Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Tác phẩm "Cô bé bán diêm"
Tác giả: An - đéc - xen.
Câu 2: ngôi thứ 3.
Câu 3:
Chi tiết: Ngọn lửa lúc đầu xanh lam ... vui mắt.
+ que diêm sáng rực như than hồng.
+ Chà! Ánh sáng kì dị làm sao.
Ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa:
+ thể hiện lên thứ sưởi ấm trái tim, tâm hồn, thể xác cô gái nghèo bé nhỏ giữa đêm Noel lạnh giá.
+ thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả.
Câu 4:
- Em cần:
+ Quan tâm tới bạn, cùng bạn học tập, giúp đỡ việc học của bạn.
+ Ý kiến với thầy cô, nhà trường giúp đỡ bạn.
Đ 2:
a)
Nhiều nhân dân chăm chỉ
Đồng bào ta
Những cái bàn ghế.
b)
Những tiếng hát.
Các lần múa.
Đang chạy
c)
Hơi xanh.
Còn nhạt quá.
Ngọt lắm.
Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
- Dấu phẩy dùng để:
+ Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
+ Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn. - Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm).
câu 2:
a, Thiếu niên ( , ) nhi đồng là mần non của đất nước ( .)
b, LÀng thôn ấy ( ,) bằng chiếc xe máy cũ (,) bố tôi đã chạy về thăm bà nội bị ốm.
c,Bác Tâm (,) mẹ của Nam đăng chăm trú làm việc
d,Ngày xưa(,) có hai anh em nhà kia (,) cha mẹ mất sớm phải đùm bọc nuôi nhau.
Trong những nhân vật mà em đã học, em ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên". Đối với em, Dế Mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dế Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
HT
Câu 1:
-Đoạn văn trên trích từ tác phẩm"Sơn Tinh,Thủy Tinh"
-Phương thức biểu đạt chính:Tự sự
Câu 2:
Vì truyện kể về đời vua Hùng thứ mười tám
Truyện có các yếu tố kì ảo(Sơn Tinh dời núi,Thủy Tinh hô mưa gọi gió,..)
Giải thích hiện tượng mưa bão,lũ lụt đồng thời ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
Câu 3:
Kể về cảm giác tăng dần của hành động,sự trả thù của Thủy Tinh với Sơn Tinh
Câu 4:
Cách chống lũ lụt:
-Gia cố nhà cửa
-Tỉa bớt cành cây
-chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông
-Chuẩn bị đủ lương thực,thực phẩm,nước uống
Tham khảo: ( từ trên mạng ra )
Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 2022
Kính gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Trần Hồng Hà!
Con hiện đang là học sinh của trường trung học phổ thông Chu Văn An, thành phố Hà Nội. Nhân dịp cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 được khởi động, con có đôi lời xin muốn gửi gắm tới Bộ trưởng qua thư.
Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau mang tính toàn từ các mặt đời sống như những vấn đề về kinh tế, môi trường, xã hội và chính trị. Cụ thể đó là những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu; Ô nhiễm môi trường; Bạo lực gia đinh; An ninh và phúc lợi; Thất nghiệp; Tham nhũng; Khủng bố…. Những vấn đề trên đều là vấn đề đáng quan tâm và có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Tuy nhiên có thể thấy khủng hoảng khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng, được xếp ở vị trí quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng rộng khắp trái đất thân yêu của nhân loại chúng ta.
Từ bao đời nay vấn đề khủng hoảng khí hậu đã quá quen thuộc thế nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng giây phút trong cuộc sống con người, bất kể nơi đâu trên Trái đất này. Khí hậu là sản phẩm của giới tự nhiên, không do ý thức của con người tạo ra mà tồn tại song hành với đời sống con người. Khí hậu bao gồm tất cả các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Ai cũng biết khí hậu quan trọng. Thế nhưng quan trọng ra sao thì con người lại hờ hững và dửng dưng trước khủng hoảng của khí hậu. Thử tưởng tượng con người không có không khí liệu có sống được không? Môi trường sống ô nhiễm liệu sức khỏe của con người ra sao? Sao ngày xưa thời các cụ sống tới 100 tuổi mà tuổi thọ hiện nay của con người ngày càng thấp đi do đâu?… Chắc hẳn đây là vấn đề mà nhiều người cho rằng thuộc tầm vĩ mô, quá xa vời đời sống. Thế nhưng thực tế khí hậu là vấn đề sống còn mà con người ai cũng cần, ai cũng trải nhiệm sử dụng nhưng lại bị lãng quên và hờ hững. Vấn đề khủng hoảng khí hậu bao lâu nay đã được nói rất nhiều và từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để. Bởi vậy, nó đã dẫn đến rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng.
Cuộc sống con người ngày càng phát triển, kéo theo công nghệ ngày càng đi lên cuộc sống con người cũng được cải thiện. Thế nhưng bên cạnh đó thì những tàn khốc của thiên nhiên cũng ngày càng nhiều và đáng sợ hơn cả. Thực tế những năm qua trái đất và con người đã phải gánh chịu biết bao thảm họa từ khủng hoảng từ khí hậu mang đến. Rõ nhất là học sinh, con thấy số lượng các thiên tai tại đất nước Việt Nam của chúng ta ngày càng đáng sợ, số lượng xảy ra thiên tai cũng ngày càng xảy ra nhiều và mạnh hơn. Theo số lượng ước tính thống kê con tìm hiểu thì có thể thấy trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt từ năm 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Số lượng trên không giảm mà từ năm 2010 đến nay ngày càng tăng với mức độ lớn hơn. Những cơn bão lũ càn quét miền Trung, đỉnh điểm năm 2020 số lượng cơn bão trên biển Đông thống kê tại Việt Nam là 13 cơn bão; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến ngày 22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3). Không chỉ vậy, năm 2020 trận mưa đá lịch sử kéo dài ngày 30 đến mùng 1 Tết Canh Tý 2020 kéo dài lịch sử và xuất hiện ở nhiều Tỉnh, thành phố trên khắp cả nước; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long và những chỉ số ô nhiễm không khí cao ngất ngưởng mà báo chí ti vi đưa ra thật đáng lo ngại. Tất cả những thông tin mà con tìm hiểu ở trên đều là một phần của khủng hoảng khí hậu.
Hậu quả của khủng hoảng khí hậu là vô cùng lớn không chỉ về người mà còn về kinh tế. Không nói đến khủng hoảng khí hậu xa xôi mà chỉ riêng ở Việt Nam, con được nhìn, được chứng kiến trên báo đài ti vi thời sự cập nhật thật đáng sợ. Chỉ riêng trận bão lũ lịch sử tại khu vực miền Trung năm 2020 theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người, tài sản. Cụ thể trận mưa lũ lịch sử ấy đã làm 249 người chết, mất tích, 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng. Chưa kể những khủng hoảng thiên tai khác như mưa đá, hạn hán, ô nhiễm không khí …. gây những thiệt hại cho dân tộc nước ta. Về lâu về dài, khí hậu của con người ngày càng biến đổi, những thiên tai ngày càng nhiều và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chắc hẳn cuộc sống của con người không còn yên bình như ngày nay mà thật đáng lo ngại.
Là học sinh tầm nhận thức và tiếp nhận thông tin của bản thân còn có hạn chế. Thế nhưng cuộc sống của con ngày nay bầu trời con đang sống ngày càng đen và tối hơn chứ không cao và trong xanh như trước. Bầu không khí hậu con đang sống không còn là bầu không khí của mẹ tự nhiên thật sạch nưã mà ngày càng cần những máy lọc không khí và thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho không khí trong lành. Khi ra đường đi lại lúc nào cũng đầy bụi bặm và ô nhiễm với rác thải, khói xe,… Môi trường con sống ngày càng chật hẹp với nhà cao tầng san sát và cây cối ngày càng ít đi. Cuộc sống của con ngày càng xa với thiên nhiên, với đất trời.
Là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường của một nước, con biết công việc của cô rất bận và cần lo lắng nhiều thứ. Con viết thư này mong rằng những chia sẻ bé nhỏ của con đến được với cô. Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Việc bảo vệ khí hậu để tránh được những biến đổi khí hậu không phải chỉ một cá nhân, một bộ phận có thể giải quyết được mà cần sự đồng lòng của tất cả mọi người trên Trái đất này. Thế nhưng trước mắt con hi vọng có thể bảo vệ được bầu trời nơi con đang sống là đất nước Việt Nam chúng ta. Mong rằng từ trên Bộ có thể chỉ đạo nhiều phương án phòng chống biến đổi khí hậu hơn nữa. Mong rằng người dân có nhiều cơ hội hiểu về biến đổi khủng hoảng qua những cuộc tuyên truyền vận động từ các cấp. Không chỉ vậy, đối với những cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm về khí hậu hay gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu nước nhà cần được xử lý thật nghiêm minh để làm gương cho các cá nhân và tổ chức khác noi theo.
Con tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của bộ trưởng và Đảng, Nhà nước ta, tất cả chỉ cần tất cả mọi người cùng nhau chung tay thì cuộc khủng hoảng khí hậu môi trường sớm sẽ bị đẩy lùi và môi trường sống của chúng ta sẽ được cải thiện. Từ đó lan rộng ra từng vùng miền và khắp đất nước cũng như có tầm ảnh hưởng đến Thế giới trong công cuộc bảo vệ khí hậu nói chung. Nếu được sự chỉ đạo thật nghiêm túc và quyết liệt trong công tác thực hiện từ trung ương đến địa phương thì chặng đường này sẽ càng sớm về tới đích và khí hậu của chúng ta sẽ được bảo vệ. Con và mọi người đều tin tưởng và hi vọng khí hậu của đất nước ta sẽ được cải thiện ngày một tốt đẹp hơn.
Cuối thư con chúc Cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt và có thể giúp đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn để sánh vai với cường quốc năm châu trên thế giới.
Học sinh
Bế Diệu Nhi.
3. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 gửi Tổng thư ký Liên Hợp quốc
"…,ngày… tháng… năm 2022
Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!
Cháu tên là nguyễn văn A , học sinh lớp 6 của trường THCS Xuân La - Tây Hồ
Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác.
Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.
Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân.
Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi sinh vì sạt lở.
Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?
Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.
Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu. Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.