K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

Home » Văn học » Những bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất

Những bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam, văn lớp 9!

Những bài văn thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất

Written by Joy SeveraIn Văn học          5 / 5 ( 5 bình chọn )

Cây lúa là một loại cây vốn đã rất quen thuộc và gần gũi đối với mọi người dân Việt Nam, cây lúa không chỉ là cây lương thực chính đã gắn bó với người dân từ bao đời này mà nó còn là một biểu tượng cho đất nước. Cây lúa nước hết sức bình dị, thân thuộc nhưng cũng không kém phần cao quý.

Cây lúa

Cây lúa

Cây lúa xuất hiện rất nhiều trong văn học, thơ ca với nhiều chủ đề khác nhau. Trong chương trình văn lớp 9 đã có đề bài thuyết minh về cây lúa Việt Nam mà các em học sinh phải trình bày. Nếu đang cần tài liệu tham khảo hãy cùng đọc ngay những bài văn mẫu về đề bài trên để các bạn có thêm ý tưởng cho bài văn của mình, chúng tôi tổng hợp những bài văn hay nhất, mới nhất từ nhiều nguồn khác nhau chắc chắn đây sẽ là tài liệu tốt cho các bạn.

8 bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa

Nội dung [Ẩn]

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 1Bài văn thuyết mình về cây lúa số 2Bài văn thuyết mình về cây lúa số 3Bài văn thuyết mình về cây lúa số 4Bài văn thuyết mình về cây lúa số 5Bài văn thuyết mình về cây lúa số 6Bài văn thuyết mình về cây lúa số 7Bài văn thuyết mình về cây lúa số 8Bài văn thuyết mình về cây lúa số 1

thuyết minh về cây lúa
Chào các bạn, tôi là cây lúc của quê hương Việt Nam đây. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt này vì thế chúng tôi từ xưa đến nay luôn là một thứ lương thực không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Sau đây, tôi sẽ kể cho bạn nghe về họ lúa chúng tôi.
Tôi có nguồn gốc từ một loài cây có hạt mọc ở ven sông, sau đó được con người đưa về nuôi cấy và lai tạo để cho ra đời giống lúa như ngày hôm nay. Nhưng cũng có những tài liệu cho rằng, tổ tiên của chúng tôi là những cây dại mọc vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Họ nhà lúc chúng tôi thuộc lớp hai lá mầm, thân cỏ và rễ chùm. Cuộc đời của họ lúa chúng tôi được phát triển theo vòng tuần hoàn khép kín.
Đầu tiên chúng tôi chỉ là những hạt thóc nhỏ bé, nhưng sau đó những bác nông dân đem chúng tôi đi ngâm ủ cẩn thận trong những điều kiện nghiêm ngặt. Có trải qua được quá trình ấy, chúng tôi mới nảy mầm và trở thành những cây mạ con. Rồi dưới đôi bàn tay kì diệu của các bác nông dân, chúng tôi chóng lớn và bước vào thời kì con gái, rồi lớn dần và ra hoa ra quả và thu hoạch. Nghe qua thì có vẻ dễ lắm đấy nhưng đó lại là một quá trình đầy gian nan và vất vả, đều đòi hỏi một quy trình khép kín nhất định.
Ban đầu là giai đoạn chọn giống. Giai đoạn này đòi hỏi các bác nông dân phải kiên trì chọn lấy từng hạt giống tốt nhất, loại bỏ những hạt sâu hạt bệnh rồi mới đem đi ngâm ủ. Đây là quy trình khá khắt khe vì các bác ấy phải tuân thủ theo đúng quy định về độ ấm của nước, độ thoáng của không khí, có như vậy chúng tôi mới có cơ hội nảy mầm.
Sau thời gian ngâm được từ mười năm đến hai mươi ngày thì các bác đem chúng tôi ra những thửa ruộng đã được cày sới tơi xốp. Các bác đi đến đâu thì rắc những hạt mầm chúng tôi xuống đất. Ngày nối ngày thoắt cái đã qua một tháng. Những hạt mộng ngày nào giờ đã trở thành những cây mạ cao lớn.
Mạ lúc này đã cao khoảng mười năm cm chỉ cần độ hai mươi ngày nữa chúng tôi sẽ trở thành những thiếu nữ xanh mướt và bước vào giai đoạn thì con gái. Giai đoạn này, lá của chúng tôi cứng và đanh hơn, thân chúng tôi đan vào nhau tạo thành những khóm lúa. Cánh đồng lúc này như trở thành một dải lụa xanh mà cô thôn nữ nào đánh rơi mất, một cơn gió thổi qua thôi cũng làm cho dải lụa ấy gợi lên những lượn sóng mềm mại.
Cũng có khi nó êm đềm và tĩnh lặng, những chiếc lá như những thanh gươm đâm thẳng lên trời. Giai đoạn này chúng tôi cần hơn hết là sự chăm sóc của những bác nông dân. Những bác nông dân phải theo dõi chúng tôi thường xuyên, bón phân và bắt sâu để đảm bảo cho chúng tôi phát triển khỏe mạnh. Chẳng bao lâu sau, thân chúng tôi bắt đầu tách ra làm lộ ra những chiếc đòng đòng cứ nhô cao nhô mãi cho đến khi vững lá mới thôi.
Trên những thân chiếc đòng đòng ấy là những hạt lúa còn nguyên bụng sữa, chờ cho ánh nắng chiếu vào mình. Người nông dân gọi đây là giai đoạn phơi nắng. Dưới ánh nắng từ mặt trời, những đứa con mũm mĩm của chúng tôi cứ săn lại dần, năng trĩu tinh túy của đất trời mà dần dần ngả xuống, nom chẳng khác nào tấm lưng còng của người nông dân dưới trưa hè. Đợi khi những bông lúa ấy vàng ươm , cũng là lúc những bác nông dân gặt chúng tôi về tuốt lấy những hạt thóc căng tròn, chọn lựa giống cho năm sau và đêm đi sát để thu lấy những hạt gạo trắng phau và thơm phức. Vậy là kết thúc một vòng đời của chúng tôi.
Nhưng bạn chớ thấy tôi nhỏ bé mà không nâng niu nhé! Bạn biết không chính những hạt gạo là nguồn cung cấp lương thực cho nông dân, xuất khẩu gạo cũng trở thành một ngành kinh tế then chốt rồi đấy. Rồi các loại bánh như bánh trưng, bánh nếp.. đều được làm từ loài lúa chúng tôi đây. Không những vậy chúng tôi còn đi vào những bài hát quen thuộc với làng quê như Hạt gạo làng ta.
Bạn thấy không , chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều lợi ích.Vậy mà có những người coi thường chúng tôi quê mùa, không ngon. Nhưng bạn biết không, chúng tôi chính là minh chứng cho sự cần cù và tần tảo của người nông dân vì vậy trân trọng chúng tôi chính là bạn đang trân trọng người nông dân quê mình đấy.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 2

văn thuyết minh về cây lúa

“Trời cao đất rộng thênh thang
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
Cá tươi gạo trắng nước trong
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.”

Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng nàn tình người, tình quê. Cây lúa là một trong những biểu tượng của quê hương Việt Nam, chính vì vậy mỗi người con Việt Nam khi xa quê đều nhớ về quê hương với cánh đồng lúa bao la, bát ngát mênh mông. Cây lúa vừa mang tính biểu tượng, bên cạnh đó nó cũng là nguồn lương thực chính của Việt Nam và hầu hết các nước châu Á.
Cây lúa và hình ảnh con trâu đi trước cái cầy đi sau đã là một hình ảnh bình dị, gần gũi thân thuộc và đi vào tiềm thức con người Việt Nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn Việt Nam qua hàng bao đời nay. Là một nước nông nghiệp chính vì vậy lúa là loại cây lương thực chính với số lượng lớn ở Việt Nam.
Ở châu Á thì lúa được coi là cây lương thực chính trong năm loại cây lương thực: ngô, lúa mì, sắn, khoai tây và là nguồn lương thực quan trọng cho hầu hết các nước châu Á và trong đó có Việt Nam lúa là cây trồng nông nghiệp gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay nên lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho người nông dân. Lúa được xếp vào loại cây ngũ cốc.
Lúa là thực vật được xếp vào các loài cỏ đã thuần dưỡng vì vậy lúa có thân mềm, lá lúa dài mềm, thuôn nhọn về phía đầu lá, cây lúa thường có hình dáng nhỏ và cao khoảng 50cm. Để tạo ra những hạt gạo trắng ngần yêu cầu sự đòi hỏi chăm sóc, tưới tiêu rất cẩn thận của người nông dân. Lúa là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lúa có bộ rễ chùm. Lúa là loại cây thân mềm nên được người nông dân trồng sát nhau xếp thành từng hàng, từng lối thẳng hàng.
Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau, khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.
Cây lúa có hai mầu lá xanh và vàng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa có màu khác nhau. Khi mới trồng và trong giai đoạn phát triển lúa có màu xanh và khi lúa chín cây lúa tự chuyển sang màu vàng. Đặc biệt trong giai đoạn lúa chín, những bông lúa sẽ tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, đó là hương thơm rất khó để có thể diễn tả được, phải tự bản thân mình tận hưởng mùi hương ấy mới có thể thấy hết sự trong trẻo nồng nàn trong hương thơm ấy.
Hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi mang đi xát vỏ ngoài sẽ thu được hạt gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Tuy chỉ là những phụ phẩm nhưng trấu cũng có những công dụng của nó như để lót chuồng ủ làm phân, làm đất trồng cây. Còn cám sẽ được người dân tận dụng làm tức ăn cho gia súc, gia cầm.
Để trồng được một cây lúa cho ra những hạt thóc chắc mẩy ta cần chọn những hạt thóc chắc mẩy không sâu bệnh để làm giống. Rồi lấy những hạt thóc đó gieo xuống vùng đất thích hợp, để một thời gian chờ những hạt thóc đó lên mầm phát triển thành mạ. Khi chúng lên mạ, những cây lúa con (mạ) sẽ được người dân mang ra đồng cấy, chăm bón để trở thành những cây lúa trưởng thành. Trong giai đoạn này yêu cầu người dân chăm sóc cây kỹ lưỡng và chế độ nước tưới tiêu và phân bón hợp lý sau khoảng thời gian cần thiết lúa sẽ trổ bông và chín.
Lúa là loại cây trồng gắn bó với mỗi người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lúa có những công dụng thiết thực trong cuộc sống. Trước hết cây lúa sản sinh ra những hạt gạo nguồn lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi chúng ta. Gạo còn là một trong những loại lương thực xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
Với những lợi ích kinh tế của việc trồng lúa dần dần trồng lúa trở thành một nghề chính gia tăng kinh tế trong từng hộ gia đình. Gạo không chỉ nấu lên thành cơm, mà ngày nay gạo còn biến thành các món ăn khác nhau. Với những lợi ích công dụng của mình, cây lúa dần dần trở thành cây trồng chính trong các loại cây nông nghiệp ở Việt Nam.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 3

thuyết minh về cây lúa hay nhất

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Ca dao)

Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.

Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.

Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.
Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây.
Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng. Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê.
Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phái trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa.
Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.
Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê.
Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần  (Ca dao)
Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai tò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày.
Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc nệm” giữa ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 4

thuyết minh về cây lúa Việt Nam
Trên triền đê dài miên man, lộng gió của cánh đồng quê nội, tôi chậm rãi ghé sát mình vào một mảnh ruộng để cảm nhận hương thơm dịu ngọt của đất. Văng vẳng bên tai tôi lời nói nhè nhẹ của chị lúa: “Chào bạn! Bạn có biết về cuộc đời họ lúa nước mình không? Mình giới thiệu với bạn này”.
Giọng lúa như tâm tình, thủ thỉ. Tổ tiên của mình bắt nguồn từ xa xưa, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành cây lúa giống ngày hôm nay đấy. Họ hàng mình đông vui lắm nào là BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái nữa… Giống lúa Mộc Tuyền ngày trước phổ biến lắm, bạn biết không cây lúa trưởng thành cao gần bằng đầu người đó. Hạt lúa thơm ngon nhưng chưa đem lại năng suất cao bởi vậy không được bà con nông dân canh tác.
Chúng mình là những giống lúa mới được nhà khoa học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo làm tăng thêm sức kháng thể và mang lại năng suất cao hơn, chất lượng cũng được nâng lên. Bạn thấy không, chúng mình thuộc thân cỏ khá mềm yếu, nên mọi người đoàn kết sống gần nhau, nương tựa vào nhau để gió không dễ dàng quật đổ.
Lúa nước chúng mình thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ. Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70- 80 cm và có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625 km. Những cánh lá của mình dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm khua trong gió vậy.
Mình kể bạn nghe về cuộc đời mình nhé. Ở miền Bắc theo thời tiết,các bác nông dân trồng chúng mình theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Khi mình còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo chúng mình trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn.
Lúc đó mình được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thì mình tên là lúa đó. Sống trong không gian khoáng đạt hơn, như bạn biết đấy, nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Như dân gian thường nói:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên
Mình nghe chị gió tâm tình, thấy họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Bạn biết không, chỉ sau một tháng trên ruộng, lúa chúng mình đang độ thì con gái. Cả cánh đồng lúc ấy căng tràn sức sống, mơn mởn, đó là giai đoạn chúng mình trưởng thành. Lúc này các bác nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali…
Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa mình uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Công việc nặng nhọc, vất vả bởi các bác thường dọn cỏ, bắt sâu trên lá. Thật đúng là:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Hạt thóc của chúng mình khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa đầy hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động. Sau khi lúa gặt về, chỉ còn lại trên cánh đồng những gốc rạ khẳng khiu. Cả cuộc đời mình gắn bó với người nông dân như thế đấy.
Mình đang sống và cống hiến sức mình cho cuộc đời, bạn ạ. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn. Nhìn những cô cậu học trò khôn lớn mình cũng thấy phần nào tự hào về đóng góp của mình.
Mặt trời ngả bóng về phía tây, tôi tạm biệt các bạn lúa. Đi trên triền đê lộng gió trở về làng, tôi phóng tầm nhìn rộng hơn, cả cánh đồng vẫn dập dờn trong gió, ghé đầu vào nhau trò chuyện. Qua câu chuyện ngắn ngủi của lúa giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cây lương thực này.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 5

thuyết minh về cây lúa nước
“Hạt gạo làng ta
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy” (Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ êm đềm gắn bó với mái đình, cây đa, bến nước và đặc biệt là triền đê lộng gió bên cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa không chỉ là thứ hạt vàng, hạt ngọc của đất trời đem lại sự sống cho chúng ta mà từ khi nào đã đi vào cả trong nỗi nhớ niềm thương của mỗi người con đất Việt.
Đã bao giờ bưng bát cơm thơm dẻo trên tay, ta tự hỏi cây lúa có từ bao giờ? Phải chăng cây lúa có từ “ ngày xửa ngày xưa”, khi những câu ca bắt lên khắp các nẻo đường rộn rã của những bà, những chị đi thăm đồng? Hay phải chăng cây lúa hoài thai từ thuở hồng hoang dựng nước, khi Lang Liêu biết trồng lúa để làm những bánh vuông tròn mà cúng Tiên vương?
Thật khó mà nói được cái nguồn gốc xuất phát của thứ cây dẻo dai mà kiên cường ấy! Chỉ biết rằng, cây lúa hay nghề trồng lúa đã có ở nước ta từ rất lâu đời. Giống như một giá trị trường tồn vĩnh cửu, bốn ngàn năm lịch sử đã qua đi, đất nước từng ngày thay đổi với những diện mạo mới, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Khắp các làng quê Việt nam, đi đâu ta cũng thấy cánh đồng thẳng cánh với những cây lúa xanh rì trĩu bông. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Lúa nước không chỉ là một nghề giúp người nông dân của ta kiếm sống mà còn làm nên một nền văn hóa của những vùng đất phù sa xứ sở.
Một năm có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa. Người nông dân chọn hạt giống, ngâm thóc giống, nâng niu đến khi đưa những mầm non mới nhú ấy xuống mặt đất, rồi dày công chăm sóc, chăm đồng thăm ruộng, nâng niu chăm sóc như người mẹ chăm con. Phải trải qua cả một quá trình như thế, mới có những cây lúa trĩu bông. Cũng giống như nhiều loại cây khác, lúa nước cũng có nhiều giống lúa như: lúa móng chim, lúa di hương, lúa ba giăng, lúa gié, lúa mộc tuyền,…
Nhưng quý nhất vẫn là cây lúa tám xoan, lúa dự, cho những hạt gạo trắng như hạt ngọc trời, ăn dẻo và thơm. Lúa nếp cũng có nhiều loại: nếp cái hoa vàng, thường được các bà các mẹ chọn để đồ xôi, cất rượu; rồi nếp rồng, nếp nàng tiên, nếp mỡ… Con trâu, cây lúa, cánh đồng từ bao giờ đã trở thành người bạn của nhà nông. Chẳng phải vì thế mà ta vẫn thường nghe những câu hát:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.” (ca dao)
Trồng lúa là nghề căn bản của nhà nông. Người nông dân quanh năm dầm sương dãi nắng, cần cù ngày này qua tháng nọ bám lấy ruộng đồng: cày bừa, cấy hái, tát nước, bón phân, làm cỏ, bắt sâu,…Với người dân cày, cánh đồng mảnh ruộng là món gia tài nhỏ nhỏ cả một đời vun vén.
Miền Nam thường sạ lúa thì người miền Bắc kì công lại gieo mạ và cấy lúa. Khi vụ mùa vừa kết thúc, vào tiết lập xuân, người nông dân tiến hành chọn hạt giống, ngâm thóc giống rồi quăng bùn gieo mạ. Khi cây mạ non cao chừng mười phân và thời tiết thuận lợi, người nông dân sẽ đem mạ ấy cấy xuống đồng ruộng đã được cày xới tơi xốp. Công việc giản dị ấy đã đi vào lời một bài hát ru của tuổi thơ như thế:
“Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.” (Trích “Bầm ơi!” – Tố Hữu)
Lúa thì con gái xanh ngắt một màu. Những cơn mưa rào cuối xuân đầu hè được gọi là cơn mưa vàng, làm cho đồng lúa tốt bời bời:
Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên. (ca dao)
Lúa đứng cây rồi lúa có đòng đòng. Lúa trổ bông tỏa hương thơm thoang thoảng. Hoa lúa màu trắng nõn. Rồi lúa ngậm sữa, lúa uốn câu. Chừng độ nửa tháng sáng, đồng lúa ửng vàng rồi chín rộ. Cả cánh đồng lúa mênh mông như một tấm thảm nhung màu vàng khổng lồ.
Đường quê thôn xóm thêm nhộn nhịp. Người ta đi hái lúa, tuốt lúa rồi đem phơi. Những khoảng sân nhà đầy ăm ắp những thóc, những rơm. Nắng vàng, rơm vàng, màu thóc vàng,… tất cả như tô điểm cho những thôn xóm những chiếc áo rực rỡ sắc màu của niềm vui và sự sung túc đủ đầy!
Cây lúa thật quý giá vô cùng! Hạt thóc người ta đem xay ra hạt gạo trắng ngần. Lớp vỏ bị tróc ra thường được gọi là trấu, dùng để nhóm lửa hoặc ủ phân cho cây trái trong vườn. Giữa lớp vỏ trấu ấy và hạt gạo trắng nõn ngọt lành là một lớp vỏ dinh dưỡng, khi xát lúa người ta thu được gọi là cám, dùng trong chăn nuôi rất thuận lợi. Đến phần thân cây lúa khi gặt về, cũng được đem ra phơi nắng thành rơm thành rạ để nhóm bếp. Những bông lúa nếp sau khi tuốt hạt thì được chọn lọc kĩ càng và dùng để làm chổi.
Hạt lúa là hạt vàng, Hạt gạo là hạt ngọc. Từ hạt gạo có thể chế biến được nhiều món ăn. Gạo xây giã thành bột để làm bánh, làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa:
Bánh đúc thiếp đổ ra sàng
Thuận thiếp thiếp bán, thuận chàng chàng mua (ca dao)
Bánh chưng, bánh dày, bánh ú, bánh gai, bánh xèo,…. Hàng trăm thứ bánh, hàng trăm thức quà đều làm từ hạt gạo dẻo thơm. Ngoài ra hạt gạo ở một số vùng qua còn được dùng để làm những thức quà riêng đặc sản của vùng miền như cốm làng Vòng.
Nâng bông lúa trên tay, ta càng thêm mến yêu mến và trân trọng! Màu xanh của lá lúa là màu xanh của sự sống, là sự trường tồn mãi mãi như câu ca dao xưa:
“Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.” (ca dao)

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 6

thuyết minh về cây lúa hay
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta. Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lông và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất.
Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dạng đặc.
Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn.
Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất.
Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc…. Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò… Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới.
Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

Bài văn thuyết mình về cây lúa số 7

văn thuyết minh về cây lúa 9
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề trồng lúa được xem là nghề chính và là niềm tự hào của cha ông ta, là thước đo giá trị tinh thần và kinh tế của Việt Nam. Cho đến bây giờ mặc dù công nghiệp hóa hiện đại hóa song nghề trồng lúa vẫn được coi trọng và đầu tư. Cây lúa nước cũng vì thế mà đi vào đời sống của mỗi con người như một lẽ sống, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ở Việt Nam nghề trồng lúa nước có từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thời kỳ lại có những bước tiến và phát minh mới để nâng cao năng suất của cây lúa nước. Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn,… nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.
Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
“Cuộc đời” của cây lúa nước cũng như sự phát triển của một đời người, đều có quá trình, có những vất vả và gian nan. Lúa được hình thành nên bởi bàn tay vất vả, khéo léo, hai sương một nắng của người nông dân. Không phải cứ gieo xuống bùn, cấy xuống bùn là chờ đến ngày trổ bông. Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa nước không chỉ phụ thuộc vào người nông dân mà còn bị chi phối bởi thời tiết.
Từ một hạt lúa sẽ tạo nên thành nhiều hạt lúa chắc mẩm chính là quá trình sinh sôi và phát triển của cây lúa nước. Người nông dân sẽ lựa chọn những hạt lúa tròn và chắc để làm giống, ủ vào nơi kín gió với nhiệt độ phù hợp, tránh sự xâm nhập của sâu bọ, chuột gián. Ủ trong một thời gian vài ngày thì hạt thóc giống sẽ có độ ấm và bắt đầu nhú lên những mầm trắng nhỏ xinh. Những mầm

trắng ấy rất yếu ớt nên người nông dân khéo léo không làm gãy chúng, bởi đó chính là cây mạ non sau này khi cấy xuống bùn. Ngay từ công đoạn đầu đã bắt buộc kinh nghiệm, sự khéo léo và tỉ mỉ của bàn tay người nông dân để tạo ra những cây mạ cứng cáp.
Họ sẽ dùng những hạt tròn nảy mẩm đó gieo xuống luống đất sền sệt, vừa đủ nước ở ngoài cánh đồng. Chờ đến một thời đủ dài để hạt giống đó tạo thành những cây mạ non nằm sát vào nhau, màu xanh rất mượt mà. Lúc ấy cả cánh đồng đều bị sắc xanh của đám mạ non bao phủ lấy, tạo nên sự yên bình và êm ả giữa chốn quê nhà.
Khi cây mạ non đã đến thì có thể cấy được thì người nông dân lại thêm một công đoạn tiếp theo. Ruộng đồng được cày bừa và lấy nước đủ đầy thì họ bắt đầu mang đám mạ non đó cấy xuống bùn. Bàn tay khéo léo, thoăn thoắt của các mẹ, các chị đã tạo nên những hàng lúa thẳng tắp, nhìn rất đẹp mắt.
Vậy là đã hoàn thành công đoạn cấy lúa, tiếp sau đó đến giai đoạn chăm sóc lúa theo từng thời kỳ thích hợp nhất. Sau khi cấy thì người nông dân đã phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh gây hại, vì đây là thời kỳ lúa còn non, rất dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Người nông dân đã trải qua bao nhiêu nắng mưa, nhiều đêm lo âu nghĩ mọi cách tìm ra cách phòng chống sâu bệnh hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất.
Trồng được một hạt lúa là cả một nỗi dài nhọc nhằn, lo toan. Để chúng ta ta giờ ăn một bát cơm cần phải nâng niu và trân trọng. Trải qua một quá trình chăm sóc, vụn trồng, tưới tiêu và thời tiết ưu ái thì người nông dân sẽ có một vụ mùa thắng lợi, gánh về sân những hạt thóc tròn vàng ươm.
Lúa ở Việt Nam có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ là loại lúa hạt dài mà người dân vẫn thường dùng trong các bữa cơm, còn lúa nếp là loại lúa mình tròn mẩy người ta thường dùng để làm xôi, làm bánh. Mỗi loại lúa đều có vai trò và chức năng riêng của nó.
Lúa nước Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình, là “gia vị” không thể thiếu trong mỗi bữa cơm người Việt. Mỗi khi chúng ta ăn hạt cơm trắng tròn, dẻo thơm vẫn không quên được công lao, gian nan của những người nông dân đã làm ra chúng. Trong những bữa tiệc quan trọng thì gạo vẫn chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với sự tích Bánh chưng bánh giầy từ thời Hùng Vương đã đề cao vai trò của cây lúa đối với đời sống chúng ta.
Cho đến nay, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Đây là điều khiến cho chúng ta và hơn hết là người nông dân tự hào vì công sức mà mình bỏ ra được đền đáp. Việt Nam phát triển lên từ ngành trồng lúa nước, và nó mãi mãi là nghề truyền thống không thể thay thế.

28 tháng 3 2019

Học sinh học thuộc đoạn trích, chép lại đúng những câu thơ miêu tả về nhân vật Mã Giám Sinh.

29 tháng 10 2017

đẹp trai

29 tháng 10 2017

Bạn say sưa kể về một ngày của mình, còn người đó thì chân thành lắng nghe câu chuyện của bạn. Mỗi lần nói chuyện với người đó đều đem lại cảm giác thoải mái, bình yên sau một ngày thật dài lăn lộn ngoài xã hội cho bạn.

Chúng ta yêu một người chỉ vì những lý do rất đơn giản - Ảnh 1.

Người đó luôn muốn biết một ngày của bạn đã như thế nào, sẵn sàng nghe bạn kể lể suốt cũng không hề mệt mỏi hay chán nản. Chỉ có thế thôi mà bạn càng ngày càng yêu thương người đó vô cùng.

Không hiểu tại sao mà người đó luôn xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm mà bạn cần giúp đỡ.

Bạn nhớ là vào một ngày trời mưa, người đó đột nhiên xuất hiện ở chỗ bạn mà không báo trước. Trên tay anh ta cầm cây dù và nhìn bạn mỉm cười: "Để anh đưa em về nhé". Ngày mưa nặng hạt phiền phức, bỗng vì sự xuất hiện chu đáo của ai đó mà trở nên đáng yêu và đẹp đẽ lạ kỳ.

Chúng ta yêu một người chỉ vì những lý do rất đơn giản - Ảnh 2.

Hay những ngày trời bỗng nhiên đổ gió thật lớn, người đó vội vàng đi ngược lại và đứng chặn hướng gió để che chắn cho bạn. Bạn đưa tay vén lại tóc, người đó nhìn bạn và mỉm cười. Tự nhiên bạn cảm giác trong lòng thật bình yên và mãn nguyện.

Những việc ngớ ngẩn mà bạn làm, người đó đều muốn cùng bạn thực hiện.

Khi xem phim ở rạp, bạn thích ngồi ở hàng A, hoặc ngồi ở tận hàng ghế xa nhất, hay đợi cho bộ phim chiếu đến nỗi không còn gì để chiếu. Người người đều ra về từ lúc bộ phim kết thúc, cả rạp không còn ai, chỉ còn bạn ngồi xem đến tận phần đuôi băng, người đó thì cùng bạn tận hưởng.

Bạn uống một ly sữa nhưng không thích thạch, thay vì dặn người bán ngay từ đầu không lấy thạch, bạn vẫn gọi một ly bình thường rồi sau đó dùng muỗng múc thạch bỏ ra ngoài. Bạn thích ăn những món có sợi như mì, bún, phở nhưng lại thích dùng muỗng, ăn những món lỏng như cháo, súp thì dùng đũa, bạn thích mình trở nên kỳ quặc và cảm thấy vui vẻ khi làm thế.

Chúng ta yêu một người chỉ vì những lý do rất đơn giản - Ảnh 3.

Người đó đều không tìm cách để thay đổi sự kỳ quặc này của bạn mà luôn ở cạnh, còn cùng bạn thực hiện những điều kỳ quặc này cho có đôi có cặp nữa. Sự chân thành của người đó không chỉ khiến bạn cảm thấy được yêu thương mà còn làm cho bạn luôn được vui vẻ và thoải mái.

Cả hai đều hiểu rằng càng ở cạnh nhau sẽ càng được ấm áp và hạnh phúc.

Chỉ cần bạn ngồi đây và người đó ngồi đối diện, cả hai có thể nhìn nhau suốt một buổi và không nói gì thì cũng được. Bạn vẫn cảm thấy hạnh phúc và ấm áp vô cùng, vì người bạn cần đang ngồi đó, loay hoay làm chuyện gì mà có thể bạn không biết cũng chẳng sao.

Chúng ta yêu một người chỉ vì những lý do rất đơn giản - Ảnh 4.

Mỗi khi cần, bạn chỉ gọi "Anh" và người đó sẽ liền quay đầu lại ngơ ngác nhìn bạn trả lời "Anh đây". Cái tiếng "Anh đây" thật kỳ diệu, đến nỗi chỉ cần nghe đã thấy mọi điều khó khăn, bất lực trong đời đều biến tan đi lập tức.

Luôn ủng hộ mọi quyết định cuối cùng của nhau dù nó có dẫn đến kết quả không như mong muốn.

Bạn luôn ủng hộ người đó thực hiện những việc mà mình tin tưởng, người đó cũng vậy. Cuộc đời vốn vô thường và không ai biết trước được chuyện gì xảy ra. Chúng ta hãy cứ theo đuổi những gì mình mong muốn và tin tưởng, đến cuối cùng dẫu như kết quả có không như ý muốn thì cũng chẳng sao cả.

Chúng ta yêu một người chỉ vì những lý do rất đơn giản - Ảnh 5.

Nếu bạn làm sai, đến cuối cùng sẽ có người đó cùng bạn sửa sai và làm lại mọi thứ từ đầu. Luôn bên cạnh, ủng hộ và nâng đỡ nhau chính là điều đơn giản nhưng lại khiến cho tình yêu ngày càng mãnh liệt và nồng nàn.

Bài làm

       Đông đi xuân đến, Tết lại tới, trăm ngàn cây hoa đưa nở. Nhà nhà đi mua cây và hoa tấp nập. Nhà em cũng vậy, nhà em đã mua cây hoa đào về để đón tết. 

      Cây đào này được bố em mua vào hôm qua, cái cây được bọc kín hết nụ, khi bỏ những cái bọc để bọc hoa đào ra, thì trước mắt em chính là một cái cây đào cực đẹp. Thân cây đào được uốn cong như là thân của những con rồng đang bay uốn lượn trông rất oai hùng. Những cành và nhánh nhỏ của cây đào được chia ra rất nhiều và rộng, nhỏ dần về phần đầu như một ngon đuốc hồng tươi. Những bông hoa vừa mới trổ bông trông rất non nớt. Mỗi bông hoa có 5 cánh tựa như những ngôi sao màu hồng được gắn trên cây, trông rất đẹp mắt. Em cảm giác như cây đào này như một thiếu nữ trẻ trung mặc bộ váy hồng thướt tha. Khi được mua cây đào về, nhà em ai nấy cũng đều gật đầu khen đẹp, có lẽ cây đào rất hãnh diện về vẻ đẹp kiêu sa của mình. Khách đến chơi nhà cũng tấm tắc khen đẹp, nhiều người còn đòi bán lại nhưng gia đình em lại không bán vì gia đình em rất yêu cây đào này.

       Có lẽ tết năm nay sẽ chính là tết hạnh phúc nhất từ trước đến nay vì gia đình em có thêm một người bạn là cây đào này. 

27 tháng 4 2020

lên google nha b

chúc hok tốt

23 tháng 9 2021

 trả lời : em ế !

23 tháng 9 2021

FA muôn năm nhé

3 tháng 12 2018

Của tôi nè:

1.Chúng ta không học để trở nên giỏi nhất,mà là học để giỏi hơn con người ta

(Mai Khương Duy)

2.Chúng ta không nên coi thường người khác chỉ vì lý do họ đáng bị coi thường

(Mai Khương Duy) 

Hay thì tk nhé

3 tháng 12 2018

Ko đăng câu hỏi linh tinh

1. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề. Trích dẫn những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em => Đưa nhận định vào. 

2. Thân bài: 

- Giới thiệu về Nguyễn Du, truyện Kiều và đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

- Giải thích: 

+ Tả người nhưng Nguyễn Du không cốt tả người mà chỉ tả vẻ đẹp: Khi khắc họa nhân vật, Nguyễn Du tập trung làm rõ diện mạo của nhân vật ấy thay vì phần tính cánh. 

+ "Nhưng nhân vật hiện lên rất người" : Tuy không khắc họa rõ nét tính cách nhân vật nhưng qua cách miêu tả vẻ ngoài mà ta cảm nhận được cốt cách, số phận của họ qua mỗi vần thơ của Nguyễn Du. 

=> Nguyễn Du là một tài năng hiếm có của văn học Việt Nam khi vận dụng sáng tạo được các bút pháp khác nhau không nói về cốt cách mà điều ấy lại hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc. 

LĐ1: Tả người nhưng Nguyễn Du cốt không tả người mà chỉ tả vẻ đẹp

- Phân tích vẻ đép của Thúy Vân qua 4 câu thơ: 

   "Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang

    Hoa cười, ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái. Nhà thơ đã lựa chọn những vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên nhiên để đối sánh với vẻ đẹp của nàng: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

-> Tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị, đoan trang, phúc hậu và toàn vẹn.

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều: 4 câu tiếp theo

+ Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều

+ Vẫn bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa, tác giả lấy vẻ đẹp của tự nhiên để miêu tả, đối sánh với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tới mức “Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh”.

_“Làn thu thủy, nét xuân sơn”: Đôi mắt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong thanh thoát như nét nùi mùa xuân. Gương mặt toát lên vẻ đẹp kiêu sa, thanh tú, tài hoa.

- Cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm đắm say lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình.

LĐ2: Những nhân vật lại hiện lên rất người 

Những nhân vật lại hiện lên rất người ở đây là giúp ta thấy được số phận của họ qua những câu thơ lột tả dung nhan xinh đẹp của họ. 

- Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh và cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Nhưng thiên nhiên mới chỉ "thua","nhường" => Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

+ Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹp và tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa phải "ghen", "hờn" => Dự cảm cuộc đời tràn ngập giông tố bủa vây. 

- Đánh giá: Nhận định của tác giả hoàn toàn đúng... ( đánh giá cả về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Kiều Vân )

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

 

 

 

26 tháng 6 2023

Em cảm ơn ạ.