Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần thứ nhất, kéo lưới lên chỉ có bùn; lần thứ hai chỉ có một cây rong biển mắc vào lưới; lần thứ ba kéo lưới lên, ông lão bắt được một con cá vàng.
Ông lão vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi nghe con cá vàng kêu van: "Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được". Ông lão liền thả ngay con cá vàng xuống biển và nói: "Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi hãy trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chằng cần gì về nhà, ông lão kể cho vợ nghe câu chuyện gặp con cá vàng… Mụ vợ nghe xong liền mắng: "Đồ ngốc! Sao không bắt con cá đền ơn cái gì. Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng nhà đã gần vỡ rồi.
Ông lão thật thà đi ra biển gọi cá. Biển gợn sóng êm ả. Cá vàng bơi lên. Nghe ông lão nói, cá vàng ân cần cất tiếng: "Ông lão ơi! Tôi sẽ giúp ông cái máng thật mới", về đến nhà, ông lão nhìn thấy cái máng mới. Nhưng mụ vợ lại quát to hơn: "Đồ ngu! Sao không đòi con cá đền một cái nhà to đẹp!". Ông lão lại lủi thủi đi ra biển. Biển xanh nổi sóng. Cá vàng bơi lên, cất tiếng chào ông lão. Nghe ông lão nói mụ vợ lão đòi một tòa nhà đẹp, cá vàng trả lời ông: "Ông lão ơi! Tôi sẽ kêu trời phù hộ cho, mụ vợ ông sẽ cổ một cái nhà rộng và đẹp". Quay về, từ xa ông lão đã thấy một tòa nhà rõ to rõ đẹp, có lò sưởi, mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ. Vừa thây ông lão, mụ mắng té tát: "Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Tao muốn làm nhất phẩm phu nhân, hãy ra biển bảo con cá vàng biết!". Ông lão khôn khổ lóc cóc ra biển gọi cá. Biển xanh nổi sóng dữ dội. Nghe ông lão nói…, cá vàng an ủi ông: "Ông lão ơi! Đừng quá lơ lắng! Trời sẽ phù hộ cho ông!…". Mụ vợ đã trở thành nhất phẩm phu nhân. Đội mũ nhiễu hoa, mình khoác áo lông, cổ quân ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Có bao nhiêu kẻ hầu người hạ. Ông lão cất tiếng chào: "Kính chào phu nhân…" thì bị mụ mắng một thôi một hồi và ra lệnh bắt lão đi quét dọn chuồng ngựa!
Ít tuần lễ sau, mụ đòi ông lão đến. Mụ giận dữ nói: ‘Tao không thèm làm nhất phẩm phu nhân nữa. Tao muốn làm nữ hoàng kia. Mày hãy đi nhanh ra biển nói với con cú vàng biết thế!". Ông lão đáng thương cúi đầu bước đi. Biển nổi sóng mù mịt. Ông lão cất tiếng gọi cá. Lần thứ tư, con cá vàng bơi lại hỏi: "Ông lão ơi! ông cần gì thể?". Nghe ông lão nói mụ vợ đã nổi điên đòi làm nữ hoàng, chuyện mụ vợ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông… con cá vàng lại an ủi: "Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời sẽ phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng". Ông lão tội nghiệp về đến nhà thì mụ vợ đã biến thành nữ hoàng. Ông lão sửng sốt khi nhìn thấy nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc trong cung điện nguy nga. Các thị nữ xúm xít vây quanh, người thì dâng rượu quý, kẻ thì dâng bánh ngon lành,… Vệ binh gươm giáo tuốt trần chỉnh tề đứng hầu… Ông lão khúm lúm, cúi rạp xuống đất chào mụ và nói:
"Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thỏa lòng rồi chứ?". Mụ quắc mắt quát ra lệnh đuổi đi. Bọn vệ binh xô đến tuốt gươm dọa chém, ông lão run lên… Trước cảnh đáng thương ấy, nhiều người đã chế giễu ông lão: "Đáng kiếp! Có thế mới súng mắt ra, đừng thấy người sang bắt quàng làm họ !…
Được ít tuần, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ sai bọn vệ binh đi tìm bắt ông lão đến. Mụ bảo: "Mày hãy đi ra biển tìm con cá vàng và nói với nó là tao không thèm làm nữ hoàng nữa. Tao muốn lùm Long vương ngự trên biển, để con cá vùng phải hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao!…Như một kẻ mất hồn, ông lão âm thầm đi ra biển. Lần thứ 5, ông cất tiếng gọi cá. Một cơn dông tô" kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Một lúc sau mới thấy cá vàng nổi lên. Nghe ông lão nói mụ vợ muôn làm Long vương,… cá vàng im lặng, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển…
Ông lão tần ngần đứng trên bờ biển đợi chờ. Chỉ có nghe sóng gào. Ông quay về. Vô cùng sửng sốt, ông chỉ nhìn thấy mụ vợ đang âu sầu rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát ngày nào. Lâu đài, cung điện nguy nga đều biên đâu mất cả.
Em rất thích bài thơ ..... vì nó đã thể hiện hình ảnh thật đẹp của bông sen
+ Cậu chỉ ra BPTT , nêu cảm xúc về h/ả đó
+ Ca ngợi sức sống của bông sen , vẻ đẹ của bông sen
+ Ca ngợi phẩm chất của hoa sen
KB : bài thơ đã để lại cảm xúc tuôn chảy trong tâm hồn cùng vs nhx dư vị cảm xúc
Hoa sen là loài hoa quen thuộc, được người dân Việt Nam hết sức yêu quý. Trong bài thơ lục bát Trong đầm gì đẹp bằng sen, hình ảnh tươi đẹp, thánh khiết của loài hoa này đã được khắc họa rõ nét. Ở câu thơ đầu tiên, nhà thơ khẳng định vị trí không gì sánh bằng của sen ở trong hồ. Để tới câu thơ thứ hai và thứ ba thì mới miêu tả vẻ đẹp của hoa sen từ ngoài vào trong, rồi lại từ trong ra ngoài. Xanh của lá, hồng của cánh hoa, vàng của nhị, màu nào cũng đẹp, cũng sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ tư, tác giả không chỉ miêu tả phẩm chất của loài hoa sen, mà còn mượn hoa sen để khẳng định vẻ đẹp của con người đất Việt. Đó là sự trong sạch, liêm khiết, thẳng thắn, không bị hoàn cảnh khó khăn làm khuất phục, làm xấu đi. Có lẽ chính bởi vì thế, mà tuy không chính thức, nhưng vẫn có rất nhiều người xem hoa sen là quốc hoa của Việt Nam ta.
Câu 1
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.
Câu 2
Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:
+ Lần 1: biển gợn sóng yên ả
+ Lần 2: biển xanh nổi sóng
+ Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội
+ Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm
⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.
Câu 3
Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:
+ Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới
+ Lần 2: đòi nhà rộng
+ Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương
- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.
- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
+ Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”
+ Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?
- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu 4
- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”
- Hình ảnh này có ý nghĩa:
+ Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.
+ Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.
Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc
+ Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ
- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:
+ Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.
+ Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
* Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là:
- Tạo nên tình huống bất ngờ, gây sự hứng thú và hồi hộp cho người đọc.
- Sự lặp lại trong truyện lại mang những điều mới mẻ. Đây là sự lặp lại tăng tiến.
- Qua những lần lặp lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ được tính cách của mỗi nhân vật trong truyện và dần tô đậm được chủ đề của truyện.
Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Câu 3:
* Em có nhận xét về lòng tham và bội bạc của nhân vật mụ vợ ngày càng quá quắt và không biết điều:
- Lần 1: đòi máng lợn mới
- Lần 2: đòi một cái nhà rộng
- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân
- Lần 4: muốn làm nữ hoàng
- Lần 5: muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ .
⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.
* Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
- Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.
- Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.
- Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.
- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.
⟹ Qua những chi tiết trên cho ta thấy được mụ vợ ngày một quá quắt, đòi hỏi những điều vô lí. Lòng tham của mụ càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng bị thu nhỏ lại và dần biến mất.
* Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, mụ muốn chính cá vàng là người hầu hạ để mụ tùy mụ sai khiến không cần qua trung gian là ông lão nữa. Đến đây thì đúng là tình nghĩa cạn, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.
Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
* Câu chuyện kết thúc với kết quả là ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều và cái máng lợn sứt mẻ.
* Ý nghĩa của cách kết thúc đó:
- Trở về với cuộc sống ban đầu, ông lão sẽ yêu cuộc sống hơn còn mụ vợ sẽ biết rằng nếu còn cứ tham lam và bội bạc thì sẽ bị trừng phạt.
- Hình ảnh hai vợ chồng ông lão trở về túp lều bên cái máng mẻ cho ta thấy: tất cả mong muốn tham lam của mụ vợ chỉ là một giấc mơ. Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững và không dành cho mình.
Câu 5:
* Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và bội bạc. Nhưng có lẽ, cá vàng đang nghiêng trừng trị mụ về tội bội bạc với chồng.
* Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:
- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.
- Cá vàng đại diện cho cái thiện.
- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.
II. LUYỆN TẬP:
1. Có người cho rằng nên đặt truyện này là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?
Em nghĩ nó cũng được bởi vì:
- Mụ vợ là nhân vật chính của truyện.
- Ý nghĩa của truyện: phê phán, có những bài học thích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc giống mụ vợ.
2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này.
câu 1; Đoạn thơ đã cho ta bt chú bé lượm rất hoạt bát nhanh nhẹn
câu 2; Ra thế Lượm ơi...!
Thực chất đây là 1 câu thơ đc ngắt thành 2 dòng như bị gãy đôi thể hiện sự hụt hẫng đau đớn,bàng hoang sót xa,nghẹn ngào của tác giả khi biết tin Lượm hi sinh
nhớ k cho mk nhát
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàngTruyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàngTruyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
Bài làm
* Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
* Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
- Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
- Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
- Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
- Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
- Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
- Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
* Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
# Chúc bạn học tốt #
là người mới bt đọc chữa người não cá vàng thì ko hiểu nổi chữ vì ko học nổi
trong truyện 5 lần ông lão goi ca vang.viec ke lai nhung lan ong lao ra bien goi ca vang la bien pháp lặp lại co chu y cua truyện cổ h .tac dung cua bien nay là:
-tạo nên tinh huống gây hồi hộp người nghe.
-sự lặp lại duoi day ko phai la sự lặp lại nguyên xi ma có những chi tiết thay đổi;tăng tiến .
tớ chi trả lờ đc đen day thôi
Chợt nhìn quanh bỗng chẳng thấy em kề cạnh.
Chạy thật nhanh tránh cơn gió đêm về lạnh.
Ùa về đây nỗi cô đơn thường trực nơi tim mình
Kí ức mong manh còn lại trong anh.
Là cảm xúc mỗi khi gió đêm về lạnh.
Là hạnh phúc mỗi khi có em kề cạnh.
Chợt nhận ra những yêu thương vừa là hôm qua mà những nỗi cô đơn lại là hôm nay.
Sau này, sẽ không thấy e đang ôm chặt từ sau lưng, chẳng còn những lúc mình nắm tay bước đi, chỉ còn những nỗi buồn rơi trên mi.
Giá như a cố yêu e nhiều hơn nữa
Giá như a đã không hững hờ lúc xưa
Chỉ vì anh quá tin là em sẽ mãi thuộc về anh, vậy mà giờ đây 2 đứa 2 nơi
Hình bóng em giờ đã trôi xa về nơi đâu
Trái tim a vẫn mong e sẽ quay về
Về đâu để thấy em người ơi
Giờ biết đi về đâu
Để 1 lần nữa được nhìn thấy nhau
Chỉ còn những nước mặt nhạt nhòa
Hòa vào cơn mơ vì anh nhớ em
Chợt tỉnh giữa đêm thắt tim lại
Chợt nhận ra e đã đi thật xa.
Đã có những bước chân em đi qua, con phố này.
Ấm áp lúc trước em đem đi xa. xa chốn đây.
Đã mùa đông, vậy mà trong tim có hòn than đỏ lửa.
Đừng tìm tới được không? kí ức từng đêm vẫn còn đang gõ cửa
Muốn biến mất ngay nơi đây, xung quanh a nhìn đâu cũng là những thói quennhớ những lúc tay trong tay, con tim a từng cơn ngày đêm càng nhói thêm.
Mùa yêu nào ta đã từng diết damùa nắng nào ta đã từng ở lạicái tên e là thứ a viết ratrong lời ca kèm theo tiếng thở dài
Lí do nào e bỏ đi nhanh quá, từng hàng cây nơi góc đường chẳng còn lại màu xanh lá, để lại nơi đây là những thứ lạnh giá, là bàn tay mà a phải cánh xa, là kí ức mà a phải tránh xa, là những hình xăm vẫn còn đang dính da, bởi vì tất cả thanh xuân của a đó chính là.
Là e vẫn còn trong những cơn say
Là e vẫn còn trong những nỗi nhớ
Là e vẫn còn tồn tại trong những giấc mơ mỗi khi đêm về a không tài nào ngủ yên giấc.
Ước gì não a như cá vàng.ngày mai tỉnh dậy sẽ quên hết
Tình yêu ấy từng quý hơn cả vàngnhưng bộ phim nào cũng phải có hồi kết
Em ơi