K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

lớp 4 chả có bài này

ngôi nhà của em. Em yêu ngôi nhà hết

Em còn nhớ mãi ngày khai giảng năm học lớp hai. Tuy đã qua một năm học ở trường nhưng em vẫn thấy buổi khai giảng đó như ngày đầu tiên đi học.

Sân trường được trang hoàng rất đẹp. Sau các tháng hè nắng cháy, cây cối như đực khoác lại màu áo xanh truyền thống. Sauk hi thầy Phó Hiệu trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn chính thức khai giảng năm học mới. Một cô giáo thay mặt cho toàn thể giáo viên nhà trường phát biểu cảm nghĩ trong ngày khai giảng. Học sinh cũng được nói lên tâm trạng của chính mình. Và đại diện cho toàn thể học sinh của trường chính là em. Giây phút bước lên phía trước để nói lên suy nghĩ của mình đối với em không thể nào quên. Em đã thay mặt tất cả các bạn trong trường nêu quyết tâm học giỏi và rèn luyện tốt trong năm học đó. Kết qủa cuối năm học của toàn trường đẫ chứng minh cho lời hứa của chúng em. Sau buổi khai giảng, buổi học đầu tiên đưa không khí sân trường trở lại với nhịp bình thường của nó.

Mỗi năm có một ngày khai giảng, nhưng đối với em đó là ngày khai giảng không bao giờ quên.

20 tháng 5 2019

Tích tắc! Tích tắc! Không gian thật vắng lặng! Ngày mai là ngày khai trường của tôi và cũng là ngày khai trường của tất cả lũ trẻ sắp bước vào lớp một. Lòng tôi lại xao xuyến bâng khuâng, một cảm giác khó tả khi nhớ lại ngày khai trường trong đời.

Hồi ấy, đối với tôi, ngày khai trường không có gì khác lạ như hồi học mẫu giáo. Tâm trạng vẫn thế, không có gì thay đổi, vì dù sao mẹ tôi cũng chuẩn bị chu đáo cho tôi từ cái bút, cái thước kẻ… hay cả đến quần áo, trang phục đi học. Lúc đó, tôi chỉ biết một điều rằng: ngày mai là ngày khai trường. Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác cùng lứa tuổi cũng có tâm trạng như vậy.

Một đứa trẻ mẫu giáo như tôi thuở ấy cũng không thể hiểu hết được thế nào là ngày khai trường. Và đến bây giờ tôi hiểu ra rằng: ngày khai trường là một ngày trọng đại đối với học sinh và nó như một động lực thúc đẩy học sinh cố gắng trong năm học mới. Năm học cũ dù mình có kém đến đâu, có *** đến thế nào chăng nữa thì nhờ không khí của ngày khai trường mình vẫn hồ Hởi bắt đầu một năm học mới.

Làm sao có thể quên cảnh mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường đầy quen thuộc. Quen lắm, thân lắm, nhưng tôi vẫn cảm thấy nao nao trong lòng và có một điều gì thật khác lạ hơn ngày thường. Chợt tôi hiểu ra một điều: hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi! Thế là phải xa rời mái trường mầm non, xa rời những chú thỏ trắng và những chú gấu mi-sa tinh nghịch vẫn theo tôi hàng ngày. Nhưng tôi không buồn vì tôi biết, con người là phải học và nếu học giỏi có thể dễ dàng đạt được ước mơ của mình sau này. Có thể đối với một đứa trẻ như tôi nghĩ như vây là quá nhiều, nhưng tôi vẫn vui vì mình đã bắt đầu lớn và mình sẽ luôn luôn có bạn cùng chia sẻ, vui chơi với mình như hồi mẫu giáo. Thật lạ thoắt đi thoắt lại tôi đã đến trường.

Mẹ đưa tôi đến tận cửa lớp, đưa tay tôi cho cô giáo, hôn tôi vào má rồi từ từ ra về. Tôi chạy theo, mắt rơm rớm, ôm lấy mẹ. Mẹ tôi xoa đầu ân cần nói: "Con ngoan lắm! Con đi vào lớp học đi, chiều về mẹ sẽ đón con! Học ngoan mẹ sẽ thưởng kẹo". Những lời của mẹ tôi có vẻ làm tôi thấy vui hơn, nhưng tôi hơi buồn vì không có mẹ ở bên. Mẹ chăm sóc tôi từ nhỏ, tôi được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, nay dần dần mất cảm giác đó, tôi cảm thấy hẫng hụt như quên mất một cái gì đó. Xung quanh tôi toàn người xa lạ, vậy mà sau đó, tôi lại cảm thấy một hơi ấm kỳ diệu như hơi ấm của mẹ. Phải chăng chính cô giáo đã đem lại luồng hơi ấm đó, mà tôi cảm nhận nó sâu sắc đến lạ.

Đó là ngày khai trường đầu tiên của tôi, có tiếng trống khai trường, có cờ hoa, hay cả thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhưng tôi không nhớ kĩ lắm. Tôi chỉ nhớ nhất cảm giác hồi hộp, sung sướng khi lần đầu tiên bước chân vào lớp học.

21 tháng 1 2018

                                                                       Bài làm

"Tùng,tùng"mỗi khi nghe tới tiếng trống đó em lại không thể nào quên được những ngày vui nhộn của thời học sinh,nó đã gắn bó với em trong suốt 5 năm học tiểu học.Dù sau này có đi đâu thì em vẫn luôn nhớ về cái trống trường-người bạn thời ấu thơ.

K CHO MK NHA,NẾU KO HAY THÌ THUI

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

18 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nha

Tháng 9/1984 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.

Trong những năm đầu thành lập, các lớp khối chuyên phải học ghép. Nhiều tiết, học sinh phải di chuyển sang trường Hồng Quang để học nhờ do cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn. Thời kì đầu, đội ngũ giáo viên chủ yếu từ Hồng Quang chuyển về. Sau đó dần dần hình thành đội ngũ giáo viên mới, một số là từ trường khác chuyển tới, một số là học sinh cũ của trường đã tốt nghiệp Đại học nối nghiệp thầy cô xây dựng tiếp sự nghiệp trồng người, một số thầy cô giáo của trường đã đạt trình độ Thạc sĩ. Về học sinh, số lượng lúc đầu còn khiêm tốn, căn bản được kế thừa từ các lớp chuyên Toán. Ban đầu, trường chỉ có các lớp chuyên Toán, Văn, Lý và Tiếng Nga.

Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sĩ. Tập thể nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.

24 tháng 10 2019

Đề c : Tả cái trống trường em

   Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

   Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

23 tháng 1 2022

đây là hỏi đáp 
mình biết bạn chép trên mạng 
không tự làm được thì đừng có mà trả lời

 

Cả sân trường đang im lặng, chỉ nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít và tiếng gió rì rào. Bỗng một hồi trống vang lên giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã đến.

Những cánh cửa lớp bật mở. Từ tất cả các lớp học, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Dường như không một bạn nào ở lại trong lớp. Tất cả đều đổ xuống sân trường. Sau hai tiết học tập trung căng thẳng, giờ ra chơi ai cũng thấy phấn chấn vì được chạy nhảy, được nói cười ríu rít. Chẳng mấy chốc sân trường đã ngập tràn âm thanh.

Giờ thì chẳng ai nghe thấy tiếng chim hót, tiếng gió thổi rì rào nữa. Tất cả chỉ có tiếng hò hét, tiếng cười nói, tiếng chân chạy thình thịch vang động khắp mọi nơi như một bản nhạc sôi động. Những trò chơi diễn ra thật sôi nổi. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Một tốp gồm mười bạn đứng thành vòng tròn. Quả cầu trên chân các bạn bay qua bay lại như cánh én trắng nhảy nhót trên những đôi chân nhịp nhàng.

Dưới gốc hoa sữa vừa đơm hoa, một nhóm đang lom khom bắn bi. Những hòn bi đủ màu lăn tròn rồi đụng vào nhau kêu lách cách nghe thật vui tai. Ồn ào nhất là những bạn chơi đuổi bắt. Hình như sau hơn một giờ ở trong lớp, bây giờ lại được vui chơi, bạn nào bạn nấy chạy huỳnh huỵch như không biết mệt mỏi, chạy cho đã. Bạn nào mặt cũng đỏ bừng như gấc, mồ hôi lấm tấm trên trán. Các bạn vừa đuổi nhau vừa gọi nhau í ới. Có những bạn bị xô ngã chúi dụi. Thế mà chẳng bạn nào kêu ca, chỉ thấy những chuỗi cười giòn tan không ngớt.

Ở hai góc sân là đất của các bạn nữ. Nơi đây vang lên tiếng dây quay. Sợi dây vung lên vung xuống vun vút theo tay quay, thế mà chẳng bạn nào bị vướng cả. Các bạn nhún nhảy, nhấc lên hạ xuống mềm mại, uyển chuyển, hết sức nhịp nhàng. Các bạn thoăn thoắt và chỉ cần nhấc nhẹ chân một chút là sợi dây đã chuyển từ bên nọ sang bên kia. Có lúc cả bọn xúm vào nhảy đôi, nhảy ba, bạn nào cũng trông thật nhanh nhẹn.

Dưới cây bàng xòe rộng như chiếc ô còn có mấy bạn say sưa chơi đánh chuyền. Một quả banh nhỏ tung lên, bàn tay nhanh nhẹn bắt lấy. Các bạn còn khéo léo gắp theo một que chuyền nhỏ. Trong thư viện, các bạn ngồi xem báo, đọc truyện. Thỉnh thoảng lại thấy tiếng cười khúc khích vang lên. Chắc có chi tiết gì trong truỵện thú vị lắm.

Giờ ra chơi đầy ắp tiếng cười, tiếng nói rồi cũng qua đi. Một hồi trống dài vang lên. Mọi người nhanh chóng xếp hàng vào lớp, trả lại cho sân trường không khí yên lặng quen thuộc. Những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi đã đem lại một sự sảng khoái cho tất cả mọi người. Một tiết học mới sắp bắt đầu.Trên những tán cây cao, giờ lại nghe thấy tiếng chim hót và nghe thấy tiếng gió thì thầm trong kẽ lá.

6 tháng 8 2021

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.

Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tôn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.

Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cổ thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.

Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khẩu hiệu nổi tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung cửa sổ mở rộng.

Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thống, em rất xúc động trước sự bài trí ở đây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.

Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi để xứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

18 tháng 11 2018

Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897), mất năm 944, một số tài liệu khác ghi ông sinh năm Mậu Ngọ 898. Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, người ấp Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).

Ngô Quyền sinh ra trong dòng họ hào trưởng có thế lực. Cha ông là Ngô Mân, từng làm chức Châu mục Đường Lâm, rất được người dân mến phục.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương. Bởi thế, Ngô Mân mới đặt tên con là Quyền. Khi lớn lên, Ngô Quyền có tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc”.
Lúc trưởng thành, Ngô Quyền tinh thông võ nghệ, có chí lớn. Ông tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La rồi theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, giải phóng thành Đại La năm 931.

Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu.

Năm 937, một nha tướng là Kiều Công Tiễn phản chủ, giết Dương Đình Nghệ để cướp quyền. Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực phản đối kịch liệt.

Dù căm thù kẻ phản chủ giết hại cha vợ mình, Ngô Quyền vẫn kìm nén lòng, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dựng thời cơ trả thù. Lo sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại là cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.

Sau đó, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra Đại La tiêu diệt.

Ý nghĩa :

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:

Còn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn

18 tháng 11 2018

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa

Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.