Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tick thì có ý nghĩ gì chứ
bọn mk cần học 24 tick chứ ko cần bạn tick
Tằng Tham cẩn trọng tuân theo lời dạy của thầy
Ở tuổi 16, Tằng Tham trở thành học trò của Khổng Tử. Ông siêng học và cẩn trọng tuân theo những lời chỉ dạy của thầy, và là người chủ yếu truyền bá và kế thừa học thuyết của Khổng Tử. Ông đề xuất: “Hàng ngày tự xét bản thân nhiều lần”, có nghĩa là hàng ngày ông liên tục tự xét bản thân minh để xem mình đã làm tận tâm tận lực vì người khác chưa, đối với bạn bè bằng hữu có chân thành không, hay đã nghiêm túc chăm chỉ ôn tập bài vở mà thầy truyền thụ chưa.
Có một điển cố nổi tiếng: Tằng Tham thể hiện sự tôn kính kể rằng, có lần khi Tằng Tham đang ngồi bên cạnh Khổng Tử, Khổng Tử hỏi ông rằng: “Các vị quân vương xưa kia có đức hạnh tột bậc và lí luận vô cùng thâm sâu mà họ dùng để giáo hóa dân chúng trong thiên hạ. Trò có biết vì sao mọi người có thể chung sống hòa thuận với nhau và không có sự bất mãn giữa quân vương với quần thần?”
Tằng Tham nghe xong, biết rằng Khổng Tử sắp chỉ bảo cho mình những đạo lý sâu sắc, ông lập tức đứng dậy và đứng bên mép chiếu. Sau đó ông cung kính trả lời: “Đệ tử chưa đủ thông minh để có khả năng hiểu được nguyên do. Thỉnh sư phụ chỉ bảo”.
Đây thực sự là một hành động vô cùng lễ phép. Về sau, rất nhiều người đã học tập theo lễ nghi này của Tằng Tham.
Sau khi cùng Khổng Tử rời nước Sở trở về nước Lỗ, ngày nào cũng vậy, Tằng Tham ban ngày cày ruộng và buổi tối thì học cho tới tận đêm khuya. Do không đảm nhận chức quan nào nên cuộc sống của ông vô cùng khó khăn.
Vua nước Lỗ khi đó nghe nói đến phẩm hạnh của Tằng Tham, đã quyết định tặng ông một thực ấp. Tằng Tham kiên quyết từ chối, nói rằng ông không làm thì không hưởng. Sứ giả được phái đến thuyết phục ông: “Không phải do tiên sinh cầu xin thì sao lại không nhận?”
Tằng Tham chân thành đáp: “Tôi thường nghe người ta nói rằng kẻ cho thì kiêu ngạo, kẻ nhận thì phải khúm núm. Cho dù người cho đó không hề kiêu ngạo, làm sao tôi có thể không khúm núm?”Khổng Tử biết được sự việc này, ông đã khen ngợi học trò: “Lời nói của Tằng Tham đủ để giữ tròn tiết tháo của trò ấy”.
Sau khi Khổng Tử mất, Tằng Tham và những đệ tử khác như Tử Hạ, Tử Trương, Tử Du và Hữu Nhược thương xót để tang ba năm. Khi hết ba năm, họ cùng nhau hành đại lễ tại mộ của Khổng Tử và sau đó nức nở khóc quay trở về.
Tử Hạ, Tử Trương và Tử Du sau đó đề xuất: “Hữu Nhược tướng mạo rất giống thầy, chúng ta có thể coi anh ấy là thầy Khổng Tử và đối với anh ấy thành tâm và lễ tiết như đã làm với thầy Khổng Tử. Làm vậy cũng là thể hiện sự tôn kính với thầy”.
Tằng Tham nghe vậy vô cùng tức giận và lập tức phản đối. Ông nghiêm chỉnh nói: “Chúng ta không được làm vậy. Đức hạnh của thầy vô cùng thuần khiết, tựa như được gột sạch bởi nước sông tinh khiết, và sáng chói tựa như được tắm bởi ánh dương mùa thu. Đức của ngài cũng thần thánh thiêng liêng như trời đất rộng lớn vô biên. Làm sao ngài có thể được so sánh với một người có tướng mạo giống ngài?”.
Mọi người đều kinh ngạc trước những gì Tằng Tham nói, và vô cùng cảm động trước sự đối đãi chân thành đối với thầy cũng như lễ nghi cẩn thận tỉ mỉ của ông.
mình tìm được trên mạng đó!
Mình viết một câu chuyện cảm động nhé !
Tiêu đề chuyện: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại
Câu chuyện:
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.
“Con yêu cha.”
⇒ Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.
Kịch gia đình
Đây là bữa cơm tối gia đình tôi không mong đợi nhất. Mẹ vẫn như mọi ngày, loay hoay nêm món canh, nếm thử bát nước chấm đã vừa miệng chưa. Mẹ làm bữa cơm tối bằng cả niềm vinh hạnh của người phụ nữ, của người vợ đảm đang, của người đàn bà hạnh phúc nhất thế gian. Bố đã ngồi vào bàn và tấm tắc khen ngợi:
– Hôm nay, em nấu món gì mà thơm phức! Anh vừa vào đến cửa đã bị hương thơm làm tê tái…
Mẹ cười, có thể mẹ biết bố “nịnh đầm”, nhưng đôi mắt vẫn ngời lên niềm sung sướng khôn tả .Tôi là người ngồi vào bàn ăn muộn nhất, thậm chí tôi còn muốn bỏ ăn tối nay. Nhưng tôi đâu thể bỏ ăn từ giờ đến mãi ngày sau?
Ánh sáng ngọn đèn chùm làm tôi choáng váng. Tiếng bố nhai rau ráu làm tôi e tai. Ngồi đối diện bố, mỗi lúc, tôi càng không dám nhìn bố lâu, không dám nhìn thẳng vào mắt bố. Trong lúc đầu tôi hãy còn rối ren những suy nghĩ, thức ăn trong miệng không phân biệt được vị nhạt hay cay thì tôi bỗng buột miệng:
– Dự án của bố và chú Đạt đã triển khai đến đâu rồi?
– Ái chà! Con gái hôm nay quan tâm công việc của bố nữa à!
– …
Tôi đã đáp lại gì? Đầu tôi không nhớ, miệng tôi không thể kiểm soát. Tôi chỉ biết bố đã phản bội mẹ. Phản bội! Phản bội? Phản bội! Mới chiều nay thôi, đôi tay tôi khờ dại lần giở từng trang viết đầy ắp chữ của bố, những nét chữ hư hao vì cuộc đời khắc nghiệt. Những nét chữ màu xanh, ôi cuốn nhật ký của người đàn ông bất hạnh! “Ngày tháng năm”, bố viết, “suốt một tuần lễ anh không gặp Đạt. Đạt giận anh. Đạt về quê cả tuần nay rồi. Làm sao anh dám nhìn thẳng vào mắt Đạt và nói “anh yêu Đạt”? Xã hội này cho phép hai thằng đàn ông yêu nhau không? Đạt nói một, nhưng anh hiểu mười. Anh hiểu Đạt muốn anh nói minh bạch về mối quan hệ của chúng ta. Anh cũng muốn chúng ta đường hoàng chính chính, bên nhau và yêu nhau. Nhưng ngoài kia bao ánh mắt, anh sợ lắm Đạt à! Anh sợ điều gì ư? Anh cũng không biết, những gươm đao vô hình sẽ giết chết chúng ta bất cứ lúc nào cũng nên.”
Rồi những ngày tháng không tên kéo đến. Bố và chú Đạt bên nhau, yêu nhau thầm lặng. Mối tình thầm lặng của họ bỗng nổi sóng khi mẹ tôi xuất hiện. Mẹ ơi, con phải làm chi đây?
“Ngày tháng năm,
Hôm nay Hồng đến thăm, may quá, đúng lúc Đạt có chuyến công tác xa. Mấy lần, tôi thấy Đạt buồn khi Hồng đưa cho tôi giỏ trái cây. Hồng chu đáo là thế. Hồng yêu tôi là thế. Nhưng tôi không thể yêu Hồng. Tôi chỉ xem Hồng là em gái. Lòng tôi chỉ có Đạt! Chỉ có Đạt!
Tôi biết nói làm sao với Hồng, để em đừng buồn, đừng đến tìm tôi nữa? Tôi biết làm sao để Đạt thôi buồn, để không phải nơm nớp lo sợ một ngày tôi và Đạt sẽ mất nhau? Tôi biết, Đạt sợ sẽ có ngày tôi nên duyên trăm năm với người con gái khác, có thể là Hồng, hoặc cũng có thể là những cô gái vây quanh tôi những lúc tôi buông tiếng đàn…”
Mẹ tôi vẫn cười hạnh phúc trong bữa cơm gia đình đầm ấm. Bố gắp cho mẹ thức ăn. Trông bố thật hạnh phúc. Một người đàn ông thành đạt, có nhà cao, có xe đẹp, có vợ hiền, có con ngoan… Nhưng bố có hạnh phúc thật không, khi đến ngày hôm nay bố vẫn phải lén lút ngoại tình với chú Đạt?
“Ngày tháng năm,
Như thế là ổn thỏa. Tôi cho Hồng những gì em muốn, một người chồng giỏi giang, một ngôi nhà sang trọng, một thiên chức làm mẹ, một vinh hạnh làm vợ… Em hạnh phúc mỗi ngày. Còn Đạt? Đạt bôn ba, tôi chỉ ao ước giúp Đạt được nhiều hơn. Chỉ có cách này thì tôi mới có thể bên cạnh Đạt được cả đời. Nếu yêu nhau ngoài sáng sẽ bị những định kiến xã hội bức tử, thì chúng tôi sẽ yêu nhau trong tối, yêu nhau được cả đời!
Tình yêu là thứ mỏng mảnh, dễ thay đổi, dễ đánh mất. Huống chi tôi và Đạt yêu nhau không ràng buộc. Nếu lỡ một ngày em chán ngán, tôi vẫn còn gia đình là nơi trở về, dựa vào qua cơn khủng hoảng. Nhưng nếu tôi và Đạt bất chấp yêu nhau, tôi chỉ sợ rồi một ngày tôi sẽ mất hết.
Tôi yêu Đạt. Tôi yêu Đạt. Tôi yêu Đạt.”
Chú Đạt nhỏ hơn bố tôi bốn tuổi. Chú trông còn trẻ so với tuổi tác ghi trên giấy tờ. Nhìn tấm ảnh bố và chú chụp chung ngày còn học đại học tại chức, tôi mới biết chú không già đi nhiều. Tấm ảnh ấy, bố tôi giữ kỹ lắm, ép vào cuốn nhật ký mấy mươi năm nay. Và ngày qua ngày, bố và chú Đạt vẫn bên cạnh nhau hạnh phúc biết mấy, chỉ mẹ tôi khốn khổ mà bà đâu hay? Mẹ còn lầm tưởng hai người họ là tri kỷ.
Nhớ lại những dòng chữ, nhớ lại tấm ảnh ngày xưa cũ, tôi thở dài ngao ngán. Mẹ tôi vẫn cười hạnh phúc trong bữa cơm. Tôi lại buột miệng:
– Bố với chú Đạt, lần nào hợp tác làm ăn cũng suôn sẻ, cũng lợi nhuận thật nhiều!
– Dự án lần này – bố tôi đáp – lợi nhuận thu về, bố sẽ cho hai mẹ con du lịch nước ngoài một chuyến! Mẹ con em là nhất nhé!
Tôi cười khoái chí như ra điều hưởng ứng. Trong giây phút này đây, tôi và bố đã đóng tròn vai cho vở kịch của gia đình. Mẹ vừa là diễn viên góp mặt cho tròn vở kịch, vừa là khán giả ngây thơ, sống trong kịch mà cứ ngỡ cuộc đời. Tôi thầm trách mình đã trở thành đồng minh của bố, chống lại mẹ. Tôi ủng hộ “ngoại tình”, ủng hộ “bố yêu người đồng tính phản bội mẹ” sao?
Tôi ngả lưng xuống giường. Đầu óc có khi thì trống rỗng, khi thì rối mù như mớ tơ vò. Tôi có nên nói cho mẹ biết bi kịch mà bà đang gồng gánh mấy mươi năm nay? Nhưng liệu nói rồi, gia đình tôi sẽ còn tiếp tục vở kịch đầm ấm này không, hay chỉ còn lôi vũ và nước mắt? Bố liệu sẽ bỏ rơi mẹ con tôi, đi về phía chú Đạt, hay chấp nhận sống trong vở kịch không hồi kết?
Đêm, tôi mơ thấy mình lạc vào mê lộ của cha xây nên, dành cho con gái!