K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2017

Hãy cho ví dụ về những ngành có sử dụng bản đồ: giao thông, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, quy hoạch,...

8 tháng 6 2017

Những ngành sử dụng bản đồ: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, giao thông......v.v

9 tháng 10 2017

Ví dụ: địa chất

khai khoáng

xây dựng

quốc phòng

7 tháng 11 2023

- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:

+ Tìm đường đi;

+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…

+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.

+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.

+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).

+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.

+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.

- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).

7 tháng 11 2023

* Vai trò

- Giao thông vận tải là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục.

- Giúp nhu cầu đi lại của toàn xã hội được diễn ra thuận tiện và thông suốt.

- Tạo các mối liên kết kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong quốc gia, đồng thời tăng cường các mối giao lưu, hợp tác quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới.

- Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

* Ví dụ

- Ví dụ 1: Nhờ có các tuyến GTVT ở miền núi mà dân cư bắt đầu tập trung đông dọc các tuyến đường, hoạt động động nông nghiệp dần chuyển sang hoạt động buôn bán (dịch vụ được định hình dần),…

- Ví dụ 2: Nhờ có GTVT mà các mặt hàng sản xuất ra được vận chuyển đến nơi tiêu thụ hay chuyển nguyên liệu từ vùng núi xuống đồng bằng để sản xuất,…

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Vai trò) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của ngành giao thông vận tải:

- Là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục liên tục.

10 tháng 1 2023

Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội:

- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương như dẫn du lịch tour cho người nước ngoài, thông dịch viên,..

- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc: khiến nhiều quốc gia dân tộc tới thăm hơn

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ của người dân.

- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá địa phương, bảo vệ môi trường.

7 tháng 11 2023

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.

=> Công nghiệp khai thác dầu khí gồm các công đoạn phức tạp: khai thác, chế tách, lọc, vận chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống), tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Một người mở cửa hàng bán đồ dành cho trẻ em, khi cửa hàng làm ăn phát triển đã mở thêm nhiều cửa hàng và hình thành nên chuỗi siêu thị. Lúc này đặt ra nhu cầu cần tuyển thêm người lao động. Như vậy đã góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

3 tháng 2 2023

Ví dụ:

- Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ sản xuất (Tài chính ngân hàng; Kế toán); Dịch vụ phân phối (Giao thông vận tải; Thương mại),…

- Dịch vụ tiêu dùng: Dịch vụ xã hội (Bưu chính viễn thông; Y tế, giáo dục); Dịch vụ cá nhân (Du lịch - Dịch vụ sửa chữa),…

- Dịch vụ công: Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.