K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 1 

1 D 

2 D 

3 B 

4 A 

5 D 

6 C 

7 A 

8 D 

9 B 

10 A

NHA BẠN 

BÀI 2 

1 A 

2 C 

3 A 

4 D 

5 C 

6 D 

7 B

8 B 

Tranh số 1: Cuộc thi nhảy xa bên hố cát cạnh con mương của bọn trẻ trong làng do chị Hà làm trọng tài, mấy cô cậu tí hon làm khán giả. Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo là Dũng Béo đã nhảy qua hố, nhưng chân bị nún sâu vào đất mềm, được các bạn "nhổ" lên. Người thứ ba là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi ngồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.

* Tranh số 2: Tôm Chíp bé nhất, nhảy sau cùng. Mặt cậu đỏ lên ái ngại. Các bạn cười và nói khích. Tôm Chíp tự ái lao lên nhưng đến gần hố cậu ta lại đứng sựng lại. Cả bọn cười, nhao nhao khích bác. Tôm Chíp vừa giận mình, vừa tức bạn, toan khóc. Chị Hà lại an ủi động viên.

* Tranh số 3: Tôm Chíp xin nhảy lại. Sắp đến hố nhảy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh bên bờ mương, Tôm Chíp vội chạy vòng qua hố nhảy, lao như bay tới bờ mương kịp cứu được một em bé ở sát mép nước bờ bên kia. Mọi người thở phào.

* Tranh số 4: Chị Hà và một số bạn nhỏ lội qua con mương. Cả bọn đều lè lưỡi không hiểu sao Tôm Chíp làm sao mà "bay" qua được con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố: "Tôm Chíp vô địch. Nhưng phải khám xem cậu ta có lắp chiếc cánh quạt nào không đã. Cả bọn cười ồ và phục Tôm Chíp ra mặt."

24 tháng 4 2021

Hôm ấy, bọn trẻ trong làng chọn hố cát cạnh con mương đào làm nơi tổ chức cuộc thi nhảy xa. Chị Hà được mời làm trọng tài. Khán giả là mấy cô cậu tí hon ngồi ở bên kia bờ mương mắt hau háu chờ xem.

Chị Hà dõng dạc hô:

-  Các thí sinh chuẩn bị! Người số một: Hưng!

         Hưng Tồ bậm bạch như một chú vịt chạy vào vị trí. Nghe tiếng hô: “Bắt đầu!”, nó lấy đà chạy nhanh đến bất ngờ. Gần đến nơi, miệng nó bặm lại. “Phốc”, nó nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Nó đứng dậy, hãnh diện nhìn mọi người.

        Người tiếp theo là Dũng Béo. Vừa nghe gọi tên, cậu đã vỗ đùi đen đét để thị uy. Rồi cậu cũng nhảy qua hố có phần dễ dàng hơn Hưng Tồ. Chỉ phải cái chân cậu lún sâu xuống lớp đất mềm khiến cả bọn phải xúm vào “nhổ” cậu lên. Cậu ta cười toe toét:

-  Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỉ lục.

        Người thứ ba vượt qua chiếc hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt, cậu ta đã từng thi nhảy xa cấp huyện. Xong việc, cậu nằm vắt chân chữ ngũ trên cỏ để chờ nhận giải.

       Chị Hà gọi đến Tôm Chip. Tôm Chip bé nhất bọn, tính tình lại rụt rè, mới nghe gọi tên mặt đã đỏ lên. Chị Hà ái ngại, bảo:

-  Nếu em không nhảy thì làm khán giả vậy.

Tôm Chip càng bối rối. Dũng Béo thấy vậy, cười, bảo:

-  Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia.

Có thể vì tự ái, Tôm Chip quyết định vào vị trí.

-  Hai...ba!

      Tôm Chip giật bắn người lao lên. Đến gần điểm đệm nhảy thì cậu đột nhiên đứng sựng lại, chân miết xuống đất.

-  Không nhảy được thì chạy qua.

-  Hay là để tớ cắp vào nách rồi nhảy qua.

-   Tớ cho cậu thành tích lúc nãy đây. - Dũng, Hưng và mấy bạn nhao nhao khích bác.

Tôm Chíp suýt khóc vì giận mình và các bạn. Chị Hà nhẹ nhàng an ủi:

-  Hay em để Dũng nhảy lại trước đã.

          Nhưng Tôm Chip quyết định nhảy lần thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Đúng lúc cậu đạp chân vào mô đất lao lên thì có tiếng kêu thất thanh phía bên kia bờ mương. Mọi người đang tập trung theo dõi cuộc thi nên chỉ có cậu mới trông thấy một bé trai, do xô đẩy, đang lăn theo bờ mương xuống dòng nước. Cậu lao nhanh như tên bắn. Đến gần hố nhảy, cậu quặt sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ. Khi đứa bé đã ờ sát mép nước. Tôm Chíp cũng đã tới bờ mương. Có tiếng hét tuyệt vọng. Lúc tất cả cùng nhận ra mối nguy hiểm thì họ cũng thấy Tôm Chíp đã nhảy như bay qua con mương kịp giữ đứa bé lại. Ai nấy thở phào.

         Chị Hà lội sang bờ mương bên kia. Mấy đứa lần lượt lội sang theo. Cả bọn đều lè lưỡi, lắc đầu không hiểu Tôm Chip làm thế nào để nhảy qua con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố:

-  Chức vô địch thuộc về Tôm Chíp. Nhưng phải khám xem nó có lắp chiếc cánh quạt nào không đã.

         Cả bọn cười ồ lên và phục Tôm Chíp ra mặt. Còn Tôm Chíp thì nhớ lại lúc đó cậu không nghĩ đến cuộc thi mà chỉ nghĩ đến việc cứu em bé khỏi rơi xuống nước.


 

11 tháng 11 2021

Một buổi sáng đẹp trời nữa lại về trên quê hương em. Mang đến một vẻ đẹp thanh tân và rạng ngời trên khắp nẻo đường. Và nơi đẹp nhất, chính là cánh đồng lúa ở đầu làng.

Đó là một buổi sáng mùa hè, mới 6 giờ sáng mà trời đã rõ ràng. Bầu trời cao và trong xanh, khắp quãng đồng không một gợn mây. Màu thiên thanh nhàn nhạt ấy, rộng và bao dung như một dòng sông đang chảy ngược lên trời. Từ phương xa, ông mặt trời ngất ngưởng nhô lên, chiếu những mảng sáng dịu nhẹ xuống cánh đồng lúa mênh mông ở phía dưới. Lúa lúc này đương thì con gái, tươi tốt và xanh nõn nã. Cái màu xanh non trẻ và mơn mởn ấy như thêm ngọt ngào hơn dưới ánh sáng buổi mai hồng. Trên từng cành lúa, vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm, long lanh như hạt ngọc quý. Nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một tấm thảm lớn. Bởi lối đi giữa các thửa đã bị lúa mọc lấn ra, nghiêng mình che đi hết. Và mỗi khi gió thổi qua, chúng lại chao đảo, lại va vào nhau như những cô bé, cậu bé tụm năm tụm bảy vui đùa. Thế là cả cảnh đồng như vùng biển xanh, sóng nước dập dềnh. Theo làn gió ấy, ta dễ dàng ngửi được mùi thơm bùi, nồng nàn của bông lúa còn vương mùi sữa, chưa già. Quyện trong đó, là mùi ngọt mát của sương đêm, mùi ngai ngái của lớp đất ẩm ướt dưới ruộng, mùi chan chát của lớp cỏ dại ven lối đi xuống ruộng. Tất cả hòa vào nhau, tạo nên một mùi hương đặc trưng khó tả của buổi sáng sớm. Cũng chính cơn gió ấy, làm cho người ta khoan khoái, dễ chịu bởi sự mát lạnh mà nó mang đến. Đó không phải cái mát lạnh tê buốt của mùa đông, mà là cái mát lạnh dễ chịu, khiến người ta run lên vì thích thú. Thỉnh thoảng, lại vang lên tiếng chim hót lảnh lót, vang lên từ những tán lá vòm cây, rồi nhanh chóng chìm khuất trong tiếng xì xào của ruộng lúa. Lác đác đằng xa, là những cô, những bác, những bà ra thăm lúa buổi sớm. Trên gương mặt ai cũng là sự vui tươi, hạnh phúc. Nhìn cánh đồng lúa tươi non, bừng bừng sức sống dưới ánh mai của ngày mới, họ tràn trề hi vọng về ngày mai đây, đồng lúa sẽ chín vàng và bội thu.

Những hình ảnh về cánh đồng lúa buổi sớm mai ấy, đến nay em vẫn còn nhớ rõ. Không phải vì nó tráng lệ, vì nó hùng vĩ, mà bởi vì đó là quê hương em. Là nơi mà dù có bao lâu nữa, cũng mãi là nơi tuyệt vời nhất để trở về.

11 tháng 11 2021

Nhắc đến làng quê đất Việt, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh cây đa, bến nước mộc mạc, tới hình ảnh lũy tre xanh ngút ngàn, tới con sông ngoằn ngoèo uốn lượn. Và một hình ảnh không thể không nhắc tới, đó chính là những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Mỗi sớm mai, cánh đồng lúa quê tôi lại càng tươi mới, đẹp một cách lạ kì.

Lúc trời chưa sáng rõ, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang ngủ say, đắm mình tận hưởng không khí mát lành sau trận mưa rào tối qua. Một vài bông lúa khẽ đu đưa theo làn gió nhẹ. Chắc chúng trở mình trong giấc ngủ đây mà. Một hồi sau, bầu trời sáng hẳn. Ông mặt trời ló dần sau đám mây trắng xốp, rọi chiếu muôn tia nắng vàng tươi xuống nhân gian. Thế là vạn vật thức giấc. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Tấm thảm đặc biệt này được đính vô vàn viên kim cương lấp lánh. Thân lúa, lá lúa, bông lúa đều đọng lại những giọt sương mai. Những giọt sương mai nhỏ xíu từng hạt nước, đùa vui trên cây lúa. Thân lúa mọc thẳng đứng để nâng đỡ những bông lúa cong cong như vàng trăng khuyết. Bông lúa vàng ươm, trĩu nặng.

Chị Gió cũng đón chào bình minh bằng những đợt thổi liên hồi, từ vi vu đến ào ào. Từng cây lúa ngả nghiêng theo chị. Lúa nối tiếp nhau ngả nghiêng tạo thành những đợt sóng chạy dài tới vô tận. Bỗng từ xa, một đàn cò trắng chao liệng trên bầu trời rồi sà xuống cánh đồng. Dường như các chú biết bông lúa đang trĩu hạt nên chỉ đậu trên bờ. Đàn cò trắng tinh như những chòm mây trên bầu trời kia, đứng rỉa lông, rỉa cánh rồi lắc lư cái đầu, cái mỏ để chiêng ngưỡng cánh đồng. Trên con đường làng chạy dài ven cánh đồng, các bác nông dân đã rôm rả ra đồng. Một vài thửa ruộng đã được các bác gặt hái, chỉ còn trơ lại những gốc rạ. Gương mặt các bác nhễ nhại mồ hôi. Nhưng tôi chẳng thấy trên những gương mặt chất phác đó thoáng chút mỏi mệt nào. Các bác đang mừng vui, phấn khởi bởi một năm mùa màng bội thu.

Mặt trời lên cao hơn, chừng giữa vòm trời, chiếu xuyên những tia nắng len qua các khóm lúa. Những giọt sương mai chẳng rõ trốn biệt đi đâu hết. Đàn cò cũng đã vút bay từ bao giờ. Trên cánh đồng chỉ còn những người nông dân cùng muôn cây lúa chín vàng. Sự vắng lặng càng làm tôi thấy cánh đồng đẹp. Và tôi biết những bông lúa ngả nghiêng để thầm cất vang khúc ca ngày mùa trong trái tim những người nông dân.

26 tháng 11 2018

Những bài thơ về Tuổi Học Trò



Người ta bảo màu tím là chung thuỷ
Tím chân thành son sắt của con tim
Tím u buồn với dáng dấp im lìm
Tím đau khổ của tình yêu đổ vỡ
Tím là sắc hoa màu nhung nhớ
Tím đoan trinh thể hiện ở tâm hồn
Tím âm thầm chịu đựng mọi cô đơn
Tím son sắt cho đi không đòi lại
Tím đã yêu ai là mãi mãi
Tím không cần nhung lụa với vàng son
Tím đơn sơ trong cuộc sống tâm hồn
Tím chấp nhận thả mình trong bóng tối
Tím bước đi không có hoa trải lối
Tím cuối đầu thua thiệt với quyền uy
Tím chua cay khi tình chẳng còn gì?
Tím u hoài với niềm đau chất ngất
Tím lặng lẽ yêu gió buốt vào lòng
Tím thương sầu ai có biết cho chăng?
Tím run rẩy dưới trời đông băng giá
Không hiểu sao tôi lại yêu màu tím
Có lẽ tím dại,tím buồn,tím cô đơn
Thương màu tím bơ vơ chiều chủ nhật
Phố lên đèn màu tím vẫn lang thang...!



Xao Xuyến

Lòng trong trắng như mùi thơm sách vở
Chưa một lần vướng bận những sầu đau
Chỉ bâng khuâng khi mùa hạ qua mau
Và sung sướng ngày khai trường chợt đến
Tuổi học trò biết bao là kỉ niệm


Bâng Khuâng Tháng 9

Tôi nghe tiếng trống trường bâng khuâng tháng 9
Nghoảng lại sau lưng mùa hạ đã qua rồi
Ai nép vội góc hiên trường bỡ ngỡ
Chờ heo may về vương tóc rối bay
Đốm phượng vĩ cất vào ngăn cặp mới
Thu soi gương tô bờ má thêm hồng
Đừng vẫy gió thả rơi mùa cũ vội
Kẻo nắng sân trường hỏi lá có vàng không?
Làn mắt biếc tiếng nói cười xao xuyến
Ai thênh thang trong một khúc giao mùa
Tôi khép lại đôi dòng lưu bút cũ
Gọi tháng 9 về nghe nhịp trống bâng khuâng


Học Trò

Ngày xưa nhớ tuổi học trò
Những chiều tan học mình chờ đợi nhau
Nhớ gì trong gió lao xao
Em cười trong mắt mà sao ngượng ngùng
Sao em tôi cũng ngượng ngùng
Từng màu hoa phượng thẹn thùng rụng rơi
Bài thơ đã viết hết lời
Muốn trao rồi ngại,ngại rồi không trao
Để mùa hạ ấy qua mau
Để rồi kỉ niệm đi vào tháng năm
Để giờ tôi đã xa xăm
Còn đâu trong gió tiếng thẹn thùng xưa


Những Bài Thơ Không Đề

1.Mực tím dễ thương áo trắng ai
Đừng đem mây xuống vắng chân trời
Em đi một bước ta dừng lại
Nghe tím dọc đường cỏ non phơi

2.Ngập ngừng áo trắng ô hay
Bài thơ lưu bút trao tay thẹn thùng
Đến rồi ngày đỏ rưng rưng
Con ve rã giọng trên lưng phượng hồng

3.Một chút thu vàng một chút xuân
Rằm trăng ngày ấy chẳng bâng khuâng
Tinh khôi trang giấy thơm mùi vở
Cỏ rối đường về không vướng chân

4.Áo nàng vàng tôi yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím

5.Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
Ai sẽ quên một thoáng trời hồng
Sẽ quên có một người đợi trông
Một kẻ đứng dọc đường mãi đợi

6.Vậy đó mà bỗng nhiên họ lớn
Tuổi 20 đã đến có ai ngờ?
Một hôm giai khúc mùa ve lại
Đứng ngẩn trông vời màu áo tuổi thơ

7.Xin được mãi là thiên thần áo trắng
Giọt mực hồn nhiên đậu lại trên tay
Xin nghe hoài loài sơn ca thánh thót
Của những ngày hoa nắng thơ ngây

8.Đừng đến nữa ngày giã từ lớp học
Đừng chia tay để rồi ai cũng khóc
Khi tất cả quanh mình hóa thân thương
Và đừng quên nghe một thuở học đường

9.Hững hờ gió thổi rung cây
Một bông hoa phượng rơi ngay đầu thềm
Ra sân định nhặt tặng em
Ngờ đâu em đã đến xem trước rồi

10.Kỉ niệm xưa ngỡ chừng như im bặt
Chợt hiện vế nguyên vẹn ở trong tim
Nghe bâng khuâng sao cứ muốn đi tìm
Tháng ngày qua lấm lem màu mực tím

11.Mấy nhịp cầu tre đưa ta về chốn cũ
Chút ân tình xin nhắn gởi về ai
Ngõ vắng năm xưa giờ còn chung kỉ niệm
Khi xa rồi còn đọng mãi trong tim


Trong hơi thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
“Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy”
“Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy”
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!
Em đã yêu anh, anh đã xa vời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường – chiếc lá buổi đầu tiên.

Nguồn : http://vforum.vn/diendan/showthread.php?34438-Tho-hay-ve-tuoi-hoc-tro-hoc-sinh

26 tháng 11 2018

Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, ai cũng có một thời cắp sách tới trường, ai cũng có những k‎ý ức thân thương của tuổi phượng hồng với bạn bè, Thầy Cô dưới mái trường thân yêu, để khi đã xa sẽ luôn nhớ và mang theo mình trong mỗi trang lưu bút, trong mỗi bước chân trên đường đời. Thời gian dần trôi đi, và dường như cuốn nó theo cái dòng chảy của thời gian, để rồi khi bất chợt nó ngồi nơi đây, nơi chỉ còn một mình nó, thì những kí ức của những người bạn , những hồi ức về tình cảm tuổi học trò lại ùa về với nó ... lung linh và thật đẹp. Trong những thời khắc ấy, có biết bao nhiêu những cảm xúc được thăng hoa thành những bài thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Những bài thơ ấy như một sự gửi gắm những tình cảm và nỗi niềm của một thời học sinh. Hãy cùng Toplist theo chân những cảm xúc thăng hoa ấy qua các bài thơ viết về tuổi học trò nhé bạn thân mến!

26 tháng 12 2017

Những khó khăn của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám:

  • Nạn đói xảy ra khắp nơi khiến hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn.
  • Hơn 90% dân số mù chữ, không biết viết chữ.
  • Thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
26 tháng 12 2017

a. Về đối nội : Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
+ Nạn đói :
• Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
• Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
• Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
+ Nạn dốt :
• Hơn 90% dân số không biết chữ.
• Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan.
+ Ngân sách cạn kiệt
• Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó có đến một nửa là tiền rách không dùng được.
• Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
• Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
b. Về đối ngoại :
+ Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) : Hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt đảng Cộng Sản đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng.Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phải động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.
+ Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
• Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
• Các lực lượng phản động thân Pháp như đảng đại Việt, một số giáo phái…hoạt động trở lại và chống phá cách mạng.
• Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước…..
Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

15 tháng 11 2021

 T I C K cho mk đi mà

15 tháng 11 2021

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

3 tháng 1 2022

Trong các nghệ sĩ hài trẻ, em có ấn tượng rất tốt với chú Trường Giang, một diễn viên hài mới chỉ nổi lên cách đây vài năm. Nhưng bằng thực lực cùng khả năng diễn xuất tuyệt vời chú đã có được một vị trí vững chắc trong làng hài Việt Nam.

Chú Trường Giang không có một vóc dáng đẹp, trông chú hơi thấp, dáng người mập mạp, bụng tròn tròn, trông rất dễ mến với nước da trắng hồng hào, khỏe mạnh. Khuôn mặt tròn tròn, phúc hậu với đôi mắt to, sáng, phía trên là đôi lông mày rậm rạp. Khóe miệng lúc nào cũng như đang mỉm cười, rất duyên dáng. Chú là một người hòa đồng và dễ mến, từ trên sân khấu hay phía sau hậu trường, cách nói chuyện dí dỏm hài hước, cùng những hành động quan tâm mọi người khiến chú rất được yêu quý. Trên sân khấu,chú  Trường Giang chủ yếu chọn những vai diễn đặc biệt như vai ông già - đây là vai diễn thương hiệu của anh, vai trẻ con, vai thằng ngốc, thằng hề... Đặc điểm chung của các nhân vật này là phong cách ăn mặc có phần quái dị, khác người, tính cách cũng có phần đặc biệt. Nhưng dù là ở vai trò nào chú Trường Giang đều xuất sắc mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái, bởi lối diễn cường điệu, lối đối đáp hài hước hóm hỉnh, khiến cho các nhân vật mà chú hóa thân thành trở nên đặc biệt trong mắt người xem. Trong thời gian gần đây chú Trường Giang còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và MC, khán giả như thấy một chú  Trường Giang khác, bớt hóm hỉnh, thêm vào đó là sự nghiêm túc, đĩnh đạc nhưng không kém phần hoạt ngôn trong những bộ trang phục lịch sự.

Em rất yêu quý chú Trường Giang, nhờ chú mà gia đình em có những giờ phút quây quần, thư giãn đầy ắp tiếng cười. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới chú Trường Giang sẽ phấn đấu hơn trong sự nghiệp, cho ra những tác phẩm, những bộ phim mới mẻ và hấp dẫn để phục vụ khán giả.

3 tháng 1 2022

kick cho c nha

11 tháng 10 2020

a ngược - xuôi

b đói - no

c trẻ - già

hok tot 

tk cho mk nha bn

20 tháng 11 2023

Lích cha lích chích vành khuyên . Mổ từng hạt nắng đọng nguyên sắc vàng

11 tháng 10 2021

Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà cho ta thấy một sự hòa quyện tuyệt vời giữa con người với thiên nhiên. Trong một đêm trăng êm ả bên sông Đà, những tháp khoan, những chiếc xe ủi, xe ben trở về trạng thái im lìm, chỉ còn tiếng đàn ngân nga. Đoạn thơ trở nên vô cùng sinh động thông qua tài năng của tác giả. Bằng việc sử dụng biện pháp nhân hóa, những sự vật ở công trường sông đà hiện lên thật sinh động "nhô lên trời ngẫm nghĩ", "sóng vai nhau nằm nghỉ". Những sự vật tưởng như vô tri vô giác hóa ra cũng có suy nghĩ có tình cảm. Sau một ngày lao động vất vả, chúng cũng biết mỏi mệt, cũng cần nghỉ ngơi. Tiếng đàn ngân lên khi ấy như một lời an ủi vỗ về. Từ láy "ngân nga" được tác giả khéo léo sử dụng vẽ nên một khung cảnh vừa giàu hình ảnh lại sinh động bởi thanh âm. Tất cả cho ta cảm nhận về một đêm trăng tuyệt đẹp nơi công trường sông Đà, nơi có sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. 

^HT^

Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà. Hình ảnh đẹp nhất được gợi lên đó là:

“Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”

Đó là hình ảnh mang đậm ý nghĩa sâu sắc giữa con người và thiên nhiên hòa quện, gắn bó với nhau thật là đẹp đẽ. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa trong đêm trăng như lay động cả mặt nước sông Đà, làm cho dòng sông như dòng trăng lấp loáng nên thơ.

@Cỏ

#Forever

2 tháng 8 2018

NGÀY 1/6 LÀ NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI!!!

K MK NHA!!!!

2 tháng 8 2018

Là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi nha bạn