Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia
Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu
Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến đầy rẫy bất công.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI :
1. Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính?
Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).
2. Suy nghĩ, thảo luận các điểm sau:
a. Người xưng “tôi” là Thành, chứng kiến sự việc xảy ra và cũng là người chịu nỗi bất hạnh do bố mẹ tạo nên.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất đã làm tăng thêm tính chân thật và có tính thuyết phục cao.
b. Tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng có quan hệ mật thiết đến nội dung câu chuyện, đây là ý đồ tư tưởng của người viết truyện.
ởi vì: Những con búp bê vốn là một thứ đồ chơi của tuổi nhỏ, vô cảm, nhưng ở đây đã gợi nên một nỗi đau cho hai đứa trẻ ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ đang sống xum họp. Các em có tội lỗi gì đâu mà phải xa nhau.
3. Những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm thật sự đến nhau như:
Ở hai anh em Thành và Thủy có những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu và quan tâm thật sự đến nhau như: “Thủy mang kim chỉ ra sân vận động vá áo cho Thành, còn Thành thì chiều nào cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa trò chuyện, Thành nhường đồ chơi cho em”.
4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê ra…?
* Tình huống: Khi thấy anh chia hai con búp bê ra, Thủy bối rối và tru tréo lên giận dữ vì thương Thành, sợ đêm đêm không có con vệ sĩ gác giấc ngủ cho anh.
Tác giả gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ:
- Muốn giải quyết mâu thuẫn này chỉ có một cách là cha mẹ Thành – Thủy phải đoàn tụ lại nhưng không được nữa.
- Kết thúc truyện: Thủy lựa chọn bỏ lại con “Em nhỏ” bên cạnh con vệ sĩ để không bao giờ chúng phải xa nhau.
Cách lựa chọn này gợi lên trong lòng ta một tình thương. Đó là một em gái thương anh hết mực, giàu lòng vị tha, thương cả hai con búp bê phải xa nhau nữa nên thà mình chịu thiệt thòi để anh có con vệ sĩ gác cho anh ngủ. Từ tình huống này, người đọc xúc động, xót thương cho cảnh ngộ của những trẻ thơ rất thương nhau phải xa nhau vì hạnh phúc gia đình tan vỡ (nguyên nhân từ phía cha mẹ của các em). Giá trị nhân bản của tác phẩm rất lớn.
5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học khiến em cảm động nhất?
- Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
- Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: “Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.
6. Giải thích tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy khi ra khỏi trường?
* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.
7. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gởi đến mọi người điều gì?
Qua câu chuyện này, ta thấy tác giả muốn gởi đến mọi người một thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
“Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lý do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó”.
8. Nghệ thuật
- Nhân vật kể chuyện chính là người trong cuộc nên trực tiếp nói lên nỗi đau chia lìa vừa của tác giả đồng thời xen vào những câu văn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật một cách ấn tượng, chuyện kể rất tự nhiên, chân thật, nhiều chi tiết bất ngờ.
- Những nhân vật tham gia vào truyện cũng được chọn lọc một cách tiêu biểu. Hai nhân vật trung tâm là Thành – Thủy song song tồn tại có tính quy chiếu với hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ. Hình ảnh người bố, người mẹ chỉ là gián tiếp xuất hiện qua lời Thủy và lời cô giáo. Do đó, chủ đề câu chuyện vô cùng sâu sắc, xúc động
Sơn: sơn hà, sơn cước, sơn nam, ...
Cư: di cư, tản cư, định cư, ...
Bại: thất bại, đại bại, thảm bại, ...
`-` Tác giả đã mở đầu văn bản bằng cách kể lại `1` câu chuyện ngụ ngôn
(tương truyền rằng, hồi còn trẻ, một lần Thánh Au-gu-xtinh (Augustine) ngồi cô đơn và tĩnh lặng trong vườn, vẳng nghe thấy bên tai giọng nói thầm thì của một em bé: "Hãy cầm lấy và đọc!". Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. - Trích "Hãy cầm lấy và đọc")
Tác dụng của cách mở đầu đó: Giúp văn bản lôi cuốn được người đọc, người đọc sẽ suy nghĩ sâu hơn về ngụ ý của văn bản ngụ ngôn, khơi gợi sự hứng thú với văn bản của người đọc.
Hiu hiu bài này tớ dự giờ hơn 2 tuần rồi khó đào lên lắm ;-;;;
`-` Từ cách mở đầu đó, tác giả đã liên hệ về vấn đề đọc sách, thực trạng và vai trò của sách.
Tham khảo
Sau một tuần nắng nóng kéo dài, cuối cùng cơn mưa rào (từ ghép chính phụ) cũng đã đến. Mây đen ùn ùn (từ láy) kéo từ đâu tới, bầu trời trong xanh phút chốc đã khoác lên mình chiếc áo đen. Sau đó, những giọt mưa bắt đầu rơi tí tách. Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa. Làn nước chảy đi mang theo những chiếc lá vàng khô trông như những con thuyền bè (từ ghép đẳng lập) đang đi vào dòng nước xoáy. Trên bầu trời, chớp loé sáng rạch ngang chân trời. Một lúc sau, mưa bắt đầu ngớt dần. Chiếc cầu bảy sắc hiện ra cuối trời tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên kiến ai ngắm nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi. Sau cơn mưa, vạn vật như được tắm gội thay bộ quần áo mới. Em rất thích cơn mưa, nhờ cơn mưa mà không khí thật dễ chịu.
Vườn nhà em trồng rất nhiều hoa đẹp, nhưng em yêu quý nhất là những cây hoa cúc. Hoa cúc vừa đẹp, vừa thoang thoảng hương thơm lại mang nhiều ý nghĩa.
Bà em nói: Ngày xưa có một cô bé đi xin thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Cô được ông Tiên cho một bông hoa và bảo rằng bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống được ngần ấy tuổi. Trên đường về nhà cô bé đã đem những cánh hoa cúc ấy mà xé nhỏ ra để mong ước mẹ em được sống ở trên đời nhiều hơn nữa. Đó chính là câu chuyện về sự ra đời của bông hoa cúc.
Câu chuyện mà bà em kể làm cho em thêm yêu hoa cúc. Hoa cúc thân mềm và phỗng. Cũng tuỳ loại mà thân hoa to nhỏ khác nhau. Lá của hoa cúc sần sùi uốn lượn chứ không mượt mà như lá hoa hồng. Nói cung nhìn vẻ bề ngoài thì hoa cúc rất tầm thường và có khi còn không hay mắt nữa. Thế nhưng ẩn sau cái thân hình giản dị ấy lại là vẻ đẹp thầm kín sâu xa.
Hoa cúc đẹp nhất ở sức sống của mình. Cúc thường nở rộ vào lúc đầu thu và có khi kéo dài đến vài ba tháng. Lá hoa cúc, thân hoa cúc và cả những bông hoa nữa đều rất vững bền. Người ta có thể mua những đóa hoa về cắm và nếu chăm chút cẩn thận đến bình hoa, lại thường xuyên thay nước cắm thì hoa có thể nở đến hơn nửa tháng mới tàn. Vì thế nhiều người yêu hoa cúc vì nó là loài hoa mà vẻ đẹp chung thủy nhất.
Em yêu hoa cúc vì hoa có nhiều cách đan xen khéo léo vào nhau trông vô cùng thích mắt. Hương hoa cúc thoang thoảng và dịu nhẹ. Nó làm cho người ta cảm thấy khoan khoái và đôi khi hình như còn giảm bớt lo âu. Mùa nào cũng vậy, bao giờ bà em cũng chọn khá nhiều những bông hoa cúc mãn khai để làm trà hoa cúc. Em không biết bà đã chế biến thế nào, thế nhưng nhấm một chút nước trà em thấy nó rất thơm, một mùi thơm rất đặc trưng và rất lạ.
Chủ nhật nào cũng vậy, em theo mẹ đi bán những bông hoa cúc. Chợ hoa rực rỡ đủ sắc màu thế nhưng cái sắc vàng của cúc thì vô cùng dễ nhận ra. Bây giờ bên cạnh những bông cúc đại đóa (bông cúc lớn) màu vàng, nhà em còn trồng và bán những giống cúc đủ loại khác nhau: trắng, phớt hồng hay tím mát. Người ta mua hoa cúc cũng với nhiều mục đích. Người thì dùng để cắm, người thì mang đến những đám tang. Em không hiểu lắm nhưng mẹ em giải thích: hoa cúc tượng trưng cho sự yêu thương, cho sự thành công và những hoa cúc vàng còn tượng trưng cho quyền lực.
Gạt đi tất cả những ý nghĩa rối rắm kia, em cứ thế lớn lên và yêu những bông hoa cúc một cách chân thành. Hoa cúc không kiêu sa. Nó đẹp giản dị và sâu lắng. Phải chăng vì thế mà nó cứ gắn bó tự nhiên với những năm tháng tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc của em.
*giống: đều do người nước ngoài đến cai trị ấn độ
*khác:
_vương triều hồi giáo Đê-li áp đặt tôn giáo,phân biệt đối xử...nên thời gian tồn tại ngắn
_vương triều Mô-gôn thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,đặc biệt là dưới thời hoàng đế A-cơ-ba nên kinh tế ấn độ phát triển mạnh mẽ.tuy nhiên, đến thời con cháu của A-cơ-ba là Sa-gia-han và....(mình quên tên rồi) thì không còn được lòng dân như trước.kết quả là đến thời của Ao-reng-dép,vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn độ,thực dân Anh đã xâm chiếm toàn bộ nước ấn
Tham khảo: Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian thoải mái nhất với chúng tôi sau những giờ học tập căng thẳng. Dưới tán bàng xanh mát, từng nhóm học sinh tụ tập cùng nói cười vui vẻ. Giữa sân trường, các bạn nam đang chơi đá bóng vô cùng hào hứng trong tiếng cổ vũ, reo hò nhiệt tình của các bạn cổ động viên. Phía trong thư viện, căn phòng đọc là khoảng không gian tĩnh lặng dành cho các bạn muốn được được thư thái đọc sách. Mỗi bạn học sinh đều chọn cho mình một khoảng trời riêng trong thời gian giải lao để giải trí và thư giãn.
GIỐNG NHAU:
-cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên
-tạo điều kiện cho văn hóa phát triển
-áp bức thống trị nhân dân ẤN ĐỘ->sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suy yếu và sụp đổ
KHÁC NHAU:
*HỒI GIÁO ĐÊ-LI:
-năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm ẤN ĐỘ và lập ra vương triều Hồi giáo ĐÊ-LI
-chính sách cai trị:
+truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại
+tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo
+văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào ẤN ĐỘ,xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo và xây dựng kinh đô ĐÊ-LI thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới
*ẤN ĐỘ MÔGÔN:
-vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ)đến xâm chiếm ẤN ĐỘ lập ra vương triều MOGÔN(1526-1707)
-chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng ẤN ĐỘ hóa,xây dựng đất nước,đưa ẤN ĐỘ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A-CƠ-BA(1556-1605)
+xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc
+xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc
+đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường
+khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.
Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Câu thơ tiếp:
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.
Nguyên tác bằng chữ Hán:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền
Bản dịch:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Câu thơ tiếp:
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ cuối:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
tìm tên bài trên cốc cốc là giải đc bạn ạ