K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

TL:

Nếu như những câu ca dao là tiếng ca, lời hát than thân hay là nỗi lòng ản chứa biết bao những cung bậc của tình cảm của người xưa. Thì ở những câu tục ngữ lại thể hiện được trí tuệ của người xưa. Những câu tục những thường đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống sản xuất của chính họ. Và người xưa đã hun đúc lên thành câu tục ngữ như muốn nhắn lại, nói lại với con cháu đời sau. Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm hay trong trồng trọt không thể không nói đến câu “Khoai đất lạ mạ đất quen”.

Câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” tuy thật ngắn gọn những cũng đã thể hiện được rất nhiều kinh nghiệm trồng trọt trong đó. Và những kinh nghiệm này cũng rất quan trọng nhất là đối với nước ta – một nước thuần nông. Câu tực ngữ như nói được rằng đây cũng chính là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa. Kinh nghiệm này như trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì dường như câu nói cũng không có nghĩa là người ta nhất thiết phải cố gắng như để có thể mà tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy mà thôi. Nhưng lưu ý đó chính là thửa đất đó cũng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, người dân cũng phải trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác vụ khác. Và có làm như vậy thì năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn, đời sống cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn rấ nhiều. Còn đói với bà con khi mà gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt tươi không cần phải mất côn chăm nhiều, khi mà mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy ở ngoài đồng vụ này qua vụ khác cứ thế tiếp diễn.

Như chũng ta cũng đã biết được rằng nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, thuần nông. Dường như chính trong câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” cũng như đã cho ta được phân tách hai lớp nghĩa nó được thông qua cho ta về kinh nghiệm canh tác của ông cha ta từ bao lâu đời nay. Nói rõ hơn ta như thấy được rằng ở vế thứ nhất là “Khoai đất lạ” chúng ta hiểu rằng là loại củ quả được trồng ở nơi mảnh đất mới, hay cha ông ta gọi là “đất lạ” thì nó nhiều củ nên thường được trồng ở nơi “Ruộng lạ” chính là trồng đổi vụ sẽ cho ra nhiều củ to và thơm ngon. Nếu như mảnh đất đó cứ mãi chỉ trồng khoai không thì sẽ rất kém năng suất do đặc tính của cây khoai là như vậy.

Còn ở vế thứ 2 ta như nhận thấy được là “mạ đất quen” thì được trồng ở nơi đất ruộng quen thì lúc nào nó cũng xanh tốt trồng ở “Ruộng quen”. Ta cũng hiểu được ruộng quen mà người xưa muốn nói ở đây, theo như quán tính là ruộng không đổi vụ, quanh năm người nông chỉ việc gieo mạ khi đến mùa vụ mà thôi. Và nếu người nông dân gieo cây đúng mùa vụ, đồng thời cũng như biết được đặc tính của cây thì năng xuất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa vụ bội thu hơn bao giờ hết, cuộc sống lúc nào cũng đủ đầy nên họ cũng đã truyền tai nhau để biết được những kinh nghiệm hay này.

Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” cũng như đã cho ta sự đối lập giữa hai cách trồng trọt của khoai với mạ. Đồng thời cũng cho ta thấy được câu này thì có nghĩa là khoai thì ưa đất lạ thì mới tốt, đồng thời ta như thấy được mạ thì ưa đất quen thì nó mới tốt. Hơn hết đó cũng chính là kinh nghiệm quý báu cho việc canh tác, trồng trọt của ông ta xưa cho việc phát triển kinh tế, nhu cầu cuộc sống bản thân đó,

Cũng có thể nói là “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” mà cũng không sai được, thế nhưng trong cuộc sống hiện đại việc trồng trọt canh tác trở nên đổi mới với các thiết bị hiện đại tiên có thể cho năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao cho người nông dân phát triển mạnh cho nền kinh tế nước nhà hơn nữa.

Câu tục ngữ cho ta hiểu cái nhìn tinh tế của ông trong những nghiệm quý báu trong việc lao động canh tác sản xuất để đạt người nông những hiệu tăng năng suất cao.Thể hiện tâm huyết của người nông dân trông công việc trồng cấy chăn nuôi của mình.

Câu tục ngữ đặc sắc “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” đã chính bằng lối nói ngắn gọn dễ hiểu, giàu hình ảnh về kinh nghiệm lao động sản xuất. Hơn nữa như cũng đã chỉ ra những cách nhìn nhận chính xác ông cha ta giúp cho người dân hiểu năng suất canh tác để đạt hiệu quả sản xuất cao giúp mùa màng bội thu nhất.

^YHGFGHJ

-Khoai đất lạ” được hiểu rằng khi các loại rau củ quả được trồng ở những nơi đất mới, ruộng mới sẽ bội thu hơn, nên nhân dân ta thường áp dụng kinh nghiệm này để đổi vụ.

-Mạ đất quen” là do đặc tính cây lúa nếu được trồng quanh năm ở nơi đất quen sẽ phát triển tốt hơn, người nông dân cần gieo đúng mùa vụ và nắm được đặc tính cây lúa, sẽ chăm sóc tốt và bội thu hơn.

Đó là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa, trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì không có nghĩa là người ta nhất thiết phải tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy nhưng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác., năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn. Còn khi gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt, khi mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy.
chúc bạn học tốt!!

23 tháng 9 2018

Các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên:

a. thác, ghềnh.

b. gió, bão.

c. nước, đá.

d. khoại, mạ.

24 tháng 10 2019

Lên thác xuống ghềnh
 
- Góp gió thành bão
 
- Nước chảy đá mòn
 
- Khoai đất lạ, mạ đất quen.

 
- Trải qua nhiều vất vả gian truân và nguy hiểm.

- Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh.

- Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong.

- Kinh nghiệm trồng trọt: khoai ưa đất lạ (đất chưa trồng khoai), mạ ưa đất quen (đất đã gieo mạ nhiều lần)

Lên thác xuống ghềnh

Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh. ... - Từ những phần phân tích trên chúng ta  thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc  đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi.

Góp gió thành bão

 Góp nhặt nhiều cái nhỏ dồn lại thì sẽ thành cái lớn; biết đoàn kết nhiều thế lực nhỏ yếu lại với nhau thì sẽ biến thành lớn mạnh.

Nước chảy đá mòn

ví trường hợp bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cuối cùng cũng làm nên (tựa như nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng phải mòn).

Khoai đất lạ,mạ đất quen

Đó là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa, trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì không có nghĩa là người ta nhất thiết phải tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy nhưng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác., năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn. Còn khi gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt, khi mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy.

chọn D

HT và $$$

3 tháng 12 2023

chọn D mãi đỉnh

Bn tham khảo nhé:

Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Riêng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.

"Muốn làm nhà cửa tốt

Phải ra sức trồng cây

Chúng ta chuẩn bị từ nay

Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà"

Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.

"Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.

Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn… ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp… chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ… Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam… Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.

Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.

20 tháng 7 2021

Bạn tham khảo : 

Theo quy luật thiên nhiên, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu cho năm mới với bao điều tốt lành. Thời tiết ấm áp khiến cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, muôn hoa khoe sắc, tỏa hương. Đâu đâu cũng ríu rít tiếng chim, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ tràn đầy sức sống. Vì thế, mùa xuân được coi là mùa sinh sôi, phát triển nhất trong năm. Sinh thời,. Bác Hồ phát động nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây. Năm 1960, Bác viết hai câu thơ:

Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân.

Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức, tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết... (Vui như Tết). Bác đã đem lại cho phong trào trồng cây không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.

~ HT ~

14 tháng 9 2021

-Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ.

-Kính trên nhường dưới.

-Khoai đất lạ mạ đất quen.

=>............................

14 tháng 9 2021

Đi hỏi...già...về nhà hỏi..trẻ..

Khoai...đất lạ.mạ đất ..quen...

...Trên...kính..dưới...nhường

Em tham khảo nhé của chị nhé

a.

Ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.

Học một biết mười có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh. 

b. 

-Câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt.

-Câu thành ngữ" Học một biết mười "khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.

Ở câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.

8 tháng 8 2021

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.

“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.

Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…

Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.

Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.

Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.

1) Cho các câu tục ngữ sau :- Ăn vóc học...
Đọc tiếp

1) Cho các câu tục ngữ sau :

- Ăn vóc học hay

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Học một biết mười

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Em hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ trên, mỗi câu khuyên ta điều gì?

6

- ăn vóc học hay

ăn uống đầy đủ thì người mới được khoẻ mạnh (có sức vóc), học những điều hay thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều.

- Học một biết mười

là học chỉ 1 điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.

p/s : cop mạng 

4 tháng 6 2018

- Ăn vóc học hay: ăn nhiều, học hành giỏi giang: Khuyên chúng ta phải ăn khỏe, khổ luyện, chịu khó học hành để thành công trong sự nghiệp mai sau.

- Học một biết mười: Học chỉ một thứ mà suy rộng ra những thứ có liên quan với nhau:Khuyên chúng ta, trong học tập, ngoài việc học trên lớp, chúng ta cũng phải tìm hiểu ở nhà, ở trong sách, biết suy luận ra nhiều thứ có liên quan đến bài học đó, để việc học tập được tốt hơn.

Trọng nghĩa khinh tài

Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen

28 tháng 6 2021
こんにちは友達を作りましょう