K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2017

Ngày đó nước ta có tên là Văn Lang, đang dưới quyền trị vì của Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Phù Đổng, tức làng Gióng, có hai ông bà đã già mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà vợ ra đồng sớm, thấy trên mặt đất có nhiều vết chân lớn, bèn ướm thử bàn chân mình lên. về nhà, bà thụ thai.

Bà lão mừng lắm, nhưng mong đợi mãi đến mười hai tháng bà mới sinh ra một đứa con trai. Đứa bé mặt mũi rất khôi ngô, có điều là cho đến ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đó.

Năm ấy, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng cướp bóc, chém giết, làm cho dân ta rất điêu đứng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi trong nước, rao truyền tin tìm người giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả của vua đến làng Phù Đổng, đứa bé đang nằm bỗng dưng lên tiếng:“Mẹ cà, mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Người mẹ kinh ngạc quá, liền làm theo. Đứa bế nói với sứ giả: “Ngài về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan giặc”. Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày, đêm làm gấp các thứ chú bé đã dặn.

Sau lúc gặp sứ giả, chú bé làng Phù Đổng bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ không đủ nuôi chú bé ăn. Dân làng rủ nhau góp thêm thóc gạo để nuôi chú bé.

Lúc ấy, quân giặc đã tiến vào tận chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy hiểm. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Phù Đổng. Vừa nhìn thấy các thứ đó, chú bé liền vươn vai một cái, biến ngay thành một tráng sĩ khổng lồ trông lẫm liệt như người nhà trời. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa tung vó lao như bay về phía quân giặc. Tráng sĩ vung roi quật tới tấp, giặc chết như rạ. Ngựa sắt vừa phi vừa phun lửa, thiêu cháy từng lớp quân giặc. Giặc đông quá, tráng sĩ vung roi không ngừng. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn giơ tay nhổ lấy những bụi tre bên đường, cứ nguyên cả bụi mà quật vào giặc. Giặc tan vỡ, rút chạy tán loạn.

Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đây thấy giặc đã tan, tráng sĩ dừng lại, cho ngựa chậm rãi đi lên núi. Tráng sĩ cởi áo giáp, bỏ lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Nhà vua nhớ ơn người có công lớn đánh giặc cứu nước, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, nghĩa là vua trời làng Phù Đổng, và lập đền thờ tại quê mẹ của người. Dân chúng thì gọi tráng sĩ theo cách giản dị là Thánh Gióng.

Con đường Thánh Gióng ngày xưa đi đánh giặc ngang qua huyện Gia Bình này, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà ở đây bây giờ có màu vàng óng là vì xưa kia đã bị lửa của ngựa sắt đốt cháy. Làng này vẫn giữ lại tên cũ là làng Cháy.

#Nguồn: http://lamvan.net/bai-van-hay-ke-ve-thanh-giong-theo-loi-ke-cua-mot-ba-lao-4-993.html

Ngày đó nước ta có tên là Văn Lang, đang dưới quyền trị vì của Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Phù Đổng, tức làng Gióng, có hai ông bà đã già mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà vợ ra đồng sớm, thấy trên mặt đất có nhiều vết chân lớn, bèn ướm thử bàn chân mình lên. về nhà, bà thụ thai.

Bà lão mừng lắm, nhưng mong đợi mãi đến mười hai tháng bà mới sinh ra một đứa con trai. Đứa bé mặt mũi rất khôi ngô, có điều là cho đến ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đó.

Năm ấy, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng cướp bóc, chém giết, làm cho dân ta rất điêu đứng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi trong nước, rao truyền tin tìm người giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả của vua đến làng Phù Đổng, đứa bé đang nằm bỗng dưng lên tiếng:“Mẹ cà, mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Người mẹ kinh ngạc quá, liền làm theo. Đứa bế nói với sứ giả: “Ngài về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan giặc”. Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày, đêm làm gấp các thứ chú bé đã dặn.

Sau lúc gặp sứ giả, chú bé làng Phù Đổng bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ không đủ nuôi chú bé ăn. Dân làng rủ nhau góp thêm thóc gạo để nuôi chú bé.

Lúc ấy, quân giặc đã tiến vào tận chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy hiểm. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Phù Đổng. Vừa nhìn thấy các thứ đó, chú bé liền vươn vai một cái, biến ngay thành một tráng sĩ khổng lồ trông lẫm liệt như người nhà trời. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa tung vó lao như bay về phía quân giặc. Tráng sĩ vung roi quật tới tấp, giặc chết như rạ. Ngựa sắt vừa phi vừa phun lửa, thiêu cháy từng lớp quân giặc. Giặc đông quá, tráng sĩ vung roi không ngừng. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn giơ tay nhổ lấy những bụi tre bên đường, cứ nguyên cả bụi mà quật vào giặc. Giặc tan vỡ, rút chạy tán loạn.

Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đây thấy giặc đã tan, tráng sĩ dừng lại, cho ngựa chậm rãi đi lên núi. Tráng sĩ cởi áo giáp, bỏ lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Nhà vua nhớ ơn người có công lớn đánh giặc cứu nước, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, nghĩa là vua trời làng Phù Đổng, và lập đền thờ tại quê mẹ của người. Dân chúng thì gọi tráng sĩ theo cách giản dị là Thánh Gióng.

Con đường Thánh Gióng ngày xưa đi đánh giặc ngang qua huyện Gia Bình này, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà ở đây bây giờ có màu vàng óng là vì xưa kia đã bị lửa của ngựa sắt đốt cháy. Làng này vẫn giữ lại tên cũ là làng Cháy.

tk m nhé