất dinh dưỡng, hay bị đói.

Những cây lúa nước có vai trò vô cùng đặc biệt với mỗi cuộc sống trong gia đình ở Việt Nam. Nó chính là thực phẩm chủ đạo, là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người đất Việt. Dù đi đâu ở đâu thì những người con đã lớn lên trên mảnh đất có nền văn minh lúa nước này cũng không thể sống thiếu cơm gạo, không thể nào ăn những thực phẩm bánh mỳ, xúc xích để thay thế cơm tẻ. Lúa nước đã trở thành biểu tượng, nét văn hóa riêng biệt của nước ta.

 



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/thuyet-minh-ve-cay-lua-nuoc-lop-9