K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

miêu ta ,tự sự, biểu cảm ,thuyết minh ,nghị luận,

hanh chinh công khai

15 tháng 5 2020

Có 6 phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:

- Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Ví dụ:

        “Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

(Tấm Cám)

- Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Ví dụ:

        “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”

(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)

- Biểu cảm: là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Ví dụ: 

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)

- Thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Ví dụ:   

          “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

- Nghị luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Ví dụ:

        “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”

(Tài liệu hướng dẫn đội viên)

- Hành chính – công vụ: là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

Ví dụ: 

            "Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

          Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

Nguồn : gg

23 tháng 11 2017
STT Phương thức biểu đạt Thể hiện qua văn bản
1 Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên

- Bánh chưng bánh giầy

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự tích hồ Gươm

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Treo biển

- Lợn cưới áo mới

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2 Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên

- Vượt thác

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Mưa

3 Biểu cảm

- Buổi học cuối cùng

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Lòng yêu nước

3 Nghị luận - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
5 tháng 4 2021

truyện ngắn

14 tháng 12 2021

Tự sự

k chắc đâu

13 tháng 5 2018

1,Qua văn bản '' Bài học đường đời đầu tiên '' ta rút ra được bài học : không nên kiêu căng tự phụ, hống hách vì vậy có thể gây hại cho người khác khiến bạn ân hận. Sống phải biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác.

2,Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.

3,a,1. Nghệ thuật :

- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lứa kể chuyện

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình & giàu âm điệu kết hợp nhièu phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự và biểu cảm

- Kết cấu đầu cuối tương ứng

2. Ý nghĩa :

- Lượm-một chứ bé hồn nhiên, dũng cảm , hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm & các em bé yêu nước.

*Bài đêm nay Bác không ngủ:

b,1.Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ năm chữ

- Có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện

- Kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm

- Nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

2. Ý nghĩa:

Thể hiện tấm lòng yêu hương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, Tình cảm yêu kính, cảm phục người chiến sĩ đối với lãnh tụ

 4,Phương thức biểu đạt chính là tự sự và miêu tả kết hợp biểu cảm.

5, Ẩn dụ : Giấy đỏ buồn không thắm.

=> Chỉ người viết không hay làm giấy buồn.

- Nhân hóa : giấy đỏ biết buồn như con người,có cảm xúc như con người

- So sánh :Thân em vs chén lúa đòng đòng.

Chúc bạn học tốt.

15 tháng 5 2018

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã nói lên chân thật tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả với cậu bé Lượm nói riêng và các em bé yêu nước khác nói chung.

p/s tham khảo

chúc bn hk tốt

1 tháng 5 2021

Phương thức biểu đạt:

Cô Tô: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm (PTBĐ chính : Miêu tả)

Cây tre VN: Miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm (PTBĐ chính : Miêu tả) 

19 tháng 8 2021

Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " là tự sự và biểu cảm.