Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có 1 cậu bé tên Tũn
Nhà cậu í tuy ko giàu lắm ( chỉ kiếm đc 1 tỷ 1 tháng thui)
Nhưng cậu ấy học rất giỏi... Mà còn đẹp trai nữa.
Em không đồng tình với cách nghĩ của An vì một làng quê nghèo khó khăn quanh năm mọi người đều đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.
Cái nghèo khó có thể do điều kiện tự nhiên không thuận lợi chứ không phải vì mọi người không cố gắng . Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của An có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh để cho An vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi nghèo đói.
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
cho 1 k
Ở sân trường em có rất nhiều loại cây như là, bàng, keo, xà cừ, nhưng em thích nhất là ông phượng vĩ trước cửa lớp em. Ông phượng vĩ rất to vì ông được trồng từ khi trường mới thành lập.
Nhìn từ đằng xa, ông phượng vĩ như một cái ô khổng lồ. Thân ông sần sùi và nâu sẫm, 2 đứa trẻ ôm không hết. Những cái rễ to đùng trồi trên mặt đất như những con trăn khổng lồ bò trên mặt đất. Những tán lá dang tay đón trào những chú chim đến hót cho bọn em nghe. Lá phượng chỉ nhỏ như lá chi chi. Mỗi giờ ra chơi, chúng em lại ngồi ở ghế đá dưới tán cây ôn lại bái hoặc đọc truyện. Hoa phượng có năm cánh, bọn em thường ép thành hình bướm kẹp vào sách rất đẹp.
Từ khi có hoa phượng đỏ thắm, báo hiệu mùa thi tới. Thi xong là chúng em được nghỉ hè, chắc chắn ông phượng vĩ sẽ buồn lắm nhưng cũng có những chú ve làm bạn với ông. Ông là người bạn thân của chúng em, chúng em sẽ chăm sóc và bảo vệ ông thật tốt để ông sống thật xanh tốt với chúng em.
tớ không chép trên mạng đâu đâu thật đấy
Trong cuộc sống này, mỗi chúng ta đều phải có một người bạn thân. Họ là những người luôn ở bên cạnh bạn dù bạn nghèo khổ hay sung sướng, đau đớn hay hạnh phúc, buồn hay vui. Tôi cũng có một người bạn thân, anh ấy tên là Bắc, anh ấy chính là người luôn ở bên cạnh tôi cả thế giới có quay lưng với tôi.
Bắc là một anh chàng học trên tôi hai lớp thế nhưng chẳng biết có duyên gì với nhau, chúng tôi gặp gỡ và chơi với nhau từ hồi lớp ba. Khi ấy anh chàng mới từ nam chuyển về nổi tiếng là đẹp trai và học giỏi. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đã quen và thân được với anh ấy. Ngoại hình của Bắc khá là gầy, chân tay bé như con gái, mảnh khảnh. Thế nhưng đổi lại khuôn mặt của Bắc khá đẹp trai hài hòa. Chính vì khuôn mặt ấy có biết bao nhiêu bạn gái lớp dưới ngày đêm viết thư tay để bày tỏ tình cảm mến thương của mình đối với anh chàng này. Đôi mắt ướt long lanh, to tròn, mi mắt dài đen kết hợp với đôi lông mày đẹp như được vẽ lên vậy. Chiếc mũi cao thanh thoát, miệng cười tỏa nắng với chiếc răng khểnh. Đặc biệt khuôn mặt của anh dài, thanh thoát như một kết thúc hoàn hảo cho khuôn mặt chuẩn V line giống những ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc hay Trung Quốc. Bắc không bao giờ nổi bật vì làn da trắng bởi vì da của anh ấy hơi ngăm đen.
Mỗi ngày đến trường anh luôn chọn cho mình một chiếc áo sơ mi trắng của trường và một chiếc quần jean màu tối. Hắn không hẳn là một học sinh ngoan nhưng vì có phong cách ăn mặc khá thư sinh và lịch sự cho nên Bắc luôn chọn cho mình sơ mi trắng. Kể từ lúc ngồi đằng sau xe của tôi bước xuống, đến cái bước xuống thôi anh cũng tỏ ra là mình lịch thiệp thư sinh, hắt nhẹ mái tóc hoe vàng tự nhiên, khoác ba lô một dây còn dây kia để thõng xuống trông đẹp đến lạ. Kể cả khi đứng chờ người em thân thiết cất xe, Bắc cũng khiến cho những học sinh nữ khác phải ngắm nhìn. Khẽ khàng khoác tay lên vai tôi rồi cùng đi về lớp, tôi thấy anh bạn thân của tôi còn điệu đà hơn cả con gái. Trong học tập anh ấy là người thông minh nhưng lại rất lười học, ngồi trong lớp nghe cô giảng mà mắt Bắc như muốn trùng xuống, chốc chốc anh lại phải cố gắng nâng bờ mi trên không gặp bờ mi dưới, trông đến là buồn cười.
Tôi rât vui vì có một người bạn thân như thế, có lẽ nhiều bạn gái khác phải ghen tị khi tôi suốt ngày trêu đùa và thân thiết với anh ấy. Tuy nhiên ít có ai biết rằng, chúng tôi coi nhau như anh em, như tri kỉ vậy. Trông anh như vậy nhưng sống khá tình nghĩa, anh luôn làm cho tôi vui và chia sẻ những nỗi buồn với tôi mỗi ngày.
Em đã học chung với bạn kim cương mấy năm nhưng bạn ấy không nói nổi 1 câu mình là bạn của bạn...cứ để mình phải mét cô bạn ấy mới chịu nói
Bạn kim cương rất tốt bụng... Giúp mình lật tài liệu mà ko mét cô
Có khi mình ko thuộc bài bạn ấy cho mình ăn copy..., sướng
Bạn ấy còn RỘNG LƯỢNG nữa...lúc mình quên đem áo mưa bạn ấy cho mình đi ướt mình lun... Thương mình lắm
Kính gửi : Các cô chú, các anh chị trong ban tổ chức quỹ học bổng Quãng Ngãi cùng các vị ân nhân tài trợ cho quỹ.
Con tên là Nguyễn Thị Diễm , hiện đang là sinh viên năm 2 khoa sinh học của trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Hôm nay, con viết đơn này mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của quỹ.
Con sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Tháng 3 năm 2012, mẹ con mang bầu bé út nhưng vì sức khỏe quá yếu nên đến tháng 11 năm 2012, bác sĩ quyết định mổ cho mẹ. Ca mổ kết thúc, em bé sống sót nhưng mẹ con lại bị mất máu quá nhiều, mẹ được chuyển xuống bệnh viện Chợ Rẫy với hi vọng sống mong manh. Những chuỗi ngày dài đằng đẵng ở bệnh viện, với kinh phí chữa trị hơn 200 triệu cùng với những cố gắng không ngừng của bác sĩ và gia đình con, nhưng đành bất lực và mẹ con đã ra đi mãi mãi. Mẹ ra đi khi tuổi đời mới bước sang cửa ngỏ bốn mươi, mẹ ra đi để lại một đàn con thơ và một đứa bé mới sinh chưa bao giờ được thấy mặt. Ngoài những nỗi đau không thể nói nên lời vẫn còn đó một khoảng nợ chồng chất khiến gia đình ngày càng khó khăn hơn.
Cả sáu chị em đều đang trong tuổi ăn, tuổi học – cái độ tuổi đáng lẽ không phải lo nghĩ nhiều chỉ chuyên tâm học cho thật tốt để đủ vững vàng bước vào đời, thì giờ đây những điều đó là không thể. Chị hai và con đều đang học cao đẳng và đại học. Mặc dù cả hai chị em ai cũng muốn hoàn thành sự nghiệp học tập đang dở dang, nhưng hoàn cảnh lại đưa đẩy buộc một trong hai chị em phải nghĩ học. Và rồi, chị hai đành tạm gác việc học để cho con có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo. Thương cho chị hai, đã tạm gác việc học nay phải thay mẹ chăm sóc cho các em, phải thức thâu đêm chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho bé út đang còn yếu ớt. Châu - là em gái con, hiện đang học lớp 10, từ ngày mẹ mất đã làm cho em chịu một cú sốc lớn về tinh thần và hơn hết chuyện học hành cũng gặp phải những khó khăn. Ngoài ra, gia đình con vẫn còn ba người em nhỏ. Một em học lớp một, em bé hơn học mẫu giáo và bé út mới sanh. Cả hai bé đều là học sinh giỏi của trường, và đạt rất nhiều giải trong các hội thi. Năm tháng qua, út sống được chính là nhờ những giọt sữa mà hàng xóm cưu mang cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
Ba con từ ngày mất mẹ cứ buồn hoài, nợ nần giờ đây đè nặng lên đôi vai gầy của ba. Ngày đêm ba ra đồng với hi vọng có thể trang trải cho gia đình. Ba bảo: “Con của ba ai cũng phải vào đại học”. Nhưng con biết việc nuôi bọn con ăn học là quá sức đối với ba!
Con muốn được tiếp tục học, con muốn mình trở thành một cô giáo giỏi. Và trên hết con mong sao, mong sao các em con cũng được như con. Được đến trường như chúng bạn, được viết tiếp ước mơ của mình. Không có tiền trang trải cho cuộc sống đắt đỏ nơi thành phố, con đã đi dạy thêm ở ngoài, đi phát tờ rơi để cho ba bớt đi được một phần nỗi lo, nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Con đã cố gắng tiết kiệm đừng đồng lẽ bằng việc ăn mì gói, đôi khi con chỉ mong sao được ăn một bữa cơm với gia đình dù là rau cơm đạm bạc cũng đã đủ lắm rồi, nhưng sống nơi đất khách quê người, con biết ước mơ đó cũng biến thành xa xỉ. CON SẼ KHÔNG BỎ CUỘC, CON HỨA ĐẤY! Giờ đây, con thật sự cần lắm những vòng tay của những nhà hảo tâm, cần lắm sự giúp đỡ của quỹ để con tiếp tục bước đi trên con đường gập ghềnh đầy trắc trở và biến ước mơ của mình thành sự thật.
Con xin chân thành cám ơn!
em thấy người ta ko tiêu hết tiền em giúp đỡ bằng cách tiêu hộ họ