Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Bộ chủ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã thực hiện các cải cách dân chủ ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952.
Đáp án B
Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giúp giải phóng sức sản xuất, khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh, dân chủ hóa đời sống kinh tế- chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau. Hơn nữa, nhiệm vụ của quân Đồng minh Mĩ vào Nhật Bản theo quy định của Hội nghị Ianta là để giải giáp quân đội phát xít Nhật, tiêu diệt mối nguy chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản
=> Những chính sách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh thực hiện ở Nhật Bản không tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại Nhật Bản
Đáp án C
Trong những năm 1945-1952, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:
- Một là, thủ tiêu nền kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.
- Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ không được sở hữu quá 3 hécta ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.
- Ba là, dân chủ hóa lao động
Chọn đáp án A
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề đối với đất nước Nhật Bản. Là nước phát xít bại trận lại bị sự tàn phá của hai quả bom nguyên tử của Mĩ làm cho nền kinh tế Nhật Bản càng trở nên kiệt quệ. Theo quy định của Hội nghị Pốtxđam và hội nghị Ianta, Mĩ sẽ đóng vai trò quản chế Nhật để xây dựng chế độ dân chủ ở Nhật sau chiến tranh. Do vậy, từ năm 1945 đến năm 1952, Mĩ đã chiếm đóng trên đất Nhật và chính phủ Nhật vẫn được duy trì hoạt động. Ngay sau chiến tranh, chính phủ Nhật và Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc ban hành những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã tấn công vào thể chế chính trị và hiến pháp cũ của Thiên hoàng đưa Nhật Bản sớm hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Vì vậy, những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới cho nhân dân, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
Tham Khảo
Việt Nam Cộng hòa (viết tắt VNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một cựu quốc gia tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975.
Trong các tài liệu nước ngoài hoặc quốc tế, chính phủ này còn được gọi là South Vietnam (Nam Việt Nam) để chỉ vị trí địa lý kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa bác bỏ việc thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956 theo Hiệp định Genève với lý do họ không ký hiệp định này. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối chọi với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập năm 1969 do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo.
Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống Cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam với Bảo Đại là Quốc trưởng. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên.[1] Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.[2][3] Sau những hỗn loạn nội bộ ngày càng gia tăng, Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu và được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau đó, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng liên tục sụp đổ do các cuộc đảo chính lẫn nhau. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967–1975 sau cuộc tuyển cử tổng thống.
Sự khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam diễn ra vào năm 1959 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là Việt Cộng) được thành lập với viện trợ, trang bị từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, các nước trong Hiệp ước Warsaw, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cuộc chiến Việt Nam leo thang về quy mô khi các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trực tiếp tham chiến vào năm 1965, tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn những lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ các tàu sân bay của Hoa Kỳ từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm trong sự kiện Tết Mậu Thân tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Sau một thời gian đình chiến với Hiệp định Paris ký tháng 1 năm 1973, chiến tranh Việt Nam tiếp tục cho đến khi quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, tiếp sau đó là việc thống nhất hai miền đất nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 lập ra nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đáp án B
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:
- Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, … tham gia NATO.
- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Đáp án A
Vai trò của hậu phương miền Bắc không thể tách biệt rạch ròi với tiền tuyến miền Nam chỉ bằng yếu tố không gian vì miền Bắc không chỉ làm nghĩa vụ hậu phương mà còn cùng miền Nam trực tiếp chống Mĩ:
- Chi viện nhân lực, vật lực cho miền Nam.
- Chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mĩ
-Tình hình :
Sau chiến tranh Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề : khoảng 3 triệu người chết, 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% nhà máy, xí nghiệp bị phá huỷ,…
-Những cải cách dân chủ :
Về chính tri: Trong thời gian chiếm đóng, Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP) đã tiến hành:
Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
Ban hành Hiến pháp mới với những quy định quan trọng: Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến - thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị. Nhật Bản cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực (Điều 9 Hiến pháp). Đây là một bản hiến pháp dân chủ tiến bộ của người Nhật.
Về kinh tế : thực hiện 3 cuộc cải cách lớn là : thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các Daibátxư, cải cách ruộng đất và dân chủ hoá lao động.
Về đối ngoại : liên minh chặt chẽ với Mĩ, ngày 8-9-1951, Hiệp định hoà bình được kí kết, chấm dứt sự chiếm đóng quân Đồng minh (1952). Cùng ngày, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết.