Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.
Tham khảo
Lê Văn Tám là một thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
tham khảo
Lượm là nhân vật trong thơ của nhà thơ Tố Hữu, là một tấm gương thiếu niên dũng cảm. Cũng có một tấm gương thiếu niên dũng cảm trong lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản với câu chuyện bóp nát quả cam, dù tuổi đời còn trẻ nhưng nguyện đánh giặc bảo vệ nước nhà.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Em rất từ hào và cảm phục trước tinh thần chiến đấu bất khuất của anh Kim Đồng.
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết là : Hồ Gươm , Lăng Bác , đền ngọc sơn , hoàng thành thăng long, hồ tây ,chùa trần quốc ,...
Em sẽ làm những điều sau để bảo vệ , giữ gìn danh lam thắng cảnh đó là :
+ Không nên vứt rác bừa bãi .
+ Không hút thuốc ở các nơi công cộng .
+ Đi thăm quan , tìm hiểu các di tích lịch sử .
+ Báo cáo với bảo vệ khi thấy người ăn cắp cổ vật .
Ngày xưa, ở một ngôi làng nó có người con gái xinh, nết na, chăm chỉ tên là Tấm. Mẹ cô mất sớm, cha có lấy vợ hai sau đó người cha cũng mất. Cô phải ở cùng với dì ghẻ
BN THAM KHẢO
Ví dụ: Mở đầu của truyện Thánh Gióng kể bằng lời kể của em:
Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, người vợ đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, người vợ bèn đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai
Em tham khảo bài chị tự viết nhé:
Chắc hẳn, nhiều bạn sẽ thắc mắc về nguồn gốc của bánh chưng và bánh giày nhỉ? Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về hành trình mà vợ chồng tôi tạo ra nó
Thân bài em tự làm nhé
Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh vốn là thái tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên trên trời, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Mãi sau khi cha Thạch Sanh qua đời từ thì chàng được sinh ra. Sau khi mẹ mất, Thạch Sanh sống một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.
Tham khảo dàn ý nha em:
I. Mở bài
- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.
II. Thân bài
1. Lịch sử hình thành
- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.
2. Đặc điểm
- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.
- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.
- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.
- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.
- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.
- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.
- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.
- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.
3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích
- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.
- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.
Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.
"Chẳng phải liu điu cũng giống nhà..."
Nhắc đến bài thơ "Rắn đầu biếng học" chắc hẳn ai cũng nhớ ngay đến Lê Quý Đôn - nhà bác học tài danh nổi tiếng thông minh, lém lỉnh từ nhỏ. Không chỉ vậy, Lê Quý Đôn còn có trí nhớ rất phi thường.
Thuở hàn vi, có lần Lê Quý Đôn không mang đủ tiền trả cho nhà hàng mà ông ăn nghỉ trên đường đi. ông phải ghi vào sổ nợ của người ta. Nhân vì tò mò, Lê Quý Đôn liếc qua họ tên và những khoản nợ của những khách ăn chịu chưa trả tiền.
Ít lâu sau, có việc đi qua đường ấy, Lê Quý Đôn ghé lại nhà hàng cũ để nghỉ chân và trả tiền thì thấy quán hàng cũ đã cháy trụi. Bấy giờ chủ quán đang ngồi trong túp lều mới dựng tạm bên cạnh, trông thấy Lê Quý Đôn liền mếu máo nói: "Cậu ơi! Nhà cửa cháy sạch rồi. Cả quyển sổ nợ cậu xem mấy hôm trước cũng không còn nữa, bây giờ tôi biết căn cứ vào đâu mà đòi nợ?". Lê Quý Đôn mỉm cười bảo chủ quán lấy giấy bút ra. Trước đôi mắt kinh ngạc của vị chủ quán, ông ghi lại đầy đủ, không sót một ai, tên họ của những người ăn chịu cùng các khoản tiền nợ. Nhờ thế, chủ quán cứ theo danh sách mà thu đủ số tiền nợ.
Không lâu sau đó, Lê Quý Đôn đỗ Bảng nhãn. Ông cùng một số tân khoa khác được một người tên là Lê Hữu Kiều mời về chơi nhà mình. Đầu làng có một cái cầu đá đẹp nổi tiếng, cạnh cầu có tấm bia khắc bài thơ thất ngôn bát cú. Đi qua cầu, ai cũng có ý đi chầm chậm để kịp nhìn bài thơ trên bia đá. Chủ nhà thấy vậy chỉ tủm tỉm cười. Đến khi vào nhà, trong bữa tiệc vui vẻ, Lê Hữu Kiều nói về chiếc cầu đá và hỏi các chàng tân khoa xem có ai nhớ được bài thơ trên tấm bia không. Cũng có vài người nhớ được nhưng cũng chỉ nhớ lõm bõm được một hai câu đầu và câu kết. Riêng chàng bảng nhãn Lê Quý Đôn thì đọc lại đầy đủ cả bài thơ không sót một chữ nào. Cả bàn tiệc từ chủ đến khách ai cũng phải thán phục cái trí nhớ hết sức kì diệu của Lê Quý Đôn.
Sau đó, vị chủ nhà hóm hỉnh đã quyết định gả con gái cho chàng bảng nhãn họ Lê. Bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ, thì ra đây không phải là trò đánh đố chữ thông thường, mà chính là một cách thử tài để kén rể của ông.
Có lần được hỏi về trí nhớ siêu phàm của mình, Lê Quý Đôn đã mang ra rất nhiều những chiếc túi mà ông gọi là "túi gấm". Trong túi gấm chứa những tờ giấy ông ghi chép về mọi điều xung quanh. Mỗi túi là một vấn đề, một đối tượng... Trong quá trình sàng lọc thông tin để ghi chép lại, ông đã nhớ được mọi điều. Khi quên hay cần đến thông tin chính xác, ông lại giở túi gấm ra. Việc ghi chép, phân loại túi gấm đã giúp Lê Quý Đôn rèn luyện cách ghi nhớ rất nhanh sự việc.
Như thế, trí nhớ kì diệu của Lê Quý Đôn không phải tự nhiên mà có. Phần lớn là nhờ ông thường xuyên trau dồi rèn luyện. Vậy mới biết, thiên tài đến chín mươi chín phần trăm là do khổ công mà thành.