K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2021

trường thọ và đoản thọ nhé,mình mới học (trường thọ cả 2 lần đều đặt)

Chuẩn mk ko hiểu mấy ý nên phải hỏi

7 tháng 2 2018

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào còn nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào “trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu :

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoản thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

24 tháng 2 2021
A) "vôi vữa" B) " trường thọ" , "đoản thọ" Đáp án đó nhé bạn hiền ơi
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) 1. Đọc thầm bài văn: Vương quốc vắng nụ cười​       Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn....
Đọc tiếp

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

1. Đọc thầm bài văn:

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

557
15 tháng 5 2021

lại lười đến mức độ này nx :vvvvvv

15 tháng 5 2021

Câu 3: A

Câu 4:C

Câu 5:C

Câu 6:A

Câu 7:B

Câu 8:C

Câu 9: B 

Câu 10: Ngày xửa ngày xưa là trạng ngữ và chỉ thời gian !!

10 tháng 7 2017

a) Trạng ngữ trả lời câu hỏi : Bằng cái gì ?

b) Trạng ngữ trả lời câu hỏi : Với cái gì ?

                                                                                               Thổi SáoVua nước nọ thích nghe sáo mà phải mấy trăm người cùng thổi một lúc. Trong ba trăm người ấy, có người tên Đông Quách không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương ăn.Đến khi vua mất, thái tử nối ngôi. Ông vua con này cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một.A) Viết...
Đọc tiếp

                                                                                               Thổi Sáo

Vua nước nọ thích nghe sáo mà phải mấy trăm người cùng thổi một lúc. Trong ba trăm người ấy, có người tên Đông Quách không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương ăn.

Đến khi vua mất, thái tử nối ngôi. Ông vua con này cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một.

A) Viết tiếp một đoạn văn phù hợp với hai đoạn văn đã dẫn trên, sao cho chuyện Thổi Sáo có ý nghĩa: kẻ không có năng lực thật sự, khi không dựa dẫm được vào đâu, đành phải tự loại mình ra khỏi đội ngũ.

B) Viết tiếp một đoạn văn cuối cùng của câu chuyện Thổi Sáo có ý nghĩa:  kẻ không có năng lực thật sự, chỉ biết dựa dẫm vào người khác thế nào cũng bị trừng phạt.

2
9 tháng 2 2020

A) Ông vua con đã tổ chức cho từng người thổi sáo rồi phát từng đồng lương cho các người thổi hay. Mọi chuyện đều diễn ra rất thanh thản, tiếng sáo vi vu, bay cao mãi trên bầu trời lộng gió. Bỗng chốc, đã đến lượt tên Đông Quách. Ông ta sợ quá, tay cầm chiếc sáo run run. Thổi không lên tiếng, khi lên thì tiếng vọng chóe ra. Khi ông vua con nghe xong, ông ta liền đuổi Đông Quách ra khỏi đội ngũ, và từ đó trở đi, ông không bao giờ dữa dẫm, kiếm đồng lương trên sức lao động của người khác.

B) Không những ông bị đuổi, Đông Quách còn bị phạt 100 roi vì việc làm trắng trợn này. Khi bị sử xong, ông vua có nói với Đông Quách mà ông thấm thía mãi : " Ngươi hãy nghe rõ đây, kẻ nào không có năng lực, chỉ biết dựa dẫm vào người khác thì người đó trước sau gì cũng bị trừng phạt thích đáng. Hãy kiến lấy một công việc vừa sức mình mà làm để trở thành con người tốt đi Đông Quách".

9 tháng 2 2020

có ông va của các loài chim rất thính nghe hót mà ông ta có cả một đột chim để hót có con chim quạ mội lần xem xong hót lại thấy các con chim trong đội được nhận qua thì nó mới nghĩ là nếu nó ma được vào thì sẽ ấm no . koong ngơ sau khi vua chim chết thái tử nối ngôi và ông ta chi thích nghe thổi sào riêng vì vậy con quạ phải trốn khỏi đội . hay không mình tự nghĩ đó

Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau :a) Tiếng có âm ch hoặc tr:Đãng trí bác học      Một nhà bác học có tính đãng ..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà ..... thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .- Thôi, ngài không cần xuất ..... vé nữa.- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói...
Đọc tiếp

Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau :

a) Tiếng có âm ch hoặc tr:

Đãng trí bác học

 

   Một nhà bác học có tính đãng ..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà ..... thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .

- Thôi, ngài không cần xuất ..... vé nữa.

- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :

- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:

Vị thuốc quý

   Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ ..... bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :

- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ :

Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười :

- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những ..... đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt ..... ngài phải vận động.

1
24 tháng 8 2017

a) Tiếng có âm ch hoặc tr:

Đãng trí bác học

   Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vế đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo .

- Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.

- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói :

- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ !

b) Tiếng có vần uôt hoặc uôc:

Vị thuốc quý

   Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông :

- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ :

Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười :

- Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.

Tối đa 1 bài văn 5 điểm.Chấm văn mình bao nhiêu điểm comment!Mai mình thi Văn nhưng sợ không đc hay,giúp mk nha,trừ điểm hỏi đáp c đc còn hơn điểm thi kém:Tục ngữ có câu"Ở hiền gặp lành".Trong cuộc sống,câu tục ngữ của các cụ thời xưa ẩn dấu sau đó là một ý nghĩa sâu xa nói về người ăn ở tốt thì sẽ được đáp lại bằng những hình thức tốt đẹp.Có những câu truyện cũng mang...
Đọc tiếp

Tối đa 1 bài văn 5 điểm.Chấm văn mình bao nhiêu điểm comment!Mai mình thi Văn nhưng sợ không đc hay,giúp mk nha,trừ điểm hỏi đáp c đc còn hơn điểm thi kém:

Tục ngữ có câu"Ở hiền gặp lành".Trong cuộc sống,câu tục ngữ của các cụ thời xưa ẩn dấu sau đó là một ý nghĩa sâu xa nói về người ăn ở tốt thì sẽ được đáp lại bằng những hình thức tốt đẹp.Có những câu truyện cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp ấy,gồm có câu truyện"Nàng tiên Ốc".

Ngày xửa ngày xưa,ở một làng nọ có bà lão nghèo,sống độc thân quanh năm chỉ mò cua bắt ốc kiếm sống.Bà sống rất tốt với xóm làng,làn da nhăn nheo sạm đi vì gió má,bộ đồ nâu sờn chỉ với nhiều mụn vá và đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ đã quá quen thuộc với hàng xóm gần nhà bà.

Một hôm,bà lại ra đồng mò con tôm con tép.Mãi vẫn chưa tìm được dù chỉ là con tép nhỏ.Bà lão chán nản nhủ thầm:"Giờ mà về nhà tay không mình cũng không còn chút lương nào để ăn nữa.Thôi thì mò nốt lần này,không được thì mình đành về thôi."Lần này,bà mò được rất nhiều tôm tép,trong đó có một con ốc vỏ biêng biếc xanh nom rất đẹp không giống những con ốc khác.Ngắm con ốc,bà thích lắm nên không bán mà thả vào trong chum nước.

Sáng hôm sau,trời vừa hửng nắng thì bà lão ra đồng làm việc.Mãi đến trưa,bà lão mới về tới nhà.Bà ngạc nhiên khi thấy sân nhà sạch sẽ,vườn sau tươi sạch cỏ,đàn lợn đã được ăn nằm ngủ no nê,bước vào nhà là mâm cơm đã được ai đó nấu và dọn ra rất tinh tươm.Tối đó,bà lão trằn trọc không ngủ được và quyết tâm tìm được vị ơn công đã giúp mình.Sáng sớm,bà vờ đi làm,đi đến nửa đường rồi bà lại quay về nhà.Nấp sau hàng cây,bà lão nhìn ra phía sân nhà.Không lâu sau,bà chợt nhìn thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước.Làn da trắng hồng,môi đỏ mọng,mái tóc dài đen mượt và dáng đi nhanh nhẹn ấy vội mất đi vào trong nhà.Thấy thế,bà lão tới gần chum nước đập vỡ vỏ ốc xanh không cho chui vào nữa.Thấy tiếng động lạ,nàng tiên vội chạy về phía chum nước thì gặp bà lão ôm chầm lấy mình.Bà lão cảm động nói:"Gìa ở đây có một mình,nếu có thể,con hãy ở đây làm con già con nhé!".Nàng tiên Ốc đồng ý,kể từ đó,dưới mái tranh nghèo dù không có gì nhưng hai mẹ con bà lão tốt bụng sống với nhau rất đầm ấm.

Qua câu truyện trên muốn khuyên chúng ta rằng:Ở hiền thì lại gặp hiền,người ngay thì được Phật tiên độ trì.Trong cuộc sống phải sống có trái tim nhân hậu,giúp đỡ lẫn nhau,giúp đỡ người gặp khó khăn bằng cả tái tim của mình.Ở lớp phải biết giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.

1
7 tháng 1 2020

Bạn làm văn hay đó,thang điểm tối đa là 5 hả ??? Vậy thì 4,5 nè

1) Người lớn là mẹ đứa bé

2) Tay phải

3) Quả bóng

4) Con người

5)  Để gặp được nhà vua, người đó phải nói “tôi sẽ bị treo cổ!”. Nếu như câu nói này là đúng thì anh ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem anh ta đi chém đầu thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của là sai, mà nếu vậy thì anh ta sẽ bị treo cổ, nhưng nếu treo cổ thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” lại là đúng. Vua cũng thua!

16 tháng 7 2018

Người lớn là mẹ của người bé.
Tay phải.

Quả bóng.

Con người.
Tôi sẽ bị treo cổ .

28 tháng 1 2018

- Cách 1 :

Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương !

- Cách 2 :

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! (thôi, nào)

- Cách 3 :

Xin (mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !

Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu:

(1) Không thể để những kẻ…… phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên.

(2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có…….

(3) Dập dìu…………………….

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

trả lời : (1) tài hèn đức mọn (2) tài cao đức trọng (3) tài tử giai nhân

# chúc bạn học tốt #

1 tháng 5 2020

thank you bạn nha