Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo quan điểm của văn hóa Trung Hoa bấy giờ: Bánh chưng tết hình vuông sẽ tượng trưng cho mặt đất còn bánh dày hình tròn là tượng trưng cho mặt trời. Dân tộc Việt Nam ta trước đây là văn hóa lúa nước phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều. Chính vì thế bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ cúng từ rất lâu, thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa gió thuận hòa để mùa màng bội thu mang lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó làm bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của những người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu cha mẹ cũng từ đây mà có.
Không biết tự bao giờ trầu cau đã đi vào tâm thức người Việt Nam trở nên thật gần gũi. Nhắc tới trầu cau ta thường liên tưởng tới tục ăn trầu. Vậy tục ăn trầu có từ bao giờ và trầu cau mang những ý nghĩa gì trong văn hoá người Việt Nam xưa và nay ?
Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng: sự tích trầu cau là một câu truyện bi ai thấm đượm nghĩa tình.
Trầu cau quen thuộc là vậy nhưng không hẳn ai cũng biết “ăn trầu thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm” những vật dụng cho việc ăn trầu là cơi trâu gắn liền với câu (đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu) là dao bổ cau được gắn với câu (mắt sắc dao cau) là bình vôi, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng trầu trong những tráp trầu,khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Cách têm trầu được mô tả qua câu: trong trắng ngoài xanh ở giữa đóng đanh hai đầu trống hổng. Khi nhai một miêng trầu chúng ta sẽ cảm nhận được vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, hơi ngòn ngọt của cau, đắng của thuốc lào và bùi bùi của rễ chay. Tất cả hoà quyện như nhưng hương vị của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nhiều nơi ăn trầu thì thuốc lào và rễ chay được thay thế bởi những thứ khác.
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Trước tiên, miếng trầu thắm têm vôi nồng, vỏ chay, cùng cau bổ tám bổ tư luôn là sự bắt đầu, khơi mở tình cảm, bởi thế có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu đã làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi cởi mở với nhau hơn.
Với các nam nữ thanh niên xưa thì trầu cau còn là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Mượn câu hát mời trầu để bày tỏ lòng mình. Bên cạnh “vôi nồng”, “miếng trầu cánh phượng”, “cau bổ bốn bổ ba” là những “trầu giải yếm giải khăn”, “trầu nhân trầu ngãi” để rồi “trầu mình lấy ta”.trầu cau là thứ sính lễ không thể thiếu trong mỗi đám hỏi ở Việt Nam “trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.
Không những xuất hiện trong cưới hỏi, trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, xuân đến, tết về, trầu cau còn được sử dụng làm quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: “kiếm một cơi trầu sang biếu cụ, xin đôi câu đối để mừng ông”. Hơn thế trầu cau còn là đồ cúng giỗ, dân gian có câu “sửa cơi trầư đĩa hoa dâng cụ” để tưởng nhớ tổ tiên, ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của các bậc tiền nhân. Như thế đủ để biết trầu cau gắn liền với đời sống người dân như thế nào.
Trầu cau dùng tiếp khách hàng ngày như bát chè xanh,như điếu thuốc lào. Đồng thời ăn trầu còn gắn liền với phong tục nhuộm răng đen,một thời là vẻ đẹp hồn hậu chất phác mang đậm vẻ Á Đông của người phụ nữ nơi các làng quê Viêt Nam. Tục ăn trầu không chỉ tồn tại ở Viêt Nam mà còn có ở rất nhiều nước như: Malayxia, Philipin, Đài Loan… Đặc biệt sớm nhất ở Ấn Độ.
Như vậy, mặc dù trải qua thời gian khá dài nhưng tục ăn trầu ở Việt Nam nói riêng và ở các nước nói chung vẫn được duy trì. Chúng ta tin rằng trong tương lai tục ăn trầu vẫn tồn tại và mãi là nét văn hoá đẹp.
Tham khảo:
Theo truyền thuyết và thư tịch cổ, tục ăn trầu ở Việt Nam đã có từ thời các vua Hùng dựng nước. Trải qua bao biến đổi của đời sống xã hội, tục ăn trầu và mời trầu vẫn là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ trong đời sống của người Việt, tồn tại cho đến ngày nay trong xã hội nông thôn và đã được biểu trưng hóa qua các nghi lễ tâm linh.
Ăn trầu không chỉ là phong tục chỉ có ở người Việt mà còn xuất hiện khá phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Trung Á, Đông Nam Á và một số quần đảo trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ngôn ngữ của trầu cau ở mỗi dân tộc có sự khác nhau. Ở người Việt, miếng trầu biểu trưng cho lối ứng xử giao tiếp giữa các mối quan hệ trong đời sống xã hội, là phương tiện biểu lộ tình cảm con người với nhau. Qua miếng trầu và cách mời trầu, người xưa đã gửi gắm các cung bậc tình cảm: Yêu hay ghét, xã giao hay chân tình….một cách tế nhị:
Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Miếng trầu cũng là ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật nhận lời hay chối từ trong tình cảm nam nữ:
Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn
Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Thông thường miếng trầu bao gồm lá trầu xanh têm sẵn, trong quệt chút vôi trắng, kèm theo một miếng cau vàng. Tuy theo sở thích, người ta còn có thể kết hợp trầu cau với vỏ chay, vỏ quế và thuốc lào. Sự kết hợp hoàn hảo này đã đưa đến cho người ăn một cảm giác đặc biệt: Đó là vị ngọt của cau; cay, thơm của tinh dầu từ là trầu; chát của hạt và vỏ… Sự hòa quyện đó làm cho cơ thể con người ấm lên bởi sinh khí từ vôi và cảm giác hơi chếnh choáng men say được tạo ra từ chất arécoline trong hạt cau.
Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, ăn trầu còn có tác dụng làm đẹp. Chất polyphenol trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, chất arécoline trong hạt cau bị chất vôi trung hòa, làm cho miếng trầu có sắc đỏ tươi giúp người ăn thắm đôi môi, hồng đôi má và long lanh đôi mắt… Kích thích hệ tuần hoàn và hệ thần kinh, giúp con người tăng cường sinh lực và câu chuyện tâm tình cũng vì thế mà thêm cởi mở.
Trong đời sống hàng ngày, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, biểu hiện mối giao cảm tâm tình của con người. Trầu được dùng mời khách đến chơi nhà, làm quen với nhau nơi hội hè, đình đám:
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào.
Trầu cau gắn bó với người Việt đến mức nó đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh như: Lễ tế Trời Đất, lễ Phật, lễ thánh, thần, lễ gia tiên… Trong đời sống xã hội của cư dân nông nghiệp xưa, cau trầu xuất hiện trong mọi hoàn cảnh lễ nghi đời thường như: Cưới xin, ma chay, khao vọng… Người dân “có việc” muốn trình quan nhất thiết phải có cơi trầu, trong nhà có tang trình báo với làng để lo tang lễ hoặc cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái, báo hỷ với họ hàng, làng xóm, bạn bè cũng bắt đầu từ cơi trầu. Đặc biệt, trai gái nên duyên cũng bắt đầu từ “ngôn ngữ” trầu cau; nhận trầu cũng có nghĩa là nhận lời cầu hôn, bởi “miếng trầu nên dâu nhà người”.
Ăn trầu rất phổ biến trong cuộc sống của người Việt và tục mời trầu đã là đặc trưng trong cách ứng xử lịch sự, thâm thúy và “siêu ngôn ngữ” của người Việt truyền thống, biểu trưng cho triết lý “mở” của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Tục ăn trầu, mời trầu của người Việt đã trở thành nét văn hóa độc đáo, tồn tại xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù vẫn giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ truyền thống nhưng tục ăn trầu và mời trầu đang dần mai một trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, ký ức về một lối sống “mở” vẫn còn đọng lại trong tiềm thức của nhiều thế hệ. Từ sưu tập dụng cụ ăn trầu cùng với nó là văn hóa trầu cau đang được lưu giữ và trưng bày tại các bảo tàng trong cả nước… một phần tính cách dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc đã được bộc lộ. Qua đó chúng ta càng thêm yêu quý, trân trọng những di sản văn hóa bình dị nhưng đã làm nên tâm hồn, cốt cách Việt Nam.
1. Mở bài
Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.
2. Thân bài
– Nguồn gốc bánh chưng
Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.
– Ý nghĩa của loại bánh này
Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.
– Cách làm thế nào
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh
+ Gạo nếp ngon
+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
Thực hiện:
+ Công đoạn gói bánh
+ Công đoạn luộc bánh
+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.
Bánh chưng dùng làm gì ?
+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.
+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.
+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.
– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng
3. Kết bài
Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.
Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến chì bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh được làm theo lời mộng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ bèn hỏi, thì được Lang Liêu đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.
Cách thức làm bánh rất đơn giản. Cũng theo truyền thuyết kể lại thì cách làm bánh ngày nay không khác so với lời báo mộng của thần cho Lang Liêu cũng như cách làm bánh của vị lang nặng tình với nhân dân là mấy. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa: vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Cầu kì hơn còn có gia đình phải chọn bằng được nếp cái hoa vàng hay nếp nương. Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ (ba dọi) vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hâp cho mềm trước khi gói.
Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rủa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 cm đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lí rồi trải lá dong, lá chít trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dầy tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tương trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, cũng theo những học giả trên là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Bánh thường được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Thiếu bánh chưng, bánh dầy ắt không thành cái Tết hoàn chỉnh: "Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ". Hơn thế, gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết, ngày giỗ Tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.
1. Mở bài
Giới thiệu tên, địa danh, thời gian mà lễ hội diễn ra.
2. Thân bài
- Điểm độc đáo của lễ hội là gì? (Ví dụ: lễ hội chợ Viềng (Nam Định), mỗi năm chỉ họp một phiên, ...)
- Giới thiệu cụ thể về lễ hội:
+ Nguồn gốc của lễ hội (gắn với những sự tích hay sự kiện gì đặc biệt.)
+ Miêu tả tóm tắt những nghi thức và các trò chơi có tính truyền thống trong lễ hội. Chú ý nêu những ý nghĩa của các nghi thức trong xã hội.
+ Nét đặc trưng của lễ hội này (để phân biệt với các lễ hội khác) là ở những điểm gì?
+ Lễ hội trong thời đại đã có những thay đổi gì ra sao?
+ Lễ hội trong con mắt du khách, ...
3. Kết bài
Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội văn hoá ấy, ...
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.
Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn, người người hối hả tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm, chan hòa tươi vui. Và hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nhớ đến ngay khi nghĩ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bếp lửa bập bùng.
Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành phong tục của người Việt mỗi độ xuân về. Được ví như linh hồn của ngày tết, nồi bánh chưng là hình ảnh không thể thiếu của ngày tết quê hương. Được ra đời theo sự giải thích của sự tích bánh chưng bánh giầy của người dân Việt, gói bánh chưng ngày tết đã trở thành phong tục của người Việt từ bao đời. Theo sự tích này, tục gói bánh chưng bánh giầy bắt đầu có ở nước ta từ thời vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với hơn 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm nô dịch phương Tây, gói bánh chưng ngày tết vẫn giữ vẹn nguyên giá trị, trở thành truyền thống của người dân Việt. Trong sự tích trên, bánh chưng bánh giầy được một vị hoàng tử tên là Lang Liêu làm ra để dâng lên vua cha vào ngày lễ cúng tổ tiên. Và vì thế, chàng đã được vua cha nhường ngôi. Kể từ đó, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng đã khiến nó trở thành một món ăn quý. Với hương thơm cùng vị ngon của nó, nó vẫn xứng đáng là món ăn phù hợp với thờ cúng tổ tiên.
Người Việt Nam chúng ta chuộng đạo Phật, những người không theo đạo phật vẫn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bởi vì thế, mà ngày tết, mâm cơm thờ cúng luôn được các gia đình chs trọng. Chiếc bánh chưng đặt lên mâm thờ phải đẹp phải ngon, đúng với ý nghĩa của chiếc bánh chưng vào dịp Tết. Chính vậy, phong tục gói bánh chưng vẫn cứ mãi trường tồn cùng năm tháng. Ngày cận kề xuân sang, người người nhà nhà đua nhau gói bánh chưng khiến không khí càng thêm đầm ấm vui vẻ. Con cái ở xa về đoàn tụ với gia đình, những người chồng, người vợ tha hương cũng trở về với căn nhà ấm áp để đón xuân. Cả nhà quây quần dưới mảnh chiếu trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, nêm muối để chuẩn bị gói bánh. Các bà các mẹ khéo tay gói từng chiếc bánh một cách cẩn thận, bọn trẻ con cười đùa nhóng nhẽo thấy hay cũng chạy lại đòi gói đòi nêm. Không khí rộn ràng vui tươi càng làm mọi người thêm ấm áp. Cái không khí ấy, một đời người không sao quên được. Những ai xa quê không thể trở về với mái nhà mẹ già đang ngóng, con nhỏ đang trông thật sự thèm lắm cái không khí ấy. Thông thường, mọi người sẽ gói bánh gần ngày 30 Tết, thường là trước ngày 30 Tết một ngày. Mục đích là bởi để đêm ngày 30 Tết sẵn sàng có chiếc bánh chưng thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên. Những nồi bánh chưng to, khói bốc nghi ngút luôn hấp dẫn mấy đứa trẻ con trong nhà. Chúng háo hức được nhín thấy những chiếc bánh mà hổi chiều mẹ gói, có khi muốn nếm thứ chiếc bánh nhỏ xinh méo mó mà là chiếc bánh chưng đầu tay của chúng nó. Nên, chúng luôn được giao nhiệm vụ trông nồi bánh chưng. Nồi bánh chưng được đun bằng củi, lúc nào cũng phải đảm bảo lượng lửa liu riu, chỉ cần mất tập trung, bánh nấu xong sẽ không ngon. Những gương mặt nhỏ xinh hồn nhiên, ánh mắt sáng bừng vì có ánh lửa chiếu vào, không ai có thể không yêu những ánh mắt ngây thơ ấy. Nồi bánh chưng là một điểm sáng của ngày tết, là linh hồn của ngày tết. Thiếu đi những nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa, tết sẽ mất đi hương vị của nó.
Ngày nay, với guồng quay công việc tất bật và bận rộn, nhiều gia đình đã không thể có những nồi bánh chưng, những không khí ấm áp quanh chiếc chiếu bánh chưng ngày cuối năm. Không khí tết cũng ngày càng nhạt dần vì lý do đó. Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí tết phần nào đã trở về với từng góc nhà ngõ nhỏ. Có thể thấy, dù trải qua bao thanwng trầm, ba sự đổi mới, phong tục gói bánh chưng vẫn là phong tục đẹp đẽ, với ý nghĩa nhân văn, và là hơi thở của ngày Tết quê hương.
cảm ơn nhé