K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018

Trường tôi nằm trên con phố nhỏ của một thành phố nhộn nhịp. Tháng ngày vẫn êm đềm trôi qua với tiếng giảng bài của thầy cô và những trò nghịch ngợm vang trời của lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma...”. Tôi cũng chẳng buồn quan tâm khái niệm “thư viện” làm gì nếu không có chuyện trong một lần thi cuối kỳ cả lớp tôi hầu hết bị điểm kém. Nếu đề bài cứ như mọi khi thì chẳng cần đọc quyển sách nào học sinh chúng tôi cũng đều làm được hết, vì đáp án đã nằm sẵn trong vở rồi, cứ thế mà bê nguyên si. Đằng này, đề bài lại mở rộng, yêu cầu học sinh phải thực sự chịu khó tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề đó thì mới đạt yêu cầu. Chúng tôi ngớ hết cả ra khi đọc đề bài. Cô giáo cũng đã dặn chúng tôi lên thư viện trường đọc thêm sách, nhưng chẳng đứa nào chú tâm đến. Sau lần điểm kém nhớ đời ấy, chúng tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc và học, nhưng biết bắt đầu như thế nào khi chúng tôi chẳng có điểm đến thực sự tạo hào hứng, say mê cho những học trò  hiếu động thích bay bổng, thích mới mẻ và năng động. 

Vừa rồi, gặp lại người bạn cũ về thăm quê, tôi đặc biệt ấn tượng khi nghe bạn ấy kể về thư viện trường của mình. Đó là trường PTTH Nguyễn Thượng Hiền (Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh). Trường có 6 máy vi tính để phục vụ cho tra cứu sách, mỗi năm thường được các tổ chức nước ngoài tặng sách, nên thường xuyên có nhiều sách mới, sách hay cho học sinh tham khảo... Còn trường tôi thì sao? Đã quá quen với ý nghĩ thư viện trường là nơi có cô thủ thư nghiêm khắc với một mớ sách cũ rích, lũ học trò chúng tôi đâm ngại vào thư viện. Bạn nào chăm lắm thì một tuần đến thư viện một lần, chủ yếu đến tìm các tác phẩm văn học, tiểu thuyết kinh điển  khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử. Số đầu sách thì nghèo nàn, ít cập nhật sách mới. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Sách không cần thì nhiều, sách muốn đọc lại không có. Thủ tục mượn sách thì rườm rà. Đứng chờ cả buổi có khi chỉ mượn về được quyển sách giấy đen, mối xông lỗ chỗ. Thường xuyên sẽ phải nghe câu trả lời khô khan của cô thủ thư, nào là “sách bạn khác mượn rồi”, “sách này không có” mặc dù tên sách vẫn có trong các phích mục lục của thư viện. Bàn ghế thì lèo tèo vài cái. Nếu cả lớp chúng tôi mà hứng chí kéo lên thư viện học hết thì chắc chắn phải mang theo ghế mà ngồi. 

Em trai tôi học trường PTCS Quang Trung than thở “Mỗi lớp chỉ có vài bạn được làm thẻ thư viên  thôi”. Em gái tôi học trường Bán công Đống Đa thì bảo “Chưa bao giờ đặt chân vào thư viện trường”. Anh bạn tôi đã tốt nghiệp cấp 3 ở một ngôi trường của Tiền Hải thì thú nhận “Không hề biết thư viện trường mình ở chỗ nào”. Và tôi chắc rằng sẽ còn nhiều bạn nữa cũng chưa bao giờ bước chân vào thư viện trường mình, chưa bao giờ ý thức được việc đến thư viện là một việc quan trọng và cần thiết. Theo cảm nhận của riêng tôi, tuy đã có nhiều thư viện trường học được quan tâm đầu tư, nhưng phần lớn các thư viện trường chỉ là hình thức, cứ mở cửa mỗi sáng rồi đóng cửa mỗi chiều, hầu như chẳng mấy ai ngó ngàng đến.

Học sinh chúng tôi nhiều khi rất thụ động trong việc nghe giảng, thầy cô cứ đọc, học sinh cứ chép. Giá như trong các buổi học, thầy cô giáo nói nhiều hơn về phương pháp học, hướng dẫn cho chúng tôi đọc những quyển sách tốt tại thư viện, rồi vào những buổi học sau cô kiểm tra kết quả của việc đọc đó. Chúng tôi sẽ được thoả sức nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách. Chúng tôi rất muốn được tham dự những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối có chủ đề bàn luận, thuyết trình, kể chuyện về những cuốn sách đã đọc ở thư viện trường. Như thế chúng tôi sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được theo mẹ đi xem triển lãm sách ở thư viện trung ương, được xem triển lãm báo xuân mỗi khi Tết đến. Những quyển sách, tờ báo được trưng bày theo chủ đề đã rất hấp dẫn tôi. Mong rằng trường chúng tôi cũng sẽ tổ chức những buổi trưng bày nhỏ để học sinh được tham gia, được khuyến khích nâng cao tri thức từ sách báo qua cầu nối thư viện trường mình.

Trường chúng tôi, có lẽ nguồn kinh phí dành cho thư viện còn thấp nên cơ sở vật chất, sách báo và cả cán bộ thư viện đều thiếu. Nhưng nhìn sang trường bạn tôi, cũng khó khăn nhưng vì các thầy cô đã vận động học sinh "Góp một cuốn để đọc nhiều cuốn sách" nên các bạn vẫn có sách đọc thường xuyên và càng có ý thức đóng góp cho tủ sách chung đó thêm phong phú. Thực ra chúng tôi cũng thật lắm đòi hỏi trong khi chính mình còn chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Có nhiều bạn được học ở những trường có thư viện tốt nhưng chưa biết khai thác triệt để nguồn sách báo dồi dào. Nếu như chúng tôi có thể được mượn sách một cách nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà thì chắc chắn sẽ rất tích cực vào thư viện. Chúng tôi tìm đến sách và cũng mong được sách tìm đến. Chẳng hạn ở trường có bảng tin, nếu có thông tin sách hay, sách mới trên đó, nhất định chúng tôi sẽ quan tâm ngay. Hoặc thầy cô giáo mỗi ngày nói với học sinh về một cuốn sách, một bài thơ, bài văn ý nghĩa thì chúng tôi chắc sẽ thấy hứng thú hơn để tìm đọc sách. Mấy đứa bạn tôi bảo rằng, giá như thư viện trường mình có nhiều sách truyện hay, nhiều sách hướng dẫn học tốt, sách được đọc thoải mái không cần mất thời gian mượn lâu thì các bạn sẽ lên thư viện đều đều. 

Mong sao chúng tôi sớm có một thư viện luôn tràn ngập ánh sáng, luôn mở rộng cửa đón học sinh với nhiều thân thiện và gần gũi. Các thầy cô hãy cập nhật nhiều sách hơn để chúng tôi được mở mang trí tuệ, được bay đi khắp nơi trên thế giới, đến các vùng đất lạ, học những bài học mới, hái trái thơm của miền rừng núi, được sống nhiều đời sống, được chia sẻ và cảm thông với nhiều số phận. Khi đó nhất định học trò chúng tôi lại càng say mê sách hơn, và thư viện chắc chắn là nơi bước chân đến sẽ chẳng muốn rời.

23 tháng 3 2018

góc thư viện lớp em theo như em nhớ (tại t chỉ học tiểu học mới có thư viện góc lớp thôi, bây h toàn lên thư viện trường đọc :) thì toàn mấy quyển truyện nhảm nhí, tạp nham đủ thứ linh tinh trên đời, có những quyển từ đời tống đời thanh r ko đứa nào đọc đều vứt cả vào đấy!~  muốn tìm 1 quyển nhiều nhiều chữ chút như dế mèn phiêu lưu kí mà cũng mell thấy :) ôi cái thư viện j đâu mà nghèo nàn tả tơi, còn đc xếp ngay cạnh cái thùng rác nó mới phê chứ :v bh nhìn thấy mấy quyển truyện tranh rách bìa hay j đó mà mk nhớ lại thấy cái thư viện đấy nhìn tởm vkl =)))

27 tháng 12 2018

ban minh ko co dua nao them vao thu vien.

het

16 tháng 1 2019

 Thẻ VinID         

SitemapEnglishTìm kiếm

DANH MỤC

TIN TỨCTIỂU HỌC

“EM YÊU THƯ VIỆN TRƯỜNG EM”

Đăng ngày 03/02/2015 04:04

Bài viết chia sẻ về Thư viện trường em của “Phóng viên nhí” Hà Chi, học sinh lớp 4A4, Trường Tiểu học Vinschool

Cuối cùng, ngày mà chúng em mong chờ cũng đã đến: Thư viện của Trường Tiểu học Vinschool đã mở cửa đón chào tất cả chúng em. Sau những giờ học căng thẳng, cả lớp em ai cũng mong đến tiết đọc sách ở thư viện. Thư viện trường em có cái tên rất hay và ý nghĩa, đó là “Thành Phố Tri Thức”.

 IMG_8597.JPG

Trong những ngày đầu tiên mới khai trương Thư viện, chúng em ai cũng háo hức khám phá không gian “còn thơm mùi sách mới”. Nơi đây hứa hẹn sẽ là một không gian học tập thoải mái, kích thích sự sáng tạo. Thư viện trường em nằm ở tầng một của tòa nhà, phía bên ngoài cửa là các giá để giầy dép, phía trên là chiếc biển có in dòng chữ trắng “Library”. Ôi, thư viện mới đẹp làm sao! Phòng đọc sách rộng và thoáng mát, bàn ghế xinh xắn đủ sắc màu với các giá sách có nhiều ngăn chứa đầy những cuốn truyện li kì, thú  vị được sắp xếp gọn gàng theo chủ đề để chúng em dễ dàng tìm được cuốn sách mà mình yêu thích. Trong thư viện có năm chiếc cột lớn vẽ các kỳ quan thế giới như tháp Effel, tháp nghiêng Pisa khiến cho ai cũng ngỡ như mình đang ở châu Âu. Trên tường Thư viện được vẽ rất nhiều hình ảnh các con vật với những hoa lá tạo nên một bức tranh tổng thể trông thật sinh động, nó làm cho thư viện gần gũi, thân thiện với chúng em hơn, giúp cho trí tưởng tượng của chúng em phong phú hơn khi đọc sách.

Khi mới bước chân vào thư viện, em cảm thấy như bước vào một thế giới sách truyện. Nơi đây giống như một kho tàng kiến thức khổng lồ, đem đến cho chúng em muôn vàn kiến thức về vũ trụ, động vật, thực vật. Có đủ loại chủ đề như: sách học tiếng Anh, Toán, Tiếng Việt, truyện tranh Đô-rê-mon, Cô-nan, truyện cổ tích, sách văn học, những câu hỏi “Vì sao?”, Tri thức bách khoa... Trong Thư viện còn có một phòng nhỏ riêng xinh xắn để học sinh có thể vào đó trò chuyện, thảo luận về một cuốn sách hoặc một chủ đề nào đó hoặc giới thiệu một quyển truyện hay cho bạn mà không làm ảnh hưởng đến các độc giả khác.

 IMG_8601.JPG

Cô giáo quản lý thư viện rất xinh và hiền. Cô ân cần chỉ bảo chúng em từng loại sách, hướng dẫn chúng em cách đọc truyện, xếp truyện sao cho cẩn thận, gọn gàng. Cô còn giới thiệu cho chúng em những cuốn truyện, những cuốn sách hay và phù hợp với lứa tuổi học sinh chúng em. Còn nhớ ngày hội Book Fair hồi năm ngoái, chúng em được đóng kịch theo các câu chuyện thật là vui. Đó còn là cơ hội để chúng em am hiểu về sách hơn, thích đọc sách và tìm tòi kiến thức.

Mỗi tuần lớp em có 2 tiết đọc sách ở Thư viện. Chúng em được đọc nhiều cuốn truyện hay của các tác giả nổi tiếng.  Cô Liên, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4 khuyên chúng em nên đọc thật nhiều sách vì “Thế giới sách, truyện là chìa khoá mở ra thành công và còn là vốn từ để viết văn hay”. Mỗi cuốn sách là một trải nghiệm thú vị và còn là hành trang cho chúng em trong con đường học tập của mình. Qua các cuốn sách, em được tìm hiểu thêm rất nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa và cuộc sống con người Việt Nam. Em rất thích Thư viện trường em – nó là thứ không thể thiếu trong ngôi nhà thứ 2 – Trường Tiểu học Vinschool thân yêu của em.

 IMG_8603.JPG

Thư viện cũng chính là nơi để chúng em vừa giải trí vừa được học kiến thức xã hội. Thư viện còn dạy em rất nhiều điều bổ ích khác như: không được xả rác bừa bãi ra trường, lớp hay đường phố mà phải bỏ vào thùng rác, phải tiết kiệm nước vì muốn có nước sạch để dùng phải mất công sức tiền của mới được, không được tham lam,… Những kiến thức mà Thư viện đem lại cho chúng em vô cùng hữu ích. Hy vọng Thư viện sẽ là điểm đến yêu thích của các bạn Vinser. Em mong rằng tất cả các bạn học sinh trong trường cũng được đọc và góp sách, truyện theo phong trào : “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay.” Và lời cuối cùng em muốn nói: “Em yêu Thư viện trường em

bài tham khảo của trường vinschool 

5 tháng 4 2022

ủa sao không tự nghĩ mà viết ? Mà thôi cx đc . =)) mấy cái  [      ] ở trong 2 cái này dừng chép nhớ làm mở bài hoi !

                                                                                                         Bài Làm 

     Mỗi trường học , sẽ có những đặc điểm riêng biệt . Tuy vậy , chắc chắn trường ai cũng sẽ có một thư viên , các bồn hoa , cây , ... Trường em cũng vậy , và trường của em là [ tên trường ] . đây là ngôi trường đã gắn bó với em suốt [ học lớp 5 thì ] 5 năm .

 

23 tháng 3 2022

tham khảo đoạn văn này nhé 

   Ở trường tôi có rất nhiều phòng bộ môn , có phòng nhạc cụ , phòng thưởng họa , phòng giải trí , phòng thư viện , .... Trong đó , em thik nhất là phòng thư viện bởi em rất thích đọc sách . Phòng thư viện của trường em có rất nhiều sách , nhiều truyện , phong phú và đa dạng . Em vốn là người rất thích tìm hiểu sách và truyện nên thường tới thư viện . Thư viện có các giá sách , trên mỗi giá sách lại chia thành từng loại sách , mỗi loại sách lại chia thành những lọa kiến thức khác nhau , góc tri thức , góc cười , góc giải trí . Thư viện là nơi cho em thêm những điều thú vị , cũng là nơi cho em bớt đi những căng thẳng sau giờ học , em rất thích thư viện ở trường em.

đây nhé

CHÚC BẠN HỌC TỐT

30 tháng 3 2018

 Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.

Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.

Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.

Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.

Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.

Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.

Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.

30 tháng 1 2019

em hỏi trên google nhé nhiều đề quá chị ko viết nổi

12 tháng 8 2018

Tham khảo!!!

Ở sân trường em, có rất nhiều cây như cây bưởi, cây roi, cây phượng, cây xoài, cây si........ Nhưng em thích nhất là cây xoài được trồng ở gần cổng trường.

Cây to, sừng sững như người lính canh gác trường em. Rễ cây dài, bám chặt vào lòng đất. Gốc cây phình to, vỏ cây sần sùi có màu nâu, hơi mốc. Thân cây to bằng một vòng tay của em. Cành cây khẳng khiu, vươn dài ra các phía đón nắng mặt trời. Tán lá xum xuê tạo thành bóng mát cho chúng em ngồi chơi. Lá xoài to, dài bằng bàn tay người lớn, mặt trên xanh đậm, mặt sau xanh nhạt, mặt lá nổi rõ từng đường gân. Lá xum xuê, xếp lại thành tán dày khiến ánh nắng lọt qua chỉ còn là màu xanh ngọc bích. Đến mùa, cây xoài như được khoác một chiếc áo mới nhờ sự tô điểm của hoa.

Hoa xoài nhỏ, có màu trắng ngà, đậu thành từng chùm, tỏa mùi thơm ngan ngát khắp sân trường. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua, từng chùm hoa đung đưa theo chiều gió. Thời gian trôi qua thật nhanh, những bông hoa đã bắt đầu kết trái. Lúc đầu, quả xoài chỉ to bằng ngón tay, rồi bằng hạt mít, cứ thế quả lớn dần thêm nữa rồi chín vàng. Nhìn những trái xoài như những quả bóng bay nhỏ xíu treo lửng lẳng trên cây thật thích. Giờ ra chơi, em và các bạn chơi các trò chơi và nô đùa dưới gốc cây. Những chú chim bên công viên cũng bay sang đậu trên cành cây cất tiếng hót líu lo như để hòa cùng với tiếng cười rộn rã của chúng em.
Suốt bốn năm học qua, cây đã chứng kiến những nỗi vui buồn của em và là người bạn thân nhất trong tuổi học trò của em.

Code : Breacker

12 tháng 8 2018

trước cửa lớp mình kg có cây soài nha !!!

CÁCH VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH

09 Tháng Tám 201720744 lượt đọc

Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.

Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.

Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).

Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và 

CÁCH VIẾT BÀI GIỚI THIỆU MỘT CUỐN SÁCH

09 Tháng Tám 201720744 lượt đọc

Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.

Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết "Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.

Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).

Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và 

2 tháng 3 2022

viết hộ tớ với

 

2 tháng 3 2022

lên google là biết