Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Giúp cơ thể vận động |
Hệ tiêu hóa | Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá | Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng |
Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch | Tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô ; Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào |
Hệ hô hấp | Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi | Giúp cơ thể trao đổi khí (02 và C02) |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái | -Lọc máu. -Bài tiết nước tiểu. Duy trì tính ổn định của môi trường trong. |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh | Điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh. |
Bạn tham khảo nhé !
* Tuyến yên :
- Vị trí : Nằm ở nề sọ.
- Chức năng : Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn.
* Tuyến giáp :
- Vị trí : Nằm dưới sụn giáp, trước khí quản.
- Chức năng : Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.
* Tuyến tụy :
- Vị trí : Nằm ở ổ bụng.
- Chức năng :
+ Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng : giúp biến đổi thức ăn trong ruột non ( chức năng ngoại tiết )
+ Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy : tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu ( chức năng nội tiết )
* Tuyến trên thận :
- Vị trí : Nằm ở đầu trước hai quả thận.
- Chức năng :
+ Phần vỏ tiết ra hoocmon có vai trò:
- Điều hòa các muối natri và kali trong máu.
- Điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).
- Điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam.
+ Phần tủy tiết 2 loại hoocmon là ađrênalin và norađrênalin có vai trò:
- Gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quản.
- Góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
* Tuyến sinh dục :
- Vị trí :
+ Ở nam là nằm ở tinh hoàn.
+ Ở nữ là nằm ở buồng trứng.
- Chức năng :
+ Chức năng của tinh hoàn :
Tạo tinh trùng.
Tiết hoocmon sinh dục nam ( testôstêrôn )
+ Chức năng của buồng trứng :
Sinh ra trứng.
Tiết hoocmon sinh dục nữ ( ơstrôgen )
Câu 5: Hô hấp có vai trò gì?Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng?
TK
Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.
Tham khảo
Hô hấp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Đó là quá trình cung cấp khí oxi cho tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể. Hoạt động hô hấp cung cấp oxi vào cơ thể, giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho cơ thể sống.
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-cac-co-quan-trong-he-ho-hap-va-chuc-nang-cua-chung-faq366548.html
Hệ tuần hoàn gồm có : tim và hệ mạch.
Chức năng: vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.
Hệ tuần hoàn gồm: hệ tim và hệ mạch
Chức năng: vận chuyển chất dinh dưỡng,oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.
Đáp án A
Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.
Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.
Hệ xương:
Hệ thống xương có chức năng tạo hình và nâng đỡ. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp con người có tư thế đứng thẳng.
Hệ cơ bắp:
Hệ cơ bắp có 4 chức năng chính là chuyển động, sinh nhiệt, giữ ổn định tư thế và tuần hoàn máu, bạch huyết.
Nhiệt sản xuất từ các hoạt động của cơ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đó là một trong hững lý do chúng ta run lên khi chúng ta đang lạnh. Cơ bắp cũng có dây thần kinh đặc biệt, gọi là proprioceptors giúp não bộ theo dõi các nơi, mà các bộ phận trên cơ thể của chúng ta có sự kết nối lẫn nhau. Chất proprioceptors cho phép chúng ta nghiêng đầu, nghiêng người mà không ngã, ngay cả khi bạn đang nhắm mắt. Hệ thần kinh: Hệ thần kinh là cơ quan phụ trách và kiểm soát mọi hoạt động chức năng của cơ thể, có cấu tạo tiến hoá nhất và cao cấp nhất, có thể phản ánh một cách tinh tế và đáp ứng thích hợp nhất đối với mọi kích thích bên ngoài hoặc những biến đổi của môi trường bên trong bằng đường dịch thể (máu, bạch huyết, dịch gian bào). Hệ thống thần kinh chứa bộ não, tủy sống là nơi xuất phát của những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với não, dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh (thần kinh sọ và thần gai) hình thành hệ thần kinh ngoại vi. Ở hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh ngoại vi đều có tổ chức của thần kinh động vật và thần kinh thực vật.Hệ thống tim mạch: