K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

cám ơn bn

24 tháng 12 2017

thanks

tau thi hổng tút òi mầy ơi,ta dưới tb òi,huhu,hic... T.T đời tau nó bùn,Tô Hà My ơi,m âu òi

Tô Hà My ú hú, t vx đc hsg bth, kkk :))

27 tháng 11 2018

thanks bn. Chúc bn giáng sinh vui vẻ và tết nhiều tiền lì xì nhớ khao mk nha

22 tháng 12 2016

Cảm ơn rất nhiềungaingung

13 tháng 9 2016

Tin nhắn ít hơn tui =))

13 tháng 9 2016

Tui trả lời bớt rồi

 

16 tháng 5 2018

mik FA nè

16 tháng 5 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp

19 tháng 4 2021

bai mơ đầu neu em la hiêu trưởng len phat bieu

19 tháng 4 2021

giúp em với

25 tháng 5 2018

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người, và văn chương - một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài, từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt, bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau, có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tử ong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.   
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy, nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

 k cho mk nhé

25 tháng 5 2018

Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alexei Peshkov đã vươn lên trở thành M.Go-rơ-ki, nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hóa vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp được một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến M.Go- rơ-ki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động ghê gớm của sách đối với minh trong một lời phát biểu giản dị:

“Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.

Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên.

Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.

Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại đã đi vào trang sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuộc sống của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.

Sách là thế, sách có sức mạnh như thế, cho nên M.Go-rơ-ki đã rất có lí khi nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới ''

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và hướng tới những điều tốt đẹp. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Bơ-ru-nô, Ga-li-lê về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đac-uyn về các giống loài, không chỉ giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Sêc-xi-pi-a, của Đi-dơ-rô, Mông-te-nhi-ơ rồi của Mác, Ăng-ghen… thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Ban-dăc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền. Đọc thơ Ta-go, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sông và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì… Thật không sao kể hết “những chân trời” mà các trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Go-rơ-ki cũng là tiếp nhận lời khuyên bảo hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy có một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều “mở rộng những chân trời mới”.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về trách nhiệm của mình, để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn. Nó ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó giúp con người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để xây dựng cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn. Nó phải làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Đọc những cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta. Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị và sức mạnh tinh thần.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những thị hiếu bản năng thấp hèn của con người.

Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm những hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, mê muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc trở nên khô cằn vì những thú tính độc ác, những ước muốn tầm thường ích kỉ, những tình cảm bạc nhược đớn hèn. Sách có thể làm cho tâm hồn con người cao đẹp hơn, nhưng cũng có thể là một thứ ma túy, một thứ thuốc độc cực kì nguy hiểm.

Bởi vậy, từ câu nói của nhà văn vô sản Nga, ta có thể tự xác định cho mình một thái độ đối với sách. Trước hết, phải biết quý trọng sách và coi việc đọc sách là một công việc rất cần thiết, vừa rất thú vị vừa rất bổ ích. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách, là một điều không thể chấp nhận được. Nhưng phải biết chọn sách để đọc. Không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không để bị lôi cuốn, bị những thị hiếu tầm thường, phải tìm đến những cuốn sách thực sự tốt, có ích. Mặt khác, đọc sách không chỉ là một sự hưởng thụ, mà còn là một cách hành động ở đời. Cho nên, đọc sách là để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn. Đọc sách mà không tiêu hóa được, không vận dụng được vào hành động, thì dẫu đọc hàng nghìn cuốn sách cũng không hơn gì cái tủ mọt đựng sách.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và mê đọc sách. Nhưng nếu xưa kia niềm vui ấy chỉ là đặc quyền của một số người rất nhỏ thì ngày nay là niềm vui, là quyền lợi của cả những con người bé nhỏ bình thường. Sách vẫn tiếp tục phát huy tác dụng kì diệu của nó. Ta không thể hình dung một thế giới không có sách. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn.

6 tháng 2 2018

khi đi thi có 1 điều mà e lo nhất......đó chính là........ngội cạnh nhưng thàng hok ngu,0 hỏi đc 1 câu mà toàn bị nó hỏi,thế mới cay,ai bị giống mjk thì k mjk nha

3 tháng 4 2017

Thi huyện từ cái đời nào rồi giờ bn mới hỏi =.=

3 tháng 4 2017

chưa bn à, huyện mk ngày 25,26/4 mới thi

7 tháng 4 2021

-                  Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

-         Bác Hồ là vị Cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.

-    Tự hào biết mấy Bác ơi

Bác cho con cả cuộc đời tự do

Hay:

      Con đang đi giữa đêm trường

Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con

       Công Cha như nước, như non

Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn.

-        Đố ai đếm hết vì sao

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.

Hoặc:

 Cụ Hồ như cột trụ đồng

Muốn lay chẳng ngã, muốn rung chẳng rời ...

- Hồ Chí Minh - Người là con sông lớn

Người là mặt trời, Người là mặt trăng.

Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh: Cái bụng ấm,

Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh: Mây thêu mặt trời hồng,

Mùa Thu nhắc tên Hồ Chí Minh: Mây lắng trời trong,

Mùa Xuân nhắc tên Hồ Chí Minh: Cây cỏ đâm nhựa trổ bông.

Đồng bào Ê đê, Gia lai, Ba na cũng thường hát:

Lên rừng nhắc tên Hồ Chí Minh/ quên cả chân chồn, leo dốc nhanh

Xuống đồng nhắc tên Hồ Chí Minh/ cấy lúa suốt ngày không thấy mệt.

Bữa ăn nhắc tên Hồ Chí Minh/ đôi đũa và cơm như và ngọc

Nằm ngủ nhắc tên Hồ Chí Minh/ trời tan bóng tối, ấm năm canh.

- Đất nước ta có Cụ Hồ

Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.

Hoặc:

Cụ Hồ cái bụng tốt thay

Đưa đến chòm này người cán bộ giỏi giang.

- Đất nước ta có Cụ Hồ

Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.

Hoặc:

Cụ Hồ cái bụng tốt thay

Đưa đến chòm này người cán bộ giỏi giang.

- Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo

Để giờ có núi, có đèo con qua.

Trường Sơn mây phủ, mưa sa

Chồn chân càng nhớ bước Cha mở đường.

- Tháp Mười đẹp nhứt bông sen

Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ

Bông sen thì để lễ chùa

Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.

- Cụ Hồ ở giữa lòng dân

Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê,

Mỗi khi thư Cụ gửi về

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng,

Ai ngoài muôn dặm trùng dương

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.

7 tháng 4 2021

 hình như là về tp Hồ Chí Minh chứ không phải là về Bác