K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2016

Bức tranh trên vẽ về một trong những truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc Việt Nam. Bức tranh vẽ cảnh một gia đình đến nhà ông bà để chúc Tết. Vẻ mặt của mọi người ai ai cũng vui vẻ, háo hức. Thằng bé thì hớn hở đưa hai tay ra nhận lì xì đỏ đầu năm của bà, nhìn mà ngắm nghía, thích thú. Hai ông nội và ngoại ngồi uống trà, nói chuyện năm mới. Bà cười móm mém khi nhìn thấy cháu mình trưởng thành, khôn lớn, học giỏi theo từng ngày. Cha mẹ thì mang những món quàý nghĩa ngày Tết đến thăm ông bà : nào là bánh chưng, kẹo mứt, rượu ... để chúc sức khoẻ ông bà. Cây đào đã nở rộ đón chào năm mới. Không khí gia đình ngày Tết mới ấm cúng làm sao. Những hành động này của con cháu đã tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn tới công lao sinh thành, nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình. Em mong cả gia đình em cũng có truyền thống tốt đẹp như vậy. Đây quả thực là một bức tranh thật ý nghĩa !

Chúc bạn hc tốt !

Gia đình sum họp thật sự rất vui. Mình mất bố từ sớm nên cảnh này sẽ không bao giờ xảy ra. Gia đình sum họp là thời gian mà mọi người trong gia đình có thể tâm sự, nói chuyện với nhau để giải trí. Và mỗi người rất cần khoảng khắc này vì nó có ý nghĩa rất lớn. Và chắc chắn, ai trong số chúng ta cũng thế và mình cũng vậy thôi.

5 tháng 5 2021

Giúp mình với các bạn ơi!

19 tháng 11 2019

Mình viết một câu chuyện cảm động nhé !

Tiêu đề chuyện: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại

Câu chuyện:

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.

“Con yêu cha.”

Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.

26 tháng 11 2019

Kịch gia đình

Đây là bữa cơm tối gia đình tôi không mong đợi nhất. Mẹ vẫn như mọi ngày, loay hoay nêm món canh, nếm thử bát nước chấm đã vừa miệng chưa. Mẹ làm bữa cơm tối bằng cả niềm vinh hạnh của người phụ nữ, của người vợ đảm đang, của người đàn bà hạnh phúc nhất thế gian. Bố đã ngồi vào bàn và tấm tắc khen ngợi:

– Hôm nay, em nấu món gì mà thơm phức! Anh vừa vào đến cửa đã bị hương thơm làm tê tái…

Mẹ cười, có thể mẹ biết bố “nịnh đầm”, nhưng đôi mắt vẫn ngời lên niềm sung sướng khôn tả .Tôi là người ngồi vào bàn ăn muộn nhất, thậm chí tôi còn muốn bỏ ăn tối nay. Nhưng tôi đâu thể bỏ ăn từ giờ đến mãi ngày sau?

Ánh sáng ngọn đèn chùm làm tôi choáng váng. Tiếng bố nhai rau ráu làm tôi e tai. Ngồi đối diện bố, mỗi lúc, tôi càng không dám nhìn bố lâu, không dám nhìn thẳng vào mắt bố. Trong lúc đầu tôi hãy còn rối ren những suy nghĩ, thức ăn trong miệng không phân biệt được vị nhạt hay cay thì tôi bỗng buột miệng:

– Dự án của bố và chú Đạt đã triển khai đến đâu rồi?

– Ái chà! Con gái hôm nay quan tâm công việc của bố nữa à!

– …

Tôi đã đáp lại gì? Đầu tôi không nhớ, miệng tôi không thể kiểm soát. Tôi chỉ biết bố đã phản bội mẹ. Phản bội! Phản bội? Phản bội! Mới chiều nay thôi, đôi tay tôi khờ dại lần giở từng trang viết đầy ắp chữ của bố, những nét chữ hư hao vì cuộc đời khắc nghiệt. Những nét chữ màu xanh, ôi cuốn nhật ký của người đàn ông bất hạnh! “Ngày tháng năm”, bố viết, “suốt một tuần lễ anh không gặp Đạt. Đạt giận anh. Đạt về quê cả tuần nay rồi. Làm sao anh dám nhìn thẳng vào mắt Đạt và nói “anh yêu Đạt”? Xã hội này cho phép hai thằng đàn ông yêu nhau không? Đạt nói một, nhưng anh hiểu mười. Anh hiểu Đạt muốn anh nói minh bạch về mối quan hệ của chúng ta. Anh cũng muốn chúng ta đường hoàng chính chính, bên nhau và yêu nhau. Nhưng ngoài kia bao ánh mắt, anh sợ lắm Đạt à! Anh sợ điều gì ư? Anh cũng không biết, những gươm đao vô hình sẽ giết chết chúng ta bất cứ lúc nào cũng nên.”

Rồi những ngày tháng không tên kéo đến. Bố và chú Đạt bên nhau, yêu nhau thầm lặng. Mối tình thầm lặng của họ bỗng nổi sóng khi mẹ tôi xuất hiện. Mẹ ơi, con phải làm chi đây?

“Ngày tháng năm,

Hôm nay Hồng đến thăm, may quá, đúng lúc Đạt có chuyến công tác xa. Mấy lần, tôi thấy Đạt buồn khi Hồng đưa cho tôi giỏ trái cây. Hồng chu đáo là thế. Hồng yêu tôi là thế. Nhưng tôi không thể yêu Hồng. Tôi chỉ xem Hồng là em gái. Lòng tôi chỉ có Đạt! Chỉ có Đạt!

Tôi biết nói làm sao với Hồng, để em đừng buồn, đừng đến tìm tôi nữa? Tôi biết làm sao để Đạt thôi buồn, để không phải nơm nớp lo sợ một ngày tôi và Đạt sẽ mất nhau? Tôi biết, Đạt sợ sẽ có ngày tôi nên duyên trăm năm với người con gái khác, có thể là Hồng, hoặc cũng có thể là những cô gái vây quanh tôi những lúc tôi buông tiếng đàn…”

Mẹ tôi vẫn cười hạnh phúc trong bữa cơm gia đình đầm ấm. Bố gắp cho mẹ thức ăn. Trông bố thật hạnh phúc. Một người đàn ông thành đạt, có nhà cao, có xe đẹp, có vợ hiền, có con ngoan… Nhưng bố có hạnh phúc thật không, khi đến ngày hôm nay bố vẫn phải lén lút ngoại tình với chú Đạt?

“Ngày tháng năm,

Như thế là ổn thỏa. Tôi cho Hồng những gì em muốn, một người chồng giỏi giang, một ngôi nhà sang trọng, một thiên chức làm mẹ, một vinh hạnh làm vợ… Em hạnh phúc mỗi ngày. Còn Đạt? Đạt bôn ba, tôi chỉ ao ước giúp Đạt được nhiều hơn. Chỉ có cách này thì tôi mới có thể bên cạnh Đạt được cả đời. Nếu yêu nhau ngoài sáng sẽ bị những định kiến xã hội bức tử, thì chúng tôi sẽ yêu nhau trong tối, yêu nhau được cả đời!

Tình yêu là thứ mỏng mảnh, dễ thay đổi, dễ đánh mất. Huống chi tôi và Đạt yêu nhau không ràng buộc. Nếu lỡ một ngày em chán ngán, tôi vẫn còn gia đình là nơi trở về, dựa vào qua cơn khủng hoảng. Nhưng nếu tôi và Đạt bất chấp yêu nhau, tôi chỉ sợ rồi một ngày tôi sẽ mất hết.

Tôi yêu Đạt. Tôi yêu Đạt. Tôi yêu Đạt.”

Chú Đạt nhỏ hơn bố tôi bốn tuổi. Chú trông còn trẻ so với tuổi tác ghi trên giấy tờ. Nhìn tấm ảnh bố và chú chụp chung ngày còn học đại học tại chức, tôi mới biết chú không già đi nhiều. Tấm ảnh ấy, bố tôi giữ kỹ lắm, ép vào cuốn nhật ký mấy mươi năm nay. Và ngày qua ngày, bố và chú Đạt vẫn bên cạnh nhau hạnh phúc biết mấy, chỉ mẹ tôi khốn khổ mà bà đâu hay? Mẹ còn lầm tưởng hai người họ là tri kỷ.

Nhớ lại những dòng chữ, nhớ lại tấm ảnh ngày xưa cũ, tôi thở dài ngao ngán. Mẹ tôi vẫn cười hạnh phúc trong bữa cơm. Tôi lại buột miệng:

– Bố với chú Đạt, lần nào hợp tác làm ăn cũng suôn sẻ, cũng lợi nhuận thật nhiều!

– Dự án lần này – bố tôi đáp – lợi nhuận thu về, bố sẽ cho hai mẹ con du lịch nước ngoài một chuyến! Mẹ con em là nhất nhé!

Tôi cười khoái chí như ra điều hưởng ứng. Trong giây phút này đây, tôi và bố đã đóng tròn vai cho vở kịch của gia đình. Mẹ vừa là diễn viên góp mặt cho tròn vở kịch, vừa là khán giả ngây thơ, sống trong kịch mà cứ ngỡ cuộc đời. Tôi thầm trách mình đã trở thành đồng minh của bố, chống lại mẹ. Tôi ủng hộ “ngoại tình”, ủng hộ “bố yêu người đồng tính phản bội mẹ” sao?

Tôi ngả lưng xuống giường. Đầu óc có khi thì trống rỗng, khi thì rối mù như mớ tơ vò. Tôi có nên nói cho mẹ biết bi kịch mà bà đang gồng gánh mấy mươi năm nay? Nhưng liệu nói rồi, gia đình tôi sẽ còn tiếp tục vở kịch đầm ấm này không, hay chỉ còn lôi vũ và nước mắt? Bố liệu sẽ bỏ rơi mẹ con tôi, đi về phía chú Đạt, hay chấp nhận sống trong vở kịch không hồi kết?

Đêm, tôi mơ thấy mình lạc vào mê lộ của cha xây nên, dành cho con gái!

20 tháng 12 2016

1.trong h kiểm tra , minh và hà ngồi cùng làm bài tập. minh nói thầm" bài này khó lắm, hay tụi mình giở sách đi". hà k đồng ý và tiếp tục bài làm còn minh thì ngược lại. nhưng bị cô giáo bắt được bị kỉ luật...

2.trong lần thi nói tiếng anh , chinh lúng túng trước khi nói , mặc dù bạn học tiềg anh khá tốt. còn lam tuy chỉ là hs khá nhưng bạn luôn tự tin nghĩ mình có thể làm đươc và kết ủa thật bất ngờ . điểm số thi nói của lam cao hơn hẳn chinh

3. ở địa phương mình đã có những anh chị thpt dù còn trẻ và trong quá trình học tập nhưng họ đã có những việc làm tích cực như thu gom uần áo cũ, thu gom phế liệu ,...đẻ đem cho nh hs nghèo hs bỏ học vì hoàn cảnh... họ đc nhà trường chao bằng khen hssv chăm ngoan tích cực...

4. trong giờ học văn của cô mai, hai bạn nam rủ nhau trốn khỏi trường đi ăn ùa ở khu been cạnh k may bị bảo vệ bắt đc. hai bạn này sợ lắm bị bảo vệ đẫn về lớp học dao cho gv sử lí. cô mai k những k bắt 2 đứa viết bảng kiểm điểm mà cồn tha cho k báo cáo về nhà, cô chỉ nói đúng 1 câu'từ nay 2 em p cố gắng học nhé k thì sẽ k theo nổi các bạn đâu'. hai bạn áy náy quá nên cuối h ở lại xin lỗi cô về hành động củ mình... cái kết thì tùy bạnvuivui

20 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn nhiềuuuu lắmmmm, không có bạn mình vô thi chắc đứng luônhiha

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.1. M hứa với bố mẹNvà cô giáo chủ nhiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ N học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào N không làm được,M đều làm giúp và đưa cho N chép. M nói:“Mình đã hứa nên mình sẽ giúp bạn bằng mọi cách.”.2. Trong thời gian bố đi công tác, K ở nhà tưới cây đều đặn mỗi ngày đúng như lời dặn của bố.Khi trở về, bố rất vui và khen K: “Con...
Đọc tiếp

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

1. M hứa với bố mẹNvà cô giáo chủ nhiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ N học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào N không làm được,M đều làm giúp và đưa cho N chép. M nói:“Mình đã hứa nên mình sẽ giúp bạn bằng mọi cách.”.

2. Trong thời gian bố đi công tác, K ở nhà tưới cây đều đặn mỗi ngày đúng như lời dặn của bố.Khi trở về, bố rất vui và khen K: “Con đã làm thật tốt những gì bố dặn!”.

3. P bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. L hứa với P và cô giáo sẽ sang nhà giúp P học tập.Dù trời mưa nhưng L vẫn đều đặn đến nhà giúp bạn. P cảm động và nói: “Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ mình!”.

4.H cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cứ nhận lỗi và hứa sửa chữa, không ngần ngại gì, còn làm được hay không lại là chuyện khác. H tâm sự với người bạn thân: “Mình cứ hứa là người khác sẽ tin ngay".

- Theo em, trong các tình huống trên,bạn nào biết giữ chữ tín,bạn nào chưa biết giữ chữ tín?Vì sao? Em có lời khuyên gì với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên?
                                                    

3
26 tháng 5 2022

tình huống 1

=> việc làm  của M là sai vì  chỉ làm N thêm lười biếng , ko chăm chỉ học tập nữa vì thé sẽ ko giúp N sẽ ko tiến bộ trong ki M đã hứa sx giúp M tiến bộ

Tìn huống 2

=>K làm vậy là đúng vì lan một người con hiếu thảo nghe lời bố mẹ và làm hết những công việc mà bố giao để ko làm bố thất vọng

Tình huống 3

=>L làm như vậy là đúng , vừa giữ đúng lời hứa giúp P học tập ko ngại khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ đã hứa với cô giáo

Tình huống 4

=> H làm vậy là sai vì như vậy sẽ làm cho bạn thân sẽ nói dối và sẽ gay nhiều thiệt hại cho cậu ấy

26 tháng 5 2022

* Theo em,trong các tình huống trên bạn K,bạn L đã biết giữ chữ tín.Còn với bạn M,bạn H đã chưa biết giữ chữ tín.Bởi vì:

  - Bạn K,bạn L đã thực hiện,tuân thủ nhiệm vụ của mình đúng cách

  - Bạn M hứa với bố mẹ N và cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ bạn N tiến bộ hơn trong học tập.Tuy vậy bạn làm giúp N những bài tập khó từ đó dẫn đến hậu quả là N sẽ không thể tự mình nỗ lực thậm chí là nuôi dưỡng thói ỷ vào người khác

  - Bạn H cho rằng,có khuyết điểm thì nhận lỗi và hứa sửa chữa còn làm được hay không là một chuyện khác.Điều này không thực sự đúng vì thể hiện nên người đó thiếu chữ tín,không chịu trách nhiệm với việc mình đã hứa và cố gắng khắc phục trước người khác

 * Em có lời khuyên với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên rằng: Giữ chữ tín là một đức tính rất quan trọng đối với mỗi người.Các bạn hãy cố gắng thực hiện lời hứa của mình theo cách thật đúng đắn,chịu trách nhiệm với những lời bản thân đã hứa làm.

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội